09 tháng 1 2012

Các chàng họ Trương


*** Blogger Trương Duy Nhất viết thế này. (trích)

Các nhà báo đang say sưa bàn về số phận Hoàng Khương, ít ai thấy được “số phận” nghiệp báo của chính họ đang tuột dốc.

Phạm Đức Hải không thể dõng dạc như Lê Hoàng khi xảy ra vụ PMU 18: “Nguyễn Văn Hải sẽ mãi là người của Tuổi Trẻ, dù có bị giam cầm và lãnh án!”. Cũng như khó thấy lại hình ảnh trang blog của các nhà báo ở tòa soạn Tuổi Trẻ khi đó đồng loạt treo ảnh đồng nghiệp cùng dòng slogan “Nguyễn Văn Hải, chúng tôi luôn ở bên bạn”.

Sự kiện Nguyễn Văn Hải đã không lặp lại với Hoàng Khương, bởi Phạm Đức Hải không phải là Lê Hoàng, bởi Tuổi Trẻ và cả nền báo chí đã tuột phanh trôi quá xa so với thời PMU 18.

Không riêng Tuổi Trẻ, hàng loạt cán bộ tuyên giáo bỗng dưng thành Tổng Biên tập (1).Điều đáng nói là chiến dịch đổi mới hàng Tổng này đã vi phạm chính luật báo chí, ngang nhiên đưa hàng loạt những người chưa từng làm báo, chưa có thẻ nhà báo về cầm trịch các tờ báo lớn.

Lịch sử báo chí Việt, chưa thời nào “dân ngoại đạo” chen vào ngồi ghế Tổng biên tập đông như giai đoạn này (2). Chính những “nhà báo” bất đắc dĩ, những ông Tổng được bổ nhiệm sai luật báo chí như thế ngay tức khắc bẻ hướng các tòa báo… lao dốc!

Chiến dịch “tuyên giáo” hàng Tổng của ông Hợp chỉ qua một nhiệm kỳ đã hoàn thành mục tiêu phá hỏng hàng loạt tờ báo tên tuổi, thương hiệu. Ông Hợp hưu rồi, nhưng chiến dịch “tuyên giáo hóa” hàng Tổng vẫn chưa dừng. Nhiều tòa báo vẫn đang nằm trong tầm ngắm. Nhiều cán bộ tuyên giáo đang ngồi chơi xơi nước đã được vào danh sách nguồn (3) để sẵn sàng một hôm đẹp trời nào đó bỗng dưng nhảy vào làng báo thành… Tổng biên tập!

Sáng nào cũng vói tay lấy hai tờ Thanh Niên, Tuổi Trẻ. Lấy theo thói quen, chứ nhiều hôm lướt ngang liếc dọc vài phút rồi… vứt!

*** (1)Thanh niên, Tuổi trẻ, Người lao động, Tiền Phong, Lao động, Sàigòn tiếp thị, Saigon times, Việtnamnet, Vnexpress, Dân trí, Đại đoàn kết, Tuổi trẻ Thủ đô, Phụ nữ TP HCM, Pháp luật TP HCM.

VTV, HTV, VOV, Nhân dân, Thông tấn xã, Công an nhân dân, Sàigòn giải phóng, Hà nội mới.

Bóng đá, Mốt và cuộc sống, Tiếp thị gia đình, Thế giới văn hóa, Thuốc và sức khỏe, Khoa học phổ thông.

Trong các đơn vị báo chí  kể trên, các bạn thử thống kê xem có bao nhiêu phần trăm Tổng biên tập xuất thân là dân tuyên giáo để dẫn tới kết luận là hàng loạt.

Có 2 điều cần nói thêm: Các đơn vị báo chí kể trên chiếm thị phần 99% làng báo SG, theo con số của 2 công ty phát hành lớn nhất TP HCM là Cty phát hành báo chí TW 2 và công ty Trường phát; Ông Phạm Đức Hải, nguyên là TBT một tờ trực thuộc tuyên giáo trước khi sang Tuổi trẻ, không phải là nhà báo tay ngang và có thẻ nhà báo trước Trương Duy Nhất 2  kì hạn (5 năm cấp đổi một lần).

(2) Điều này nếu như có thật, phải hoan hô nhiệt liệt bằng cái nhìn cấp tiến, bởi nó cho thấy báo chí tư nhân thực sự đang phát triển rất tốt. Vì luật chưa cho phép nên những người làm báo thực sự phải núp bóng các nhà quản lí đơn vị chủ quản báo. Ví dụ, người đứng đầu Liên hiệp các hội khoa học và kĩ thuật Việt nam hay  Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt nam đều đang  làm TBT báo.  Họ hầu như không tham gia “định hướng” vì “chỉ đạo” nội dung ở đây là thị trường và các ông “bầu” bỏ tiền làm báo.

Cũng nói thêm ở ý  2, không có quy định nào bắt buộc TBT báo phải “từng là nhà báo”. Việc bổ nhiệm TBT bắt buộc phải đủ các hồ sơ sau: Một bằng đại học,  Bằng cao học chính trị, Đảng viên. Hết. Quy trình bổ nhiệm phải xuất phát từ đề xuất của cơ quan chủ quản, sau đó Hiệp thương với Tuyên giáo và bộ Thông tin truyền thông. Đủ văn bản của các cơ quan này, đơn vị chủ quản ra quyết định bổ nhiệm. Việc các cơ quan hay thậm chí các  cá nhân, can dự vào quy trình trên, thuộc về một chủ đề khác. Khác bởi, nó không thuộc về chủ trương hay quy  chế chung, mà phải gọi đúng tên là maphia.

(3) Ý này Beo không có thông tin của  Tuyên giáo TW hay các tỉnh thành khác nên không dám có ý kiến. Riêng TP HCM thì biết kĩ thế này. Theo quy định bậc lương  của Bộ nội vụ, TBT ngang vụ trưởng. Như vậy, chí ít hiện nay, các bác đang ngồi chơi xơi nước đợi nhảy xổ ra làm TBT, cũng đã phải là cấp trưởng phòng. Mà đã là trưởng phòng rồi, thì số nhiều, lấy đâu ra.

1 nhận xét:

  1. Nhà văn Phạm Viết Đào gọi Trương Duy Nhất, Trương Thái Du là những kẻ “phò Hoa” tinh vi

    Nhà văn Phạm Viết Đào không bình luận chỉ dẫn lời bình luận của Ba Sàm: “bài của Trương Thái Du, cây viết-blogger mấy năm trước hay xuất hiện trên mạng với nhiều bài mà Ba Sàm đánh giá là “phò Hoa” một cách tinh vi”.

    Tư Mã Thiên: tự gieo quẻ thì Tư Mã Thiên cũng sẽ được Ba Sàm và nhà văn Phạm Viết Đào đưa vào danh sách những kẻ “phò Tàu” tinh vi. He he, TMT sẽ đưa Ba Sàm, nhà văn Phạm Viết Đào vào danh sách những kẻ “phò Chú Sam” tinh vi.

    Trả lờiXóa