27 tháng 12 2011

Chuyện về lá cờ

http://diehardcat.multiply.com/journal/item/338/338
Dạo này lại um sùm lên chuyện cờ quạt, nhớ hồi trước Khoằm đã làm 1 khảo cứu nho nhỏ về cờ, pót bên nhà bác Mèo ở link trên, nay gôm lại các pót về đây cho tiện, bạn nào muốn theo dõi đầy đủ, mời sang nhà bác Mèo theo link trên.



dinhphdc
 wrote on Dec 26, '11, edited on Dec 26, '11
dinhphdc wrote on May 5, '10, edited on May 5, '10
vinhhalong said
Cờ nền vàng với các sọc màu đỏ đã xuất hiện từ thời HAI BÀ TRƯNG rồi, khi đó là cờ quẻ ly (một trong bát quái). Qua nhiều cuộc thăng trầm của đất nước cờ của nước Việt Nam luôn có nền vàng. Đến thời nhà Nguyễn lá cờ đó là cờ vàng ba sọc đỏ. Nên cờ vàng ba sọc đỏ là cờ của Tổ Quốc Việt Nam có từ thời nhà Nguyễn, VNCH phục vụ cho Tổ Quốc Việt Nam nên vẫn lấy lá cờ đó làm cờ của Quốc gia. Còn cờ đỏ sao vàng của VGCS xuất thân từ lá cờ hiệu của Việt Minh (khi đã bị nằm vùng lũng đoạn) mà lá cờ hiệu đó chính là lá cờ hiệu của tỉnh Phúc Kiến ở Trung Cộng trong cuộc cộng sản hóa ở Tàu. 
Khoan nói tới cờ vàng, cờ đỏ, hãy nói về cái gọi là "cờ hiệu của tỉnh Phúc Kiến ở Trung Cộng" tẹo!

Đó là lá cờ của chính phủ Trung Hoa Cộng hoà trong Biến cố ở Phúc Kiến (có nói gì thì nói cho chính xác nha vinhhalong), lúc đó chưa có nước mà giới chống Cộng gọi là Trung Cộng..

Đầu năm 1933, sau cố gắng bảo vệ Thượng Hải khỏi quân Nhật, lộ quân 19 của Tưởng Giới Thạch chuyển về Phúc Kiến. Ngày 1 tháng 6 năm 1933, hai ngày sau "Hiệp định Đường cô" , Tưởng Quang Nãi, Thái Đình Khải tại Phúc Châu phát thông điện phản đối Tưởng Giới Thạch thoả hiệp với Nhật. Lộ quân 19 từ đây chịu ảnh hưởng chủ trương kháng Nhật của Đảng Cộng sản Trung quốc.

Ngày 26 tháng 10 năm 1933, Lộ quân 19 phái đại biểu tới Giang Tây cùng với Hồng quân Công nông Trung Hoa bàn bạc và thoả thuận Hiệp định sơ bộ phản Nhật phản Tưởng.

Ngày 20 tháng 11 năm 1933, Đại hội đại biểu lâm thời nhân dân Trung Hoa họp tại Phúc Châu. Đại hội thông qua quyết định thành lập Nhân dân Cách mạng Chính phủ và ra Nhân dân quyền lợi tuyên ngôn.

Ngày 21 tháng11, Thái Đình Khải tuyên bố ly khai Quốc dân Đảng và thành lập Nhân dân Đảng.

Ngày 22 tháng 11 năm 1933, Chính phủ Cách mạng Nhân dân nước Cộng hoà Trung Hoa tuyên cáo chính thức thành lập với Lý Tế Thâm làm chủ tịch. http://www.chinacsw.com/cszx/fuzhou/lishi1.htm

Nhiều nguồn thông tin cho rằng lá cờ của chính phủ Trung Hoa Cộng hoà này là lá cờ đỏ sao vàng giống như lá cờ của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà hay nước Việt Nam ngày nay. Những thông tin đó là không có cơ sở, nói cách khác là cố tình gán ghép môt cách khiêm cưỡng, vinhhalong lậm nặng thông tin tin trên mà một trong những người tung ra là Nguyễn Quang Duy ở Melbourne.

Vị này sau khi xem bộ phim "Trường chinh" của Trung Quốc trên đài SBS ở Úc "thấy nhiều cảnh Hồng quân Trung Quốc phất cờ đỏ sao vàng trong các trận đánh" thì liền cho rằng "cờ đỏ sao vàng (múi sao phình ra như lá cờ Việt Minh) đã được dùng tại tỉnh Phúc Kiến" và rồi quả quyết "chính vì lá cờ Việt Minh là lá cờ của tỉnh Phúc Kiến nên sau này Đảng Cộng sản đã phải cho sửa lại lá cờ".

Dưới đây tôi sẽ trình bày bày tiếp về lá cờ của chính phủ Trung Hoa Cộng hoà nói đến phía trên, đồng thời bác bỏ thông tin mà vinhhalong tung ra.

Hạ tuần tháng 12 năm 1933 Tưởng Giới Thạch tấn công khu Tô Giang, đến trung tuần tháng 1 năm 1934 chiếm toàn bộ Phúc Châu. Chính phủ Cách mạng Nhân dân nhập vào Lộ quân 19 rút lui về Chương Châu và Tuyền Châu.

Ngày 21 tháng 1 năm 1934, Tuyền Châu và Chương Châu thất thủ. Biến cố Phúc Kiến đến đây hoàn toàn thất bại. Trung hoa Cộng hoà quốc tồn tại trong vòng 2 tháng.

Một trong những tuyên bố của Chính phủ Phúc Kiến ngày 22 tháng 11 là từ bỏ lá cờ "Thanh thiên bạch nhật" của chính phủ Tưởng Giới Thạch và dựng một quốc kỳ mới. Quốc kỳ mới được miêu tả là: nửa trên màu đỏ, nửa dưới màu xanh lam, ở giữa là ngôi sao năm cánh màu vàng.

Như vậy lá cờ của Chính phủ Phúc Kiến là lá cở nửa đỏ nửa xanh lam có sao vàng năm cánh ở giữa. Lá cờ này gần giống như lá cờ của Mặt trận Giải phóng miền Nam Việt Nam nhưng khác màu xanh. Nguồn thông tin vinhhalong nói về lá cờ đỏ sao vàng của Chính phủ Phúc Kiến hoàn toàn sai sự thật. Chưa nói tới Chính phủ Phúc Kiến không phải là Cộng sản của Mao Trạch Đông sau này, Chính phủ Phúc Kiến là lực lượng tách ra từ Quốc Dân Đảng Trung Hoa của Tưởng Giới Thạch, vấn đề là tại sao họ tách ra? vinhhalong dẫn các nguồn có thể nói theo kiểu nhà Mèo là "ngu và dốt" lại còn chụp mũ "Cộng sản" lên đầu họ một cách tùy tiên.

Hiện chưa tìm được tài liệu nào nói về ý nghĩa của lá cờ hai màu này, nhưng căn cứ vào khẩu hiệu "Phản Tưởng kháng Nhật" và chính thể tập hợp công, nông, thương, học và binh của Chính phủ Phúc Kiến thì có thể suy đoán hai màu thể hiện Cách mạng và Giải phóng (phản Tưởng là Cách mạng, kháng Nhật là giải phóng), còn sao vàng năm cánh tượng trưng cho năm giới nói trên.
http://www.millionbook.net/lsxs/l/liufengwu/mgcq/index.html

Về cờ của Trung Hoa Cộng Sản, David Martucci, 1997-February-25 viết trong http://www.crwflags.com/fotw/Flags/cn-csr.htmlnhư sau:
"Không rõ Đ CS TQ đã sử dụng bao nhiêu loại cờ trong chiến tranh thế giới II và đến năm 1949, nhưng Hồng Vệ Binh đã dùng lá cờ nền đỏ với ngôi sao vàng sau khi nước Nhật bại trận, trong suốt thời kỳ nội chiến. Tôi không chắc chắn về thời gian, nhưng ở một điểm nào đó, tôi nghĩ nó phải sau năm 1949..." 

Trên http://en.wikipedia.org/wiki/Chinese_Soviet_Republic có ghi: sau khởi nghĩa Vũ Xương (1927) bị thất bại (Tưởng Giới Thạch lên nắm quyền), năm 1931, ĐCS Trung Quốc thành lập chính quyền Xô Viết, thì thấy cờ của chính quyền Xô Viết Trung Hoa xuất hiện như sau: cờ nền đỏ, phía trên bên trái có ngôi sao vàng rỗng ruột ngồi lên đầu búa liềm vàng, bên phải phía dưới có 2 chữ Hán màu vàng  và 1 loại cờ chiến của ĐCS Trung Quốc ra đời năm 1935, nền đỏ, có ngôi sao năm cánh ở giữa, bên trong có hình búa liềm đen theo kiểu Xô Viết Nga, cột dọc bên trái có hàng chữ Hán màu đen. Nó bị bỏ từ năm 1937 khi ĐCS Trung Quốc tham gia liên quân kháng Nhật: hay lá cờ này, có tiêu đề là Cờ chiến của Cộng hòa Xô Viết Trung Hoa: phía trên bên trái có ngôi sao vàng nhỏ, chính giữa là búa liềm vàng 

Như vậy, sau năm 1949, Trung Quốc mới dùng cờ năm sao 1 cách chính thức: ngay cả 1 loại cờ na ná (phía trên) thì cũng được khẳng định là chỉ có từ sau năm 1949 - 1 khoảng cách rất xa sau khi quốc kỳ Việt Nam - cờ đỏ sao vàng năm cánh chính giữa - ra đời vào năm 1940, được Quốc dân Đại hội công nhận là Quốc kỳ năm 1945.

Thế mới nói là "ngu và dốt" lại còn hay nói lung tung!


dinhphdc
 wrote on Dec 26, '11
dinhphdc wrote on May 5, '10, edited on May 6, '10
Nói từng chuyện một đã, trước nhất hãy xem cờ vàng có từ bao giờ, vì sao có đã.

Trong thời cận và hiện đại, Việt Nam đã từng có tới hai lần lá cờ vàng ba sọc đỏ được dùng, theo Wikipedia: "Năm 1890, vua Thành Thái đổi sang dùng lá cờ có nền vàng ba sọc đỏ vắt ngang. Lá cờ này tồn tại qua các đời vua Thành Thái và Duy Tân, những ông vua chống đối Pháp, và do đó cũng được coi là biểu tượng chống Pháp. Sau khi Thành Thái và Duy Tân bị Pháp bắt đi đày, Khải Định lên ngôi theo quan điểm thân Pháp đã thay đổi cờ. Ông dùng cờ nền vàng và một sọc đỏ lớn vắt ngang, và cũng gọi cờ này là cờ long tinh."

Lá cờ vàng ba sọc đỏ thứ hai là lá cờ thời Bảo Đại được Thực dân Pháp đưa lên làm Quốc Trưởng của cái gọi "chính quyền Quốc Gia Việt Nam", lá cờ này thọ được 27 năm 15 ngày (5/6/1948 -30/4/1975).

Thế nhưng có chút vấn đề, Wikipedia viết là ông vua Thành Thái chống đối Pháp, thế nhưng giới sử học có đưa ra lá thư viết tay đề ngày 17/11/1914 gửi cho Toàn Quyền Đông Dương của ông vua gỗ Thành Thái có đoạn:

".... vậy xin Đức dám quốc ra lòng công bình nhơn đức tha tội cho tôi đặn[g] về xứ sở tôi kẻo tôi bị đầy biệc xứ đã tám năm rồi mà tôi vẫn giữ phép tắc luôn luôn trung [thành] với mẫu quốc luôn luôn, trăm lạy quan lớn xin quan lớn làm cái ơn mọn này cho tôi với thì tôi cảm ơn quan lớn vô cùng. Theo đây tôi cũng có nhờ quan lớn làm phước trao dùm cái phong thơ chữ như mà tôi gửi cho triều đình Annam đặn[g] tôi xin về Huế. Trăm lạy quan lớn!"

Viết như thế thì còn gì là tư cách của một ông vua? Chống Pháp ở đâu đây, chống theo kiểu mà Hoàng Cơ Thụy viết trong cuốn sách Việt Sử Khảo Luận - Cuốn 4 trang 1925 rằng:

"Hoàng Tử Vĩnh San chỉ được cấp dưỡng "một số tiền chết đói là 35.000 quan một năm.". Bà vợ trẻ là Hoàng Quý Phi Mai Thị Vàng "không chịu nổi cuộc sống xa quê hương cũng như khí hậu của đảo (Réunion) và cuộc đời nghèo khó. Ngài xin cho vợ, mẹ và em gái (tức Mệ Cười) được hồi hương (HtThược, 1984 tr. 196).

Sự thực khác: Hoàng Quý Phi bị chồng đuổi về nước năm 1917 vì tội "loạn luân" với cha chồng là vua Thành Thái - có bệnh bạo dâm; còn mẹ và em gái Vĩnh San chỉ hồi hương 3 năm sau (Vũ Ngự Chiêu, tập san Đường Mới Số 1 năm 1983 tr. 100). Nói bà "bị hiếp dâm" có lẽ đúng hơn."

Vậy ông vua Thành Thái chống Pháp thế nào? Trong cuốn Những Bí Ẩn Lịch Sử Đàng Sau Cuộc Chiến Việt Nam ông Lữ Giang cho biết tại trang 395:

"Khi đưa cụ Ngô Đình Khả vào làm phụ đạo cho vua Thành Thái người Pháp muốn cụ theo dõi các hoạt động của vua và báo cáo cho Pháp biết những ý định phản nghịch của vua để có biện pháp kịp thời. Nhưng cụ Ngô Đình Khả đã hướng dẫn Thành Thái đi một hướng khác."

Hướng khác là hướng nào? Ngô Đình Khả là ai? Trong thời gian Thành Thái, Duy Tân và Khải Định tại vị, Ngô Đình Khả và Nguyễn Hữu Bài là những tín đồ Ca tô được trao cho nhiệm vụ biến các ông vua thành tín đồ Ca tô. Hai người này trước đó đều được Vatican đưa sang Trung Tâm Huấn Luyện Điệp Viên và Thông Ngôn ở Pinang thuộc đảo Paulo Pinang (Malaysia ngày nay) học hỏi kỹ thuật gián điệp và làm thông ngôn. Đối với người Pháp, thi Ngô Đình Khả và Nguyễn Hữu Bài là mật vụ được Pháp gài vào triều đình Huế để dò xét nhà vua, nhưng hễ người Pháp lơi lỏng thì họ thừa lệnh Vatican lái nhà vua theo hướng có lợi cho Vatican, mà tốt nhất là tròng được vào cổ ông vua này cái dây chuyền treo thập ác, đây là hướng mà ông Lữ Giang nói. Khi người Pháp không còn kiên trì bảo ban ông vua này được nữa, vì ông ngày càng ngả sang hướng Vatican mà chống lại lệnh của người Pháp thì họ hạ bệ và đày ông ta đi Réunion, dân gian thời trước năm 1945 dặt ra câu vè "Đày vua là Khả, đào mả là Bài" là nói Khả đã làm cho vua Thành Thái phải đi đày vậy.

Ông Lữ Giang là ai, một "tri thức" Ca tô chuyên nghề lập lờ đánh lận con đen, chạy tội cho Vatican, sau khi "Đức Mẹ" sợ CS hiếp dâm, bỏ chạy "vào Nam", Ngô Đình Diệm tôn Ca tô lên hàng quốc giáo thì những "tri thức" Ca tô chuyên nghề lập lờ đánh lận con đen như Lữ Giang bèn sửa "Đày vua là Khả, đào mả là Bài" thành "Đày vua không Khả, đào mả không Bài" nhằm chạy tội cho cha Ngô Đình Diệm.

Lá cờ có nền vàng ba sọc đỏ vắt ngang vua Thành Thái lấy ở đâu ra? Giới Ca tô tuyên truyền rằng vua Thành Thái và tâm phúc đã vẽ ra lá cờ này, tâm phúc của vua Thành Thái là ai, là những người như Khả, Bài và lá cờ vàng ba sọc đỏ với ba sọc đỏ là biểu tượng cho Chúa Ba Ngôi được ngụy trang là trượng trưng cho ba miền Nam, Trung và Bắc Việt Nam, trên cái nền vàng được ngụy ngôn là màu da của người Việt.

Còn lá cờ lá cờ vàng ba sọc mà ngụy quyền VNCH dùng thì sao? Ông thì bảo thừa hưởng từ cờ của vua Thành Thái, ông thì bảo kế tiếp lá cờ quẻ ly của chính phủ Trần Trọng Kim, chính phủ mà người Nhật lập ra để che đậy âm mưu "Đại Đông Á", người thì kể lá cờ vàng ba sọc đỏ là do ông Lê Văn Đệ họa kiểu và đệ trình lên ông Bảo Đại ở Hồng Kông vào năm 1948. Theo Wikipedia:

"Cờ vàng ba sọc đỏ được họa sĩ Lê Văn Đệ vẽ lại và đã được trình cho Bảo Đại trong một phiên họp ở Hồng Kông năm 1948. Nó có nền vàng với ba sọc đỏ và hai sọc vàng chen nhau nằm vắt ngang ở giữa, tượng trưng cho quẻ Càn trong Bát Quái, giống như cờ của An Nam trong thời gian từ 1890 đến 1920, có thông tin cho rằng ba sọc đỏ trên lá cờ còn tượng trưng cho dòng máu nhân dân ba miền của Việt Nam [cần dẫn chứng]. Bề ngang của mỗi sọc đỏ và vàng này bằng nhau và bề ngang chung của năm sọc bằng một phần ba bề ngang chung của lá cờ. Ngày 2 tháng 6, 1948, chính phủ lâm thời Nguyễn Văn Xuân chính thức dùng lá cờ vàng ba sọc đỏ làm quốc kỳ của Quốc Gia Việt Nam. Lá quốc kỳ vàng ba sọc đỏ sau này tiếp tục là quốc kỳ chính quyền Quốc Gia Việt Nam (1949-1955), và sau đó là quốc kỳ cho suốt thời Đệ Nhất và Đệ Nhị Việt Nam Cộng Hòa (1955-1975)."

Một người khác, ông John Phan viết bài "Quốc Kỳ của Quốc Gia Việt Nam và Việt Nam Cộng Hòa" ghi nhận là có nguồn tin cho rằng lá cờ vàng ba sọc đỏ "đã được toàn quyền Đông Dương và Khâm Sứ Huế LeMaitre cùng với một nhóm linh mục, đã cho vẽ ra, trong chiêu bài "Giải Pháp Bảo Đại", để làm lá cờ cho chính phủ "Quốc Gia Việt Nam". Sau đó chính phủ nầy đã được chuẩn thuận bởi Tổng Thống Pháp, Vincint Auriol."

Ông Đỗ Mậu trong cuốn Tâm Thư cho hay: lá cờ này là do Linh-mục Trần Hữu Thanh họa kiểu:

“Ai là tác giả lá cờ vàng ba sọc đỏ?

Đọc trong cuốn Việt Nam Nhân Chứng của Tướng Trần Văn Đôn, ở trang 74, ông có cho biết ông đã đề nghị thay lá cờ chữ Ly của chính phủ Trần Trọng Kim ra lá cờ vàng ba sọc đỏ.

Nhưng ai đã vẽ ra lá cờ đó?

Tình cờ tôi đọc được trong quyển: Giải Phóng: The Fall and Liberation of Saigon của Tiziano Terzani (St. Martin’s Press, New York, 1976), viết như sau:

Với sự ra đi của Khâm-sứ LeMaitre, sự liên hệ giữa chính quyền mới và Nhà Thờ sẽ tốt hơn ngay cả với giới lãnh đạo. Được sự hậu thuẫn của nhóm Linh-mục Thi và tờ báo Công Giáo và Dân Tộc, Tổng Giám Mục Nguyễn Văn Bình cùng với 250 tu sĩ cao cấp khác đến tham dự buổi họp với các thành viên của Ủy Ban Quân Quản Sàigon tại Dinh Độc Lập để họ giải thích chính sách của họ và để trấn an những người Thiên Chúa giáo.

Đức Cha Bình cố gắng đưa Đức Cha Thuận đi theo tới chỗ họp, nhưng Ủy Ban Quân Quản Sàigon bảo rằng sự hiện diện của Đức Cha Thuận là không cần thiết. Khi tôi rời Sàigon, có tin đồn rằng Đức Cha Thuận đã thương lượng xin từ chức để đổi lấy sự ra đi khỏi Việt Nam.

Sự nhượng bộ đầu tiên với chính quyền mới là Nhà Thờ đã đồng ý cộng tác với chính quyền để xem chỗ nào có thể thay đổi được trong những lời cầu nguyện.

Linh-mục Trần Hữu Thanh chua chát nói: “Tôi không thấy cần phải thay đổi điều gì. Hàng ngàn người Việt Nam đã lên thiên đường với những lời cầu nguyện đó.”

Linh-mục Thanh ở lại Sàigon. Ông ta không chịu làm lãnh tụ nhóm Da-tô vũ trang chống chính phủ, và ông cũng không bị bộ đội bắt bỏ tù như tin đồn sau Giải Phóng. Ngay cả ông ta, một trong những biểu tượng của Da-tô giáo chống Cộng mãnh liệt nhất, vẫn có thể tiếp tục cuộc sống trong Nhà Thờ Dòng Chúa Cứu Thế ở đường Kỳ Đồng.

Tôi đến gặp Linh-mục Thanh vào một ngày Chủ Nhật trong Tháng 6 (1975) khi ông vừa làm lễ xong. Nhà thờ đầy người tới xưng tội hay xin ý kiến, và ở trước tượng Đức Mẹ là đám đông đàn bà thường hay đến đó cầu nguyện và có những người ăn mày chìa tay ra xin.

Trong số các linh mục di cư từ Bắc vào Nam năm 1954, Linh-mục Thanh là một trong số những linh mục có nhiều ảnh hưởng nhất. Vừa là một người có ý thức hệ cực đoan vừa là cố vấn cho ông Diệm, chính ông là người vẽ ra lá cờ “ba sọc” bay phất phới tại Sàigon cho đến ngày Giải Phóng. Ba sọc đó tượng trưng cho ba miền của Việt Nam: Bắc, Trung, Nam – nhưng cũng là “Ba Ngôi” (Trinity, tam vị nhất thể, chúa cha, chúa con và Thánh thần), ông đã có lần giải nghĩa cho tôi nghe như vậy.”

Ông Đỗ Mậu nhận xét:

“Một linh mục đã nói ra tôi tin ông không nói dối và trong giai đoạn đó nói dối được cái gì. Linh-mục Thanh còn sống. Tác giả Terzani còn sống, chúng ta có thể kiểm chứng được. Như vậy, người vẽ ra lá cờ vàng ba sọc đỏ là Linh-mục dòng Tên Trần Hữu Thanh, người chấp nhận là Quốc Trưởng Bảo Đại, ông ta là con nuôi của Khâm-sứ Jean Charles. Bảo Đại sang Pháp đi học đã ở nhà bố nuôi từ năm 1922 đến năm 1932 (Bảo Đại còn sống có thể kiểm chứng [lúc mà ông Đỗ Mậu viết bài này]). Người ký “Pháp Qui Tạm Thời” cho thi hành treo Quốc Kỳ vàng ba sọc đỏ và bài Quốc Ca của Lưu Hữu Phước vào ngày 1/6/1948 tức là ngày 24/4 năm Mậu Tý là Thủ Tướng dân Tây Nguyễn Văn Xuân có vợ đầm, có Đổng Lý Văn Phòng Phủ Thủ Tướng là ông Tây André Bauvais - Người đề nghị lấy lá cờ vàng ba sọc đỏ thay cho cờ quẻ Ly là André Trần Văn Đôn, từng xách cặp, tức “Aide de camp” của ông Xuân.

(Lại có tin ông Nguyễn Văn Tâm, Hùm Xám Cai Lậy, cũng tự nhận là tác giả lá cờ vàng ba sọc đỏ. Lịch sự hình thành lá cờ vàng ba sọc đỏ là như thế.).”

Như vậy là có ba nguồn tin khác nhau về tác giả chế ra lá cờ vàng ba sọc đỏ. Tuy là ba những thực sự chỉ là hai vì rằng nguồn tin số 2 và nguồn tin số 3 trên đây đều ghi nhận tác giả vẽ ra lá cờ vàng ba sọc đỏ là một người hay một nhóm tu sĩ Ca-tô, có nghĩa là họ cùng có một nguồn gốc là Giáo Hội La Mã hay Tòa Thánh Vatican.

Ai là tác giả chế ra lá cờ vàng ba sọc đỏ là không phải là điều quan trọng. Điều quan trọng là lá cờ này được dùng làm biểu tượng cho thế lực nào, và thế lực đó thực sự đã làm được gì cho đất nước và dân tộc?

Lá cá cờ vàng ba sọc đỏ là biểu tượng cho quyền lực của Vatican ở Việt Nam và được ngụy tạo làm biểu tượng cho “chính nghĩa quốc gia” của “những người Việt quốc gia”. Việc cho thành lập chính quyền Quốc Gia và việc chế ra là cờ vàng ba sọc đỏ có mục đích là để vừa làm bức bình phong che đậy cái bản chất làm tay sai cho Pháp và cho Vatican của cái chính quyền do ông Bảo Đại làm quốc trưởng, vừa giúp cho những tên Việt gian trong hàng ngũ quan lại trong thời “trăm năm nô lệ giặc Tây” bấu víu lấy nó để trút được cái gánh nặng mặc cảm tội ác làm Việt gian của họ. Như vậy, nó trở thành một biểu tượng cho sự ô nhục của bọn người vong bản "thà mất nước, chứ không thà mất Chúa" cấu kết với bọn phong kiến phản động và bọn lưu manh xu thời đón gió đã cam tâm bán nước cho giặc.


dinhphdc
 wrote on Dec 26, '11
dinhphdc wrote on May 6, '10
Bây giờ có vài lời về những ý này:

"Nói rằng chính quyền Bảo Đại là do Pháp đẻ ra, vậy thì cụ Diệm đã dẹp chính quyền đó rồi và lập nên một chính quyền mới đấy thôi, dân chủ thực sự chứ không phải là nói láo như Việt gian cộng sản đâu."

Nói cho rõ ra là ông vua Bảo Đại có ba thời kỳ làm vua bù nhìn cho các đế quốc xâm lược:

1.- Thời kỳ thứ nhất (31/12/1935-9/3/1945) làm vua bù nhìn cho Thực dân Pháp với là cờ hiệu là cờ Long Tinh có nền vàng và một sọc đỏ lớn vắt ngang. Đây là thời kỳ nối tiếp ông vua bố Việt gian Khải Định làm tay sai cho Pháp - Vatican của thời "Trăm năm nô lệ giặc Tây".

2.- Thời kỳ thứ hai (11/3/1945 - 15/8/1945) làm vua bù nhìn cho Quân phiệt Nhật với là cờ hiệu là cờ Quẻ Ly. Cờ này có nền vàng và ở chính giữa có một Quẻ Ly màu đỏ (gồm một vạch liền, một vạch đứt và một vạch liền). Đây là thời kỳ bán nước cho giặc Nhật. Thời gian này tương đối ngắn ngủi, chỉ có 5 tháng 4 ngày.

3.- Thời kỳ thứ ba (5/6/1948 - 23/10/1955) làm vua bù nhìn cho Thực dân Pháp và sau đó là Đế quốc Mỹ với lá cờ hiệu là cờ vàng ba sọc đỏ. Đây là thời kỳ làm việt gian bán nước cho Thực dân Pháp trở lại tái chiếm Đông Dương, rồi đó là Đế quốc Mỹ.

Nếu con tắc kẻ phải thay đổi mầu sắc vào những khi thời tiết thay đổi để thích nghi với cảnh sắc chung quanh, thi ông vua Bảo Đại cũng thay đổi hiệu kỳ mỗi khi được quan thày ngoại nhân mới sử dụng làm tay sai.

Tại sao "cụ" Diệm dẹp chính quyền bù nhìn của ông vua Bảo Đại? Tại thế này: Ngày 11/3/1945, Đại Sứ Nhật Yokohama đến gặp Bảo Đại và báo cho biết Việt Nam đã được độc lập. Bảo Đại như từ trên trời rớt xuống về lòng tử tế của người Nhật! Phải chăng trời đã ban cho ông phép lạ "bất chiến tự nhiên thành"? Nhưng, người Nhật cũng yêu cầu (hay ra lệnh) rằng nhiệm vụ của ông là phải thành lập chính phủ Việt Nam (nội các) để quản lý nhân dân. Vị đại sứ Nhật không nói ra cái chính phủ Việt Nam này phải như thế nào, nhưng khi Bảo Đại yêu cầu họ giúp đỡ để đưa ông Ngô Đình Diệm lên làm thủ tướng vì cho rằng ông Diệm thân Nhật, thì họ lại lờ đi, không cho Ngô Đình Diệm hay biết tin này, mặc dù ông Diệm là người đứng đầu tổ chức thân Nhật ở Việt Nam của ông Cường Để lúc đó đang lưu vong ở Nhật.

Người Nhật đưa cụ Trần Trọng Kim từ Tân Gia Ba về và yêu cầu Bảo Đại ủy thác cho cụ Trần thành lập nội các. Cùng ngày hôm đó, Bảo Đại cho công bố đạo dụ "Tuyên Cáo Việt Nam Độc Lập" và tuyên bố hủy bỏ các Hòa Ước Quý Mùi 1883 và Hòa Ước Giáp Thân 1884.

Ngày 17/4/1945, Cụ Trần Trọng Kim thành lập xong nội các và bắt tay làm việc dưới quyền ông vua bù nhìn Bảo Đại để phục vụ cho quyền lợi của người Nhật và lấy lá cờ Quẻ Ly làm cờ hiệu cho tân chế độ. Đây cũng là thời điểm dân ta rơi vào thảm họa chết đói tới hai triệu người do chính sách bót lột cực kỳ dã man của quân xâm lược Pháp rồi Nhật gây ra.

À ra thế, "cụ" Diệm để bụng chuyện năm 1945 không được ra nội các bù nhìn cho Nhật, chắc là "cụ" không biết người Nhật không tín nhiệm "cụ", mà nghĩ do ông vua bù nhìn Bảo Đại dèm pha "cụ" với người Nhật nên "cụ" "quân tử" trả thù 10 năm chưa muộn.


"Muốn kết tội ai là ngụy thì phải xem người đó phục vụ vì ai?"

Vậy "cụ" Diệm phục vụ vì ai? "Cụ" Diệm phục vụ Nhân dân VN? Phụ vụ thế nào? Thế này: Thành tích “nhân ái” nổi bật nhất của "cụ" là trong thời Pháp thuộc, khi làm Tri Phủ Hòa Đa, "cụ" đã dùng đèn cầy đốt hậu môn của những người yêu nước chống Pháp để tra khảo. Ôi cha! "cụ" phục vụ ai vậy? Và rồi từ năm 1950, "cụ" Diệm đã rời quê hương đất tổ của để sống và phục vụ ai trong các Trường Dòng Công Giáo ở Mỹ và ở Bỉ?

Anh "cụ" Diệm, Giám mục Ngô Đình Thục đã viết lá thư có đoạn:

"...Với tư cách là người con của một gia đình mà thân phụ tôi đã phục vụ nước Pháp ngay từ khi Pháp mới đến An-nam, và đã nhiều lần đưa mạng sống cho nước Pháp trong các cuộc hành quân mà cha tôi (Ngô Đình Khả) cầm đầu, dưới quyền Nguyễn Thân, chống lại các kẻ nổi loạn do Phan Đình Phùng chỉ huy, tại Nghệ-an và Hà-tịnh.

Có thể tôi lầm, tuy nhiên, thưa Đô Đốc, tôi xin thú thực là không tin – cho đến khi được chứng minh ngược lại – rằng các em tôi đã phản lại truyền thống của gia đình chúng tôi đến như thế, một gia đình đã tự mình gắn liền với nước Pháp từ lúc ban đầu, trong khi ông cha của những quan lại bây giờ hầu hết đều chống lại Pháp...."

À thì ra "cụ" Diệm phục vụ nước mẹ Pháp! Vậy "cụ" Diệm không phải NGỤY?

Rồi từ năm 1950, trong khi đất nước đang oằn mình dưới gót giày Thực dân Pháp thì "cụ" Diệm đâu? cụ" Diệm đã rời quê hương đất tổ của để sống trong các Trường Dòng Công Giáo ở Mỹ và ở Bỉ, vậy thì sao mà "VNCH do cụ Ngô Đình Diệm lập ra." nhỉ?

Ông Cooney có lẽ đã giải đáp một phần thắc mắc trên trong cuốn: “The American Pope: The Life and Times of Francis Cardinal Spellman”, trích từ trang 307 đến trang 314:

“Tuy rằng không có mấy người biết điều này, Hồng Y Spellman đã đóng một vai trò rất quan trọng trong việc tạo nên sự nghiệp chính trị của một người đã ở trong một Trường Dòng ở New York trước đây, vừa trở thành Thủ Tướng của miền Nam Việt Nam: Ngô Đình Diệm. Ở Diệm, Spellman nhìn thấy những đặc điểm mà ông ta muốn có trong mọi người lãnh đạo: Công Giáo nồng nhiệt và chống Cộng điên cuồng.

Spellman đã gặp Diệm ở New York vào năm 1950, khi người Việt Nam này ở trong Trường Dòng Marykoll ở Ossining, New York. Một tín đồ Công giáo trung thành, sinh ra từ một gia đình gia giáo, Diệm ở trong Trường Dòng do sự cầu xin của người Anh, Ngô Đình Thục, một Giám mục Công giáo. Là một người độc thân rất sùng tín, Diệm đã tự tách mình ra khỏi thế giới, đặc biệt là ra khỏi quốc gia tan tác bởi chiến tranh của ông ta. Và ông ta chỉ được biết đến bởi một nhóm nhỏ hoạt động chính trị ở Mỹ. Ở Việt Nam tên ông ta không gây nên một hứng thú nào. Trên chính trường Mỹ, ông ta không được ai biết đến, một tình trạng mà Spellman giúp ông sửa đổi. Lai lịch của Diệm không tránh được sự chú ý của Spellman.

Người đưa Diệm đến Spellman là Linh mục Fred McGuire. Một cựu thừa sai ở Á Châu, kiến thức về Viễn Đông của McGuire được biết rõ ở Bộ Ngoại Giao. McGuire nhớ lại, một ngày nọ ông được Dean Rusk, khi đó làm trưởng ban Á Châu vụ, nhờ dàn xếp để Giám mục Thục, sắp đến Mỹ, tới gặp các viên chức của Bộ Ngoại Giao. Rusk cũng tỏ ý muốn gặp Diệm.

McGuire tiếp xúc với người bạn lâu đời, Giám Mục Griffiths, vẩn còn là chuyên viên ngoại vụ của Spellman. Hắn ta yêu cầu sẽ để cho Thục được tiếp kiến đúng nghi thức bởi Hồng Y. Trong dịp này Diệm đã từ Trường Dòng đến nhà riêng của Spellman. Cuộc gặp gỡ giữa Spellman và Diệm có thể là một cuộc gặp gỡ lịch sử. Joseph Buttinger, một người hoạt động cho những người tị nạn Việt Nam, tin rằng Hồng Y Spellman là người Mỹ đầu tiên nghĩ đến việc đưa Diệm về lãnh đạo Nam Việt Nam.

Tháng 10 1950, hai anh em Diệm đã gặp các viên chức Bộ Ngoại Giao ở khách sạn Mayflower, có cả Rusk. Diệm và Thục được tháp tùng bởi McGuire và ba giới chức chính trị của giáo hội khi đó đang hoạt động để ngăn chận Cộng Sản: Linh mục Emmanuel Jacque, Giám mục Howard Carroll, và Edmund Walsh ở đại học Georgetown. Mục đích của cuộc gặp gỡ này là hỏi hai anh em Diệm Thục về đất nước của họ và xác định những niềm tin chính trị của họ. Điều rõ ràng sau đó là cả Thục và Diệm đều tin rằng Diệm sẽ cai trị đất nước của họ. Sự kiện là Việt Nam chỉ có 10% Công Giáo không đáng quan tâm đối với hai anh em Diệm.

Khi bày tỏ ý kiến trong bữa ăn tối, hai lập trường Diệm tin tưởng nhất đã rõ ràng. Hắn ta tin vào quyền năng của Giáo hội Công Giáo và hắn ta thù địch dữ dội và quyết liệt chống Cộng. Điều này chắc đã phải gây ấn tượng trên các viên chức Bộ Ngoại Giao. Quan tâm đến Việt Nam từ khi Truman bắt đầu giúp tài chánh cho Pháp ở đó (Việt Nam), những viên chức Bộ Ngoại Giao đã luôn luôn để ý đến những người lãnh đạo chống Cộng cực đoan vì ảnh hưởng của Pháp đã phai nhạt. Sau Điện Biên Phủ, Eisenhower muốn ủng hộ một chính phủ mở rộng hơn là chính phủ của ông Vua, người không được quần chúng ủng hộ mấy vì đã từ lâu bị coi như là một bù nhìn của Pháp và Mỹ. Do đó Mỹ muốn có một người Quốc Gia ở địa vị cao ở Nam Việt Nam để làm giảm sự hấp dẫn của Hồ Chí Minh. Kết quả là Bảo Đại đã cho Diệm một chức vụ mà Diệm vẫn muốn – Thủ Tướng.

Diệm trở về Saigon ngày 26 tháng 6, 1954, sau Edward Lansdale vài tuần. Lansdale là trùm CIA về quân sự ở Saigon, đặc trách cuộc chiến không theo quy ước.

Lập trường của Spellman về Việt Nam phù hợp với những mong ước của giáo hoàng. Malachi Martin, một cựu tu sĩ dòng Tên phục vụ tại Vatican trong những năm Mỹ leo thang chiến tranh ở Việt Nam, nói rằng giáo hoàng muốn Mỹ ủng hộ Diệm vì giáo hoàng đã bị người anh của Diệm, Tổng giám mục Thục, ảnh hưởng. “Giáo hoàng quan tâm đến sự càng ngày càng thắng lợi của Cộng sản do đó làm suy yếu giáo hội,” Malachi xác nhận rằng: “Giáo hoàng ra lệnh cho Spellman khuyến khích Mỹ tham chiến ở Việt Nam.”

Do đó Spellman xếp đặt một chiến dịch hòa điệu kỹ càng để dựng lên chế độ Diệm. Qua báo chí và vận động trong hậu trường ở Washington, vấn đề đối đầu chống Cộng ở Đông Dương được phổ biến rộng rãi ở Mỹ.

Spellman và Kennedy cũng còn giúp lập lên một nhóm vận động hậu trường Washington. Chủ trương của sự đồng minh này là chống Cộng và phát huy ý hệ Công Giáo.

..Do đó, rất nhiều người Mỹ tin rằng Việt Nam là một quốc gia phần lớn là Công Giáo. Một phần của cái ấn tượng sai lầm này là kết quả của việc Diệm lên cầm quyền. Với sự giúp đỡ của CIA tổ chức cuộc bầu cử gian lận năm 1955, Diệm hủy bỏ chế độ quân chủ và Bảo Đại bị cưỡng bức phải sống trong cảnh lưu đầy. Cái màu sắc Công Giáo đậm đà trong cuộc vận động hậu trường Việt Nam cũng góp phần tạo nên quan niệm sai lầm trên. Còn một yếu tố khác là sự đặt mình vào trong đường lối trên của Spellman."

À, nhờ Mỹ mà ông vua bù nhìn Bảo Đại phải cho "cụ" Diệm cái ghế Thủ tướng, nhưng ông vua bù nhìn Bảo Đại bắt "cụ" Diệm phải thề trung thành với nhà vua. Ông Bernard Fall viết trong The Two Viet-Nams, trang 244: “Ý thức được rằng mình đang ném ngai vàng đi, Bảo Đại bắt Diệm phải thề trung thành với ông, và nhiều nhân chứng có thẩm quyền quả quyết là Diệm cũng còn quỳ xuống trước Hoàng Hậu Nam Phương là sẽ làm hết sức trong phạm vi quyền lực của mình để “giữ ngai vàng cho Hoàng Tử Bảo Long, con của Bảo Đại”

Ông Stanley Karnow thì cho biết "Bảo Đại bắt Diệm thề trước cây Thánh Giá".

"cụ" Diệm đã "thề trước cây Thánh Giá" mà "quả quyết với Hoàng Hậu Nam Phương là sẽ làm hết sức trong phạm vi quyền lực của mình để “giữ ngai vàng cho Hoàng Tử Bảo Long, con của Bảo Đại”, rồi sao?

Nhưng chỉ hơn 1 năm sau, Diệm đã dùng tiền của CIA để tổ chức cuộc Trưng Cầu Dân Ý gian lận để phế bỏ Bảo Đại và lên làm Tổng Thống. Cũng ông Bernard Fall cũng viết tại trang 257: “Trong hầu hết các nơi bỏ phiếu, có nhiều ngàn phiếu nhiều hơn là số cử tri đã bỏ cho Diệm. Thí dụ, Ở vùng Saigon - Chợ Lớn, đếm được 605.205 phiếu trên số 450.000 cử tri ghi danh”.

Rõ ràng là trong khi Pháp còn chưa hết thời ở VN, "cụ" Diệm đã "anh minh" bỏ chạy tìm chủ mới là Mỹ, và nhờ ơn Thiên chúa được Hồng Y Spellman của Mỹ bế về VN đặt lên cái ghế Thủ tướng, rồi "cụ" Diệm nuốt lời hứa với ông vua bù nhìn Bảo Đại cái rụp, dùng tiền của CIA để tổ chức cuộc Trưng Cầu Dân Ý gian lận để phế bỏ và tống ông vua bù nhìn Bảo Đại đi lưu vong rồi nhảy lên làm Tổng Thống của cái chế độ mà nhà báo Denis Warner người Úc viết “Trong nhiều năm, cái chế độ bạo ngược chuyên chế mà Tây phương đồng minh với ở Saigon (chế độ Ngô Đình Diệm) thì còn tệ hơn là cái chế độ mà Tây phương đang chiến đấu để chống (chế độ CS)”. Diệm và gia đình ông ta đã giết hoặc lưu đày tất cả những người ở thế đối lập. “Diệm đã mất đi sự tin cậy và trung thành của dân chúng” như Bộ Trưởng McNamara đã nhận định ngày 26 tháng 3, 1964.

Ô hay, thế mới là "dân chủ" thế mới là "chánh nghĩa" nhể, ai dám bảo "cụ" Diệm và "cái chánh thể VNCH" là NGỤY đây?


dinhphdc
 wrote on Dec 26, '11, edited on Dec 26, '11
Ông bà nói biết thì thưa thốt, kô biết thì dựa cột mà nghe. Ở đây chúng ta kô ai quan tâm cờ TQ có mấy sao và mỗi ngôi sao có ý nghĩa gì, nên kô dám tự nhận là biết hết. Nhưng ít ra chúng ta khiêm tốn. Trong khi bọn ngụy, hay nói đúng là bọn chống gậy vichóco lâu nay tưởng là 4 ngôi sao nhỏ tượng trưng cho 4 vùng tự trị hoặc 4 dân tộc khác ở Đại lục nên chúng mới la toáng lên. Đã kô biết, dốt nát, nhưng thích quậy thì thật NGUY HIỂM lắm thay. 4 ngôi sao kô phải tượng trưng cho 4 khu tự trị vì TQ có 5 khu tự trị: Nội Mông, Quảng Tây, Ninh Hạ, Tân Cương, Tây Tạng, và còn có đặc khu hành chính Hồng Kông, Ma-cao, và Trung Hoa Đài Bắc (Đài Loan), 1 phần kô thể tách rời của TQ, xem như những 1 khu vực tự trị.

Ngôi sao bự nhất cũng kô phải tượng trưng cho Hán tộc như vichóco hay rêu rao, vì như vậy khác gì tự thú ta đây phân biệt chủng tộc, tộc Hán là #1, có thằng nào làm quốc kỳ mà ngu như vậy. 4 ngôi sao nhỏ cũng kô phải là các chủng tộc, dân tộc khác trên Đại Lục vì:

Thống kê trên Wikipedia tiếng Anh về các dân tộc kô phải Hán tộc ở Trung Hoa Đại Lục:

The major minority ethnic groups are Zhuang (16.1 million), Manchu (10.6 million), Hui (9.8 million), Miao (8.9 million), Uyghur (8.3 million), Tujia (8 million), Yi (7.7 million), Mongol (5.8 million), Tibetan (5.4 million), Buyei (2.9 million), Dong (2.9 million), Yao (2.6 million), Korean (1.9 million), Bai (1.8 million), Hani (1.4 million), Kazakh (1.2 million), Li (1.2 million), and Dai (1.1 million).

Cho thấy cả 9 tộc có số người từa tựa nhau và cả chục tộc khác thì làm quái gì tự dưng chỉ có 4 thằng được làm ngôi sao trên cờ?

Thật ra quốc kỳ TQ, "ngũ tinh hồng kỳ" được quy định trong Hiến pháp nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa do Tăng Liên Tùng (Zeng Liansong), 1 công dân tỉnh Chiết Giang thiết kế năm 1949 trong Hội nghị chọn Quốc kỳ và Quốc thiều CHND Trung Hoa (Preparatory Committee of the New Political Consultative Conference, 新政治協商會議籌備會). Thiết kế của Tăng Liên Tùng vượt qua được vòng loại và nằm trong 37 finalists. Vậy mà các ngài chí rận, anti + ngày đêm ra rả cờ VC giống cờ Trung cộng quá, như vậy nhất định là cờ VC bắt chước cờ TC rồi. (Trong khi cờ VN năm 1940 đã xuất hiện trong Nam Kỳ khởi nghĩa).

Ngôi sao lớn tượng trưng cho Đảng Cộng sản Trung Quốc. Bốn ngôi sao nhỏ tượng trưng cho công nhân, nông dân, tư sản, và quân đội.

Thiết kế nguyên bản của Zeng Lian Song:


Do 5 ngôi sao xếp theo chiều từ trên xuống có tính chất phân biệt địa vị, giai cấp trên dưới, dễ gây hiểu nhầm, xuyên tạc, hay mất đoàn kết nên được sửa lại thành 4 ngôi sao nhỏ làm thành 1 hình tiếu diện (mặt cười) vây quanh ngôi sao lớn, bên trong ngôi sao lớn có hình búa liềm để cho rõ ràng đây là Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Sau này Tiểu Tổ Bình quyết định bỏ hình búa liềm trong ngôi sao lớn đi vì thấy giống cờ Liên Xô, sợ bị hiểu lầm. Lúc đó tàn dư Tưởng ở Đài Loan vẫn ra rả Trung Cộng là tay sai của Liên Xô.

Trong đại hội chọn ra Quốc kỳ, Quốc ca này diễn ra rất dân chủ. Kô biết có phải 1 màn kịch chính trị hay kô nhưng đại khái như sau: Lá cờ Mao chọn kô phải lá cờ này, mà là cờ nền đỏ với 1 gạch vàng ở giữa, tượng trưng cho sông Hoàng Hà. Nhưng có 1 lão và 1 đại biểu nữ quyết cãi tới cùng, cho rằng gạch vàng đó biểu hiện cho sự chia rẽ đất nước, Bắc - Nam. Sau đó nữ đại biểu rút lui. Nhưng lão kia vẫn cãi cho bằng được. Cuối cùng lão thắng lý lẽ và cờ này được chọn. Đó là 1 giai thoại thú vị về vụ chọn cờ của CHND Trung Hoa năm 1949.

Tham khao: 马全洲; 周凯军 (2009-04-01). Stories About the National Flag, Emblem and Anthem. Beijing, China: People's Liberation Army Publishing House. pp. 1. ISBN 9787506557290.

Như vậy cho thấy ý nghĩa thật sự của cờ Trung Quốc theo quan điểm chính thống của TQ. Thì cờ TQ dù có mất đi mấy sao hay thêm vào mấy sao thì mắc mớ gì tới VN, bành trướng, "hèn" ở đây? Chẳng qua tư duy nhược tiểu ăn sâu quá trong tiềm thức thôi mà.


Bất cứ ai biết động não 1 chút cũng fải biết là người ta có ấn tượng với cờ TQ nhưng kô ai rỗi hơi đi ngồi đếm cờ nó có mấy sao. Nhưng trẻ con cũng biết kô phải là 3 sao nhỏ hay 6 sao nhỏ (nếu trước đó đã từng nhìn thoáng wa cờ TQ), vì 3 sao thì ít quá, còn 6 sao thì nhiều quá. Cho nên nếu lầm lẫn thì chỉ có lầm 5 sao nhỏ.

Chính vì vậy quý vị thấy trên thế giới này nếu kô nhầm thì thôi, chứ nếu nhầm thì đều nhầm thành 5 sao nhỏ chứ kô ai nhầm 3 sao cả. Vậy các nước khác cũng đều hèn hết, đều chấp nhận cho TQ bành trướng hết hay sao. Nói chuyện ngu như con bò. Chẳng qua tâm thế nhược tiểu, mặc cảm tự ti dân tộc thì nói mịa nó đi.

Buồn cười là mỗi khi có bài nào chửi bới vụ "5 sao nhỏ" này thì các chú rận đều đầu tiên phải giải thích tỉ mỉ cho người đọc hiểu rõ là cờ TQ thật ra có mấy sao, chứng tỏ là chính các chú ấy cũng thừa hiểu là người dân hay tụi thiết kế kỹ thuật kô rành về TQ thì cũng có biết cờ Tàu mấy sao đâu.

Về việc Bộ ngoại giao chính thức nhận sai và xin lỗi thì đứa nào có chút não cũng phải biết đây là xin lỗi về sai sót trong lễ tân và quan hệ quốc tế, ảnh hưởng xấu tới quan hệ 2 nước, vì thiết kế quốc kỳ nước bạn mà còn sai thì chứng tỏ là tôi kô coi ông ra gì, tôi kô cần biết gì hay tìm hiểu gì về ông.

Bạn nào biết tiếng Hoa thì sang các blog Tàu coi chúng nó đang hí hửng vì "được" VN cho thêm 1 ngôi sao hay đang cay cú bực tức vì VN kô tôn trọng quốc kỳ TQ, vẽ sai cờ quốc gia TQ. Chúng bực quá nên chúng nói "cho VN trở về TQ như thời phong kiến" thế là các bác nhà ta lại nổi khùng nổi điên. Nước Tàu có mấy tỷ tên kô lẽ kô có được vài triệu thằng khùng thằng điên, cực đoan phát xít? Chúng nó tự sướng hay phán gì trong blog chúng nó thế là các bác vinabahoa nhà ta vào đọc rồi vật vã đau khổ tột cùng như cha chết mẹ chết. Những chuyện nhỏ xíu mà bọn Tây trông thấy sẽ cười hề hề éo quan tâm thì dân Tàu, dân Ta lại hay vật vã ra giẫy giụa đành đạch làm như ghê gớm lắm.

Người nước khác vẽ cờ TQ 5 sao nhỏ thì là sơ ý bình thường. Người VN vẽ cờ TQ 5 sao nhỏ thì là "hèn", "muốn làm hài lòng Bắc Kinh", "bán nước cho Tào Cọng". Sao mà ngu hết phần của người khác vậy hả các bạn?

Bonus cờ búa liềm CHND Trung Hoa trước khi sửa lại lần cuối:




dinhphdc
 wrote on Feb 2, '12, edited on Feb 2, '12

Đôi lời về “cờ vàng, cờ đỏ” của Mr.Do



Hòa hợp dân tộc là đúng, là việc phải làm và sẽ làm được.

Hoàng Sa phải được lấy lại, là việc phải làm và sẽ làm được

(“dù 5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa”)

Nhưng không thể bằng cách lôi cái hồn ma lên đặt ngang với cái đang thực tế hiện hữu.

Cờ vàng ba sọc đỏ đâu phải là lá cờ đại diện cho người Việt ở nước ngoài, hay ở bất cứ đâu. Người Việt ở trong nước cũng như Việt kiều ở mọi nơi khác trên thế giới chỉ có một lá cờ đỏ sao vàng đại diện cho một nước Việt Nam thống nhất từ lâu nay. Những ai không thừa nhận điều này chỉ bởi sự thù hằn còn ăn sâu trong tâm trí của họ, sự thù hằn khiến họ tự biến mình thành người không Tổ quốc.

Ý kiến "Hà Nội cần công khai thừa nhận tính hợp pháp của chính quyền Sài Gòn thời trước 1975, qua đó thừa nhận quyền sở hữu hợp pháp của chính quyền Sài Gòn đối với Hoàng Sa và Trường Sa nhằm vô hiệu hóa công hàm 1958 của Phạm Văn Đồng" không hề là cái "chúng ta hay nói" mà chỉ là một ý kiến chẳng đặng đừng trong số nhiều ý kiến khác nằm trong nỗ lực chung lấy lại Hoàng Sa mà thôi.

"Sự thừa nhận đó cũng đồng nghĩa với việc phi nghĩa hóa hành động chiến tranh của chính quyền do Hà Nội lãnh đạo trong Chiến tranh Việt Nam... nó không thể được công khai trong ngày một ngày hai". Đã nhìn nhận vấn đề như vậy thì phải khẳng định ngay rằng không phải là “không thể trong ngày một ngày hai” mà là KHÔNG BAO GIỜ, Đỗ Hùng ạ.

Tôi nhìn thấy cái tâm tốt của Đỗ Hùng, nhưng cái trí của Đỗ Hùng trong bài này cần xem lại.

Càng thấm thía cái thâm độc của Richard Nixon khi áp dụng chính sách "Việt Nam hóa chiến tranh"cuộc chiến xâm lược Miền Nam Việt Nam của Mỹ trước đây. Nó khiến cho ngay cả người có trí tuệ và kiến thức hơn người thường như Đỗ Hùng cũng bị lẫn trí đến mức rối lẫn lịch sử như thế (tôi tin là Đỗ Hùng rối lẫn chứ không phải cố tình bóp méo, xuyên tạc như CHHV), ở góc độ đó phải thừa nhận Nixon là một thiên tài.

Hòa hợp dân tộc là bằng chính sách đối xử rộng mở của chính quyền, bằng sự nhìn nhận công bằng, minh bạch về lịch sử, bằng sự chân thành tránh đi thái độ duy cảm làm tổn thương lẫn nhau, chứ không phải bằng sự vuốt ve mơn trớn, lộn trái lịch sử hòng làm dịu đi sự hằn học của những ai đó còn ôm nặng hận thù.

Tuy nhiên tôi chia sẻ điều này với Đỗ Hùng “trong một chừng mực có thể chấp nhận, với một tâm thế lạc quan và đầy kỳ vọng thường thấy vào dịp đầu năm, nhìn hình ảnh lá cờ vàng và cờ đỏ song hành ở một nơi chốn đang còn khiêm tốn kia, tôi có một niềm tin le lói rằng, dù sao thì cỗ xe Việt Nam đang lăn bánh về phía trước, phía LỢI ÍCH DÂN TỘC ĐƯỢC ĐẶT LÊN HÀNG ĐẦU ”, khi nhìn nhận hình ảnh đó như một sự “do dự tích cực” trong cái nhìn của một bộ phận đồng bào việt kiều còn ngập ngừng e ngại khi nghĩ về Tổ quốc hữu hình của mình.

Và cũng như Đỗ Hùng, tôi lạc quan khi nhìn vào câu khẩu hiệu “ Đặt Lợi Ích Dân Tộc Lên Hàng Đầu”, bất kể là nó hiện lên ở đâu, ngay cả khi nó nằm giữa hai lá cờ “âm dương” song hành một cách khiên cưỡng. 

(“Cờ vàng, cờ đỏ” của Mr.Do đọc tại đây)

8 nhận xét:

  1. Bác có nhiều bài đọc rất thích, dưng mờ em chửa quen vào multiply này như nào, cứ thấy báo có bài trong Yahoo mail thì em mới click vào link thôi, chứ vào trang chủ của multi để mò là chịu chết luôn

    Trả lờiXóa
  2. Multiply đóng cửa, sẽ mất hết nên Khoằm đã lấy bài http://diehardcat.multiply.com/journal/item/338/338 về Opera để mọi người có thể tham khảo:

    Ngày "Quốc Hận" có gì vui? - Diehard Cat - Agoura Hills, CA , USA http://my.opera.com/DinhPhD/blog/ngay-quot-quoc-han-quot-co-gi-vui-diehard-cat-agoura-hills-ca-usa

    Trả lờiXóa
  3. Một diễn tiến quan trọng cần được ghi lại trong lịch sử tranh đấu tại miền Nam Việt Nam là chế độ Nam Kỳ Quốc, mà nhiều giới đã gọi là một “quái thai lịch sử”.

    Đó là một âm mưu của thực dân Pháp mà một số người Việt Nam đã mắc vào, hoặc vì động cơ danh lợi cá nhân, hoặc vì thiện chí muốn làm điều tốt trong hoàn cảnh khó khăn nhưng bị thực dân Pháp lừa gạt.

    Nước Việt Nam độc lập bầu cử Quốc hội ngày mồng 1 tháng giêng năm 1946, lập Chính phủ chính thức ngày mồng 3 tháng 3, kí hiệp định sơ bộ với Pháp ngày mồng 6 tháng 3.

    Hiệp định sơ bộ ký được nhờ và lập trường của Leclerc, hắn nhận những điều kiện rộng rãi về danh từ để quân đội Pháp có thể đổ bộ lên Bắc bộ vào đầu tháng 6 mà không phải chiến tranh với một chính phủ ẩn nấp trong rừng.

    Còn D’Argenlieu thì vừa là một đô đốc thủy sư, vừa là một thầy tu đạo cơ đốc, rất bảo thủ về chính trị lại muốn theo gương các đô đốc chinh phục Đông Dương ngày xưa, những điều Leclerc đã nhận thì D’Argenlieu chống, nhất là việc trưng cầu dân ý về thống nhất ba kỳ nên đã chỉ thị tay chân phá hiệp định sơ bộ, đầu tiên là phá điều trưng cầu dân ý về thống nhất ba kì, "Nam Kỳ Cộng Hòa Quốc" là công cụ để Cao ủy D’Argenlieu đang phá hiệp định.

    Nam Kỳ Cộng Hòa Quốc trong Liên Bang Đông Dương thuộc Pháp, cũng được gọi một cách chế diễu là “Nam Kỳ Quốc”.

    Đây là sáng kiến của những tên thực dân ngoan cố như Béziat, Bazé, De La Chevrotière, được bảo trợ bởi viên Đại tá Cedille và hợp thức hóa bởi ông thầy tu thiển cận là đô đốc D’Argenlieu do tướng De Gaulle gởi sang Việt Nam tái lập bộ máy cai trị thuộc địa cùng với đạo quân viễn chinh

    Ngày 4-2-1946, đô đốc D’Argenlieu nhân danh Cao ủy Pháp tại Đông Dương ký sắc lịnh thành lập một Hội Đồng Nam Kỳ gồm bốn thân hào Pháp, tám thân hào Việt Nam, trong đó có bác sĩ Nguyễn Văn Thinh sau trở thành Thủ tướng Chánh phủ Nam Kỳ tự trị.

    Trong giới người Pháp có ba khuynh hướng:

    1. Tái lập chế độ thuộc địa như trước 1945.

    2. Biến Nam phần thành một tỉnh hạt (département) Pháp, nghĩa là sáp nhập lãnh thổ Nam phần vào nước Pháp;

    3. Thành lập một Chánh phủ “Nam Kỳ Tự Trị.”

    Cò cưa kéo cử mãi rồi giải pháp “Nam Kỳ Tự Trị” được chọn vì người ta cho rằng giải pháp này phù hợp với Tuyên ngôn Brazaville ngày 24-3-1945 của tướng De Gaulle.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Hội Đồng Nam Kỳ đề cử bác sĩ Nguyễn Văn Thinh thành lập nội các Nam Kỳ Quốc, ra mắt ngày 1-6-1946 trước nhà thờ Đức Bà Saigon, tám câu thơ đầu trong “Chinh Phụ Ngâm" được chọn làm quốc thiều:

      Thuở trời đất nổi cơn gió bụi
      Khách má hồng nhiều nỗi truân chuyên...
      Xanh kia thăm thẳm tầng trên,
      Vì ai gây dựng cho nên nỗi này ?

      Trống Trường Thành lung lay bóng nguyệt,
      Khói Cam Tuyền mờ mịt thức mây.
      Chín tầng gươm báu trao tay,
      Nửa đêm truyền hịch định ngày xuất chinh.

      Lá cờ "Nam Kỳ Cộng Hòa Quốc" có nền vàng bao bên ngoài ba sọc xanh ở giữa, chen giữa ba sọc xanh là hai sọc trắng như thế này http://img264.imageshack.us/img264/1661/Vn_coc1.jpg

      Ý nghĩa của ba sọc xanh là ba phần Việt, Miên, Lào trong liên bang Đông Dương sống hòa bình thịnh vượng (màu xanh và trắng).

      Chánh phủ Nam Kỳ Tự Trị được Pháp cấp cho một chiếc xe hơi mang số C.Z.00, tức là hai con số không.

      Bài quốc thiều đã là một chuyện khôi hài, chiếc xe hơi lại thêm một đầu đề châm biếm “zéro cộng với zéro thành cái gì?”, cho nên có người đã cho rằng chính vì sự xui xẻo đó mà chỉ mấy tháng sau chiếc xe bị phục kích gần Trung Lương, hai vị Tổng trưởng Nam Kỳ Quốc tử nạn, chiếc xe cháy tiêu.

      Thủ tướng Nguyễn Văn Thinh không được cấp công thự làm văn phòng, phải làm việc ngay tại nhà riêng ở góc đường Verdun-Duranton.

      Cũng vì "Khách má hồng nhiều nỗi truân chuyên..." mà đêm 10 rạng ngày 11-11-1946, sau trên năm tháng làm thủ tướng bù nhìn bác sĩ Thinh treo cổ tự vẫn tại chính tại ngôi nhà này.

      Pháp giấu biệt bản chúc thư của Thủ tướng Thinh, nên không ai biết ông đã thố lộ những điều tâm sự u uản bi đát thế nào để đi đến quyết định đau thương tự sát đó.

      Biết đâu bản chúc thư tuyệt mệnh ấy lại chẳng là một bản án nói về dã tâm của thực dân Pháp, cho nên Pháp phải giấu luôn.

      "Nam Kỳ thuộc địa" tồn tại được 2 năm thì cáo chung với sự thành lập Quốc Gia Việt Nam do cựu hoàng Bảo Đại làm Quốc Trưởng kể từ 2-6-1948.

      Xóa
    2. Cụ Hoàng Xuân Hãn kể trong hồi ký rằng:

      Ngày 12 tháng 3 (1946), cơ quan tối cao mà chính sách thực dân đã tái lập ở Sài Gòn, là Hội đồng Tư vấn Nam kì, đã nhóm họp dưới quyền uỷ viên Pháp Cédille, Bác sĩ Nguyễn Văn Thinh đặt một đề nghị sửa soạn lập xứ Nam Kì tự trị.

      Lời đề nghị dịch ra tiếng Việt theo báo Tân Việt (Sài Gòn, số 36, ngày 13 tháng 3-1946, nghĩa là đúng một tuần sau ngày kí Hiệp định sơ bộ) như sau:

      - Nghĩ vì trong bản tuyên ngôn ngày 24-3-1945, chính phủ Pháp đã nhìn nhận một cách chánh thức nền tự trị của mỗi xứ trong Liên bang Đông Dương, nghĩa là có xứ Nam kì.

      - Nghĩ vì bản sơ ước Pháp - Việt vừa kí kết ngày 6-3-1946 ở Hà Nội không nói rõ rằng bản sơ ước chỉ áp dụng cho hai xứ Bắc và Trung kì, và tiếng Việt Nam dùng trong bản sơ ước có thể khiến cho người ta hiểu lầm là có xứ Nam kì trong đó, vì từ trước đến giờ, tiếng "Việt Nam" ấy vẫn dùng để chỉ cả ba kì: Bắc, Trung, Nam;

      - Nghĩ vì bản sơ ước ấy có nói qua sự mở một cuộc trưng cầu dân ý ở Nam kỳ, mà Hội đồng tư vấn Nam kỳ chưa được hỏi ý kiến; nghĩ vì dân chúng Nam kỳ rất xôn xao bất bình vì những lời trong bản sơ ước ấy vẫn còn mờ ám, nó có thể làm người ta tưởng lầm rằng quyền của dân chúng Pháp Việt ở Nam kỳ không còn nữa;

      - Nghĩ vì xứ Nam kỳ đã 6 tháng nay bị tàn phá vì sự đô hộ của Việt Minh, nên nay không thể cực lực phản đối sự gia nhập vào khối Việt Nam, mà xứ Nam kỳ phải đưa về cho những kẻ sát nhơn rồi sự tuyên truyền, sự hăm dọa của chúng sẽ làm cho sai cả cuộc trưng cầu dân ý;

      Cho nên chúng tôi mong rằng:

      1.- Vị đại diện của nước Pháp ở Đông Dương sẽ công bố chính thức rằng bản sơ ước 6-3-46 sẽ để cho xứ Nam kỳ hoàn toàn tự trị.

      2.- Theo đúng với quyền dân tự định đoạt, xứ Nam kỳ phải được tự do định lấy những điều kiện về chính trị, không được cưỡng bách, bất cứ do lệnh ai.

      3.- Sự trưng cầu dân ý sẽ không tránh khỏi mờ ám, lộn xộn nếu các điều kiện cần yếu về trật tự và yên ổn chưa được lập lại đàng hoàng trong xứ, để có thể xét tánh danh hạnh kiểm của những người bỏ thăm, mà trong cuộc loạn lạc vừa qua, giấy tờ và sổ bộ đã bị đốt phá đi mất nhiều.

      Và cần phải có phương sách đảm bảo sự tự do kín đáo của lá thăm và sự thành thật trong khi dọ ý kiến dân.

      Kí tên:

      Béziat, Clogne, Bazé, Nguyễn Văn Thinh,
      Trần Tấn Phát, Trần Thiện Vàng,
      Nguyễn Tấn Cường, Lê Văn Định.

      Báo Tân Việt còn ghi rằng: "Bản đề nghị đọc xong, ông Cédile, chủ tịch, xin hội đồng bỏ thăm.

      Kết cục, bản đề nghị của ông Thinh được đa số tán đồng với 9 thăm chống 1".

      Tám tháng sau, thấy mình bị thực dân lừa gạt, đã đem bánh vẽ đưa mình làm việc phi nghĩa, Nguyễn Văn Thinh đành tự tử.

      Xóa
  4. ặc ,vụ quốc kì TQ in sai em cũng giải thícha với đám trẻ trâu rồi ,tuy nhiên có đám thì hiểu im ,đám thì cú muốn nước mình phải nhục hơn các nước khác ,hèn hơn cách nước khác chúng mới vui ,.âu cũng tuỳ não người .
    em là em lấy luôn bài đăng này .

    Trả lờiXóa