09 tháng 2 2012

Trí thức « Nguyễn Đình Đăng's Blog

Trí thức


Nguyễn Đình Đăng

Hồi còn là sinh viên năm thứ nhất (1976 – 1977) tại Đại học Tổng hợp Quốc gia Maxcơva [1], một lần ngay trong giảng đường vào giờ nghỉ, chúng tôi được yêu cầu khai lý lịch để nộp cho giáo vụ trường. Đến mục thành phần giai cấp của gia đình, tôi viết “trí thức” (интеллигенция), lại còn “trầm trọng” ghi chú “cha: thầy giáo, mẹ: bác sĩ” (отец – учителъ, мать – врач). Petya, cậu bạn Nga của tôi, thấy vậy bảo: “Ê, tiểu tư sản! Xoá đi mày! Ghi như tất cả chúng tao đây này: рабочий (lao động, công nhân).” Thấy tôi có vẻ băn khoăn, cậu ta giải thích: “Chúng tao gọi thầy giáo và bác sĩ là những người lao động trí óc (работники умственного труда).”

*

Phải nói thẳng một cách sòng phẳng như thế này. Trong lịch sử nhân loại chưa có một chế độ độc tài nào lại tôn trọng trí thức. Độc tài và trí thức không khác gì lửa và nước. Tần Thủy Hoàng từng ra lệnh đốt Kinh Thi và Kinh Thư, chôn sống hơn 460 Nho sĩ. Sa Hoàng Nikolai Đệ Nhị từng căm ghét trí thức đến nỗi muốn loại bỏ từ “trí thức” khỏi từ vựng của tiếng Nga: “Trí thức là một từ ghê tởm,” ông ta nói. Nhà độc tài kế tiếp ông, lãnh tụ cộng sản Lenin còn tiến một bước xa hơn khi đã không ngần ngại sử dụng một trong những từ thiếu sạch sẽ nhất để gán cho trí thức: Lenin gọi trí thức là cứt. Trong thư gửi Maxim Gorky ngày 15/9/1919, Lenin viết: “Các lực lượng trí tuệ của công nông đang trưởng thành vững mạnh trong cuộc đấu tranh lật đổ tư sản và bọn đồng lõa, lũ trí thức – đầy tớ của tư bản, những kẻ tưởng mình là bộ não của quốc gia. Trên thực tế, bọn chúng không phải là bộ não mà là cứt.” [2].

Khác với từ intellectuals trong tiếng Anh, thường được dùng chủ yếu để chỉ những người có nghề nghiệp chuyên môn trong các lĩnh vực lao động trí tuệ nhằm phân biệt họ với những người lao động chân tay, khái niệm trí thức (интеллигенция) trong tiếng Nga được dùng cho tầng lớp của những người không đơn thuần chỉ có học và lao động trí óc, mà còn phải có tư duy phê phán, phải gánh vác những lý tưởng cao cả. Các tính năng chính của trí thức Nga trước cách mạng tháng 10 mang đặc thù của những cứu tinh trong xã hội, bao gồm: 1) sự quan tâm tới số phận của đất nước (trách nhiệm dân sự), 2) thái độ và hành động hướng tới phê bình xã hội, tới cuộc đấu tranh với tất cả những gì cản trở sự phát triển quốc gia (vai trò của những người gánh vác lương tâm xã hội), và 3) khả năng đồng cảm với những ai “bị xúc phạm và bị xỉ nhục” (cảm giác đồng cảm về đạo đức).

Vốn có truyền thống tự chịu trách nhiệm về tương lai của đất nước như vậy, nên một số trí thức Nga đã có ảo tưởng ngây thơ rằng họ có thể hợp tác với chính thể độc tài, thuyết phục những người cầm đầu cải tổ theo chiều hướng tự do dân chủ. Họ chưa bao giờ thành công. Sau cách mạng tháng 10 Nga, các văn hào như Maxim Gorky và Vladimir Korolenko đã đích thân tới gặp Lenin với hy vọng thuyết phục ông ngừng khủng bố, nhưng họ đã thất bại.

Những người cầm đầu trong bộ máy quyền lực của chính thể cộng sản đã không bao giờ tha thứ thái độ “phản động” hay “phản cách mạng” của giới trí thức và đã nhanh chóng đàn áp họ. Thi sĩ nổi tiếng Nikolai Gumilev là nạn nhân đầu tiên. Năm 1921 ông đã bị buộc tội âm mưu chống lại chế độ Xô Viết và đã bị xử bắn. Cuộc đàn áp trí thức của chính quyền Xô Viết đã đẩy hàng loạt trí thức Nga di tản ra nước ngoài sau cách mạng tháng 10. Những đại diện xuất sắc của giới trí thức Nga thời đó, kể cả các triết gia và các văn hào lớn như Nikolai Berdyaev [3] – chủ bút tờ Vekhi (Вехи: Những cột mốc), cũng bị chính quyền trục xuất ra khỏi đất nước vào cuối năm 1922. Sự đàn áp này còn tiếp tục cho tới khi Liên Xô tan rã vào năm 1991, với nhiều văn nghệ sĩ và trí thức bị tống giam, trục xuất, đày ải, trong đó có những cá nhân kiệt xuất như nhà vật lý Lev Landau (Nobel vật lý năm 1962, bị bắt giam 1 năm trong đợt thanh trừng 1936 – 1938), nhà thơ Iosif Brodsky (Nobel văn chương năm 1987, bị trục xuất năm 1972), nhà văn Alexandr Solzhenitsyn (Nobel văn chương năm 1970, bị bắt giam 11 năm tù 1945 – 1956, bị trục xuất năm 1974), nhà vật lý Andrei Sakharov (Nobel hoà bình năm 1975, bị bắt và bị quản thúc 6 năm 1980 – 1986),  v.v.

Dưới chính thể cộng sản, Đảng cộng sản cai trị toàn xã hội, không cho phép bất cứ đảng phái đối lập nào khác tồn tại, chưa nói cạnh tranh quyền lực, và thẳng tay trừng trị mọi tư tưởng khác quan điểm do đảng áp đặt, chứ chưa nói tới hành động, mà những người cộng sản cho rằng có thể đe doạ địa vị thống trị của họ. Chỉ riêng chế độ Stalin – người kế thừa Lenin – đã hành quyết và đầy ải đến chết hơn 20 triệu người [4], gấp đôi số nạn nhân đã chết trong các lò thiêu người và trại tập trung của phát-xít Hitler. Chính thể cộng sản quả thật là chính thể độc tài tàn bạo nhất trong thế kỷ thứ 20.

*

Bài học đau xót của trí thức dưới chính thể cộng sản đầu tiên trong lịch sử nhân loại đã được lặp lại tại Việt Nam. Vào năm 1956, khi một số văn nghệ sĩ, luật sư, triết gia, bác sĩ, nhà giáo tại Hà Nội như Hoàng Cầm, Trần Dần, Nguyễn Hữu Đang, Lê Đạt, Phan Khôi, Tử Phác, Phùng Quán, Nguyễn Mạnh Tường, Trương Tửu, Trần Đức Thảo, v.v. lên tiếng đề nghị Đảng cộng sản (lúc đó lấy tên là Đảng Lao Động Việt Nam) tôn trọng tự do sáng tạo, hành xử theo luật pháp v.v., họ đã bị đàn áp thẳng tay trong vụ Nhân Văn Giai Phẩm. Cải cách ruộng đất, cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh và vụ Nhân Văn Giai Phẩm là những đòn trí mạng giáng vào giới trí thức Việt Nam, và kết quả là đã “đào tận gốc trốc tận rễ” tầng lớp này trên miền Bắc. Còn sau năm 1975, Việt Nam là đất nước đã sinh ra cuộc di tản khổng lồ bằng thuyền khủng khiếp nhất trong lịch sử hiện đại [5] với hơn 1.6 triệu người bỏ quê hương di tản ra ngoại quốc, trong đó có hàng ngàn trí thức miền Nam [6].

Trên thực tế, nếu hiểu giới trí thức như khái niệm интеллигенция, thì Việt Nam từ đó không còn giới trí thức nữa. Thay vào đó, cụm từ “trí thức xã hội chủ nghĩa (XHCN)” đã ra đời tại miền Bắc XHCN, và sau đó cụm từ này đã chết yểu. Nó cũng tương tự như việc thay thế chủ nghĩa hiện thực trong văn học nghệ thuật bằng “hiện thực XHCN” tại Liên Xô trước đây mà nhiều nước trong khối cộng sản đã bắt chước. “Hiện thực XHCN” đã hoàn toàn phá sản sau khi Liên Xô sụp đổ. Câu chuyện tiếu lâm dưới đây, mà tôi từng được nghe trong thời sinh viên tại Liên Xô, đã nêu rõ thực chất của thứ “hiện thực” này.

Thành Cát Tư Hãn sau khi chinh phạt thế giới, đã trở thành bá chủ một đế quốc mênh mông trải dài từ bờ biển Đông tới lưu vực sông Danube. Tuy nhiên, trong một lần chinh chiến, ông ta đã bị mất một mắt. Có lần vị hoàng đế nhà Nguyên này ban lệnh tìm hoạ sĩ giỏi để vẽ chân dung cho mình. Hoạ sĩ thứ nhất được tiến cử tới yết kiến Thành Cát Tư Hãn, và đã vẽ hoàng đế nhà Nguyên với đầy đủ cả hai mắt tinh. Sau khi bức tranh được hoàn thành và được đem trình hoàng đế xem, Thành Cát Tư Hãn khinh bỉ nói: “Sao lại có cái thứ lãng mạn chủ nghĩa đồi bại thế này?”, rồi ra lệnh chém đầu hoạ sĩ. Hoạ sĩ thứ hai được vời tới. Rút kinh nghiệm thảm khốc từ hoạ sĩ trước, hoạ sĩ này đã vẽ Thành Cát Tư Hãn giống y như thực, tức là với một mắt tinh và một mắt chột. Thành Cát Tư Hãn liếc nhình bức tranh rồi phán: “Tự nhiên chủ nghĩa tục tằn!” Hoạ sĩ thứ hai cũng bị bay đầu. Hoạ sĩ thứ ba đã vẽ chân dung Thành Cát Tư Hãn en profil (chân dung nhìn nghiêng), chỉ thấy con mắt tinh, còn con mắt chột được che khuất trong nửa không nhìn thấy của khuôn mặt. Hoàng đế nhà Nguyên xem tranh và khen: “Đây mới thực sự là hiện thực xã hội chủ nghĩa!”, rồi truyền ban thưởng cho hoạ sĩ.

Trong tác phẩm “Trí thức và vai trò của nó trong quá trình văn hoá”, Vitaly Tepikin đã tổng hợp và đề xuất 10 dấu hiệu của giới trí thức hiện đại là [7]

1 – có lý tưởng đi trước thời đại, nhạy cảm với người xung quanh, lịch sự nhũn nhặn trong biểu hiện;

2 – tích cực lao động trí óc và liên tục tự học;

3 – ái quốc dựa trên niềm tin vào nhân dân và có tình yêu quê hương sâu sắc;

4 – sáng tạo không mệt mỏi và có lối sống giản dị đến khổ hạnh;

5 – độc lập, có khát vọng đạt tới tự do biểu hiện, và tìm thấy mình trong khát vọng đó;

6 -  có quan hệ phê phán đối với chính quyền, lên án mọi biểu hiện của bất công, vô nhân đạo, phản nhân văn, phản dân chủ;

7-  trung thành với niềm tin do lương tâm mình mách bảo, ngay cả trong những điều kiện khó khăn nhất, kể cả phải hy sinh quyền lợi bản thân;

8 – nhận thức thực tế một cách mơ hồ, dẫn đến dao động về chính trị và đôi khi có biểu hiện bảo thủ;

9 – Có niềm oán hận lớn trước những gì không thực hiện được trên thực tế hoặc trong tưởng tượng, kết quả là đôi khi trở nên hoàn toàn khép kín tự cô lập mình;

10 – Các nhà hoạt động chuyên môn trong các lĩnh vực khác nhau, và ngay cả trong cùng một lĩnh vực, thường hiểu lầm nhau, hậu quả là đôi khi nổi cơn ích kỷ hoặc bốc đồng.

Tepikin cho rằng một cá nhân có ít nhất một nửa số dấu hiệu trên đây có thể được gọi là “trí thức theo nghĩa đại khái của từ đó”. Chuyển sang ngôn ngữ Việt Nam đương đại, có thể tạm gọi những người thoả mãn 5/10 biểu hiện nêu trên là các “trí thức dự khuyết”.

Trong giới những người (thực sự) có học vấn của Việt Nam, đại đa số chắc hội đủ ba dấu hiệu cuối (8 – 10). Những người khoa bảng mà lúc đầu từng hoạt động chuyên môn nhưng sau bỏ để ra làm quan thì khó có thể giữ được các dấu hiệu 2, 4 – 10, nếu không nói rằng hai dấu  hiệu còn lại (1 và 3) đối với những người này không phải lúc nào cũng đáng tin cậy.
*
Tương truyền, trong một lần thuyết giảng, triết gia cổ Hy Lạp Plato đã định nghĩa “con người là một động vật đi bằng hai chân và không có lông vũ.” Diogenes – một triết gia cổ Hy Lạp khác –  nghe vậy bèn bắt một con gà, vặt sạch lông, thả vào giảng đường, rồi nói: “Các người hãy nhìn kìa, đó là Con Người theo định nghĩa của Plato!” Nghe nói Plato sau đó đã phải thêm “có móng rộng và bẹt” vào định nghĩa “Con Người” của mình.

Gẩn đây có một vài ý kiến của một số “Plato Việt Nam” muốn xác định lại các tiêu chí thế nào là trí thức. Ngay lập tức họ được các “Diogenes Việt Nam” lên tiếng sửa gáy. Đội quân các “Diogenes Việt Nam” rất hùng hậu, có tới cả ngàn. Thay vì sống trong thùng tô nô, họ sống trong các blog. Họ cũng không xách đèn đi tìm người lương thiện giữa ban ngày [8], bởi dường như đã biết trước câu trả lời. Họ lại càng không có cơ hội để làm như Diogenes khi gặp Alexander Đại Đế. Theo sử gia Plutarch, khi Alexander Đại Đế tới Corinth, những người đứng đầu thành phố và các triết gia đã lũ lượt kéo nhau tới yết kiến Alexander, chỉ riêng Diogenes vắng mặt. Alexander bèn đích thân đi tìm Diogenes, và thấy ông này đang nằm dài sưởi nắng bên cái thùng ông dùng làm chỗ ngủ. Khi Alexander Đại Đế hỏi: “Hỡi nhà hiền triết, ngươi có muốn ta làm gì giúp ngươi không?”, Diogenes đã trả lời: “Ngài hãy đứng tránh sang một bên để khỏi che lấp ánh mặt trời của tôi.” Các triết gia và đám tùy tùng của Alexander Đại Đế nghe vậy cười phá lên, trong khi chính Alexander Đại Đế nói: “Nếu ta không phải là Alexander thì ta đã là Diogenes.”
Giovanni Battista Tiepolo, "Alexander Đại Đế và Diogenes", sơn dầu, 47 x 60 cm (1770). Bảo tàng Cung điện Yusupov tại Saint Petersburg.
Tới đây tôi chợt nhớ tới ca từ trong một bài hát của nhóm hip hop Dead Brez:

Bạn muốn có một chiếc Lexus hay Công Lý?
Một ước mơ hay của cải?
Một chiếc BMW, một chuỗi hạt xoàn, hay Tự Do? [9]

Ca từ này đúng hơn bao giờ hết tại Việt Nam đương đại. Rõ ràng bạn không thể vừa được người ta cấp xe sang (hay tặng nhà to) lại vừa có Tự Do (hay Công Lý). Bạn chỉ có thể chọn một trong hai thứ đó. Lập luận rằng cưỡi xe BMW mới tiến được hoặc tiến nhanh hơn tới Công Lý (hay Tự Do) là ngụy biện, tự dối mình và lừa dối người khác. Đặc biệt, nếu bạn là một người lao động trí óc theo một chuyên môn nào đó, việc bạn chọn cái gì sẽ tự động xếp bạn vào hàng ngũ những “trí thức dự khuyết”, hay vào đám học giả xu thời đang ngày càng lạm phát trên đất nước này.

Tokyo, 25/1/2012





[1] Tên đầy đủ Đại học Tổng hợp Quốc gia Maxcơva mang tên M.V. Lomonosov (Московский Государственный Университет имени М.В. Ломоносова), viết tắt là MGU (МГУ).

[2] Nguyên văn tiếng Nga: “Интеллектуальные силы рабочих и крестьян растут и крепнут в борьбе за свержение буржуазии и ее пособников, интеллигентиков, лакеев капитала, мнящих себя мозгом нации. На деле это не мозг, а говно”. Trích từ V.I. Lenin, Thư gửi A.M. Gorky ngày 15/9/1919, Toàn tập, Tái bản lần thứ 5, NXB Văn học Chính trị, 1978, tập 51, trang 48-49 (В.И. Ленин, Из письма А.М. Горькому от 15 сентября 1919 года, Полное собрание сочинений, издание пятое Изд-во политической литературы, 1978 г. т. 51, стр. 48-49) (Xem bản tiếng Anh tại đây, tiếng Việt tại đây)

[3] Nikolai Alexandrovich Berdyaev (Николaй Алексaндрович Бердяев) (1874 – 1948) – triết gia Nga; thời Sa Hoàng, do tham gia nhóm Marxist nên từng bị bắt năm 20 tuổi và bị đày biệt xứ; năm 29 tuổi do chỉ trích Nhà Thờ Chính thống Nga nên bị kết tội báng bổ và bị đày đi Siberia; dưới thời Xô Viết do không chịu chấp nhận chính thể của đảng Bolshevik áp đặt sự thống trị của nhà nước độc tài lên tự do cá nhân, nên đã bị chính quyền Xô Viết trục xuất cùng hơn 160 nhà văn và học giả danh tiếng khác sang Đức bằng tàu thủy vào tháng 9/1922 (từ một danh sách gồm 280 người bị bắt trong đó có 32 sinh viên).

Heroes & Killers of 20the Century: Joseph Stalin:http://www.moreorless.au.com/killers/stalin.html

[5] Theo báo cáo của Cao ủy Liên Hiệp Quốc về người tị nạn, 1/3 số thuyền nhân  (boat people)  Việt Nam đã chết trên biển vì bị giết, bão, bệnh tật, đói. Thống kê của Cao ủy này cho biết chỉ riêng năm 1981 có 15095 thuyền nhân  Việt Nam đã vượt biên từ Việt Nam tới được Thái Lan trên 455 thuyền. Trong số đó có 352 thuyền (77%) bị bọn hải tặc tấn công. Số vụ tấn công là 1149 tức trung bình mỗi chiếc thuyền bị hải tặc tấn công hơn 3 lần. 571 người Việt Nam đã bị hải tặc giết. 599 phụ nữ Việt Nam đã bị hải tặc hãm hiếp. 243 người Việt Nam đã bị bắt cóc.

[6] Postwar Vietnam: Dynamics of a transforming society, Ed. Hy V. Luong, (Rowman & Littlefield Publishers Inc., 2003).

[7] Виталий Тепикин, Интеллигенция, ее роль в культурном процессе. Vitaly Tepikin là tiến sĩ lịch sử, chuyên gia về lý thuyết và lịch sử trí thức, giáo sư thuộc viện Tri thức khoa học tự nhiên Nga (Российская академия естествознания).

[8] Diogenes từng xách đèn đi ngoài phố giữa ban ngày. Khi được hỏi làm gì đấy, ông trả lời: “Tôi đi tìm một người lương thiện.” Tương truyền ông chỉ gặp toàn bọn bất lương và vô lại.

[9] Nguyên văn: You would rather have a Lexus or Justice? A dream or some substance? A Beamer, a necklace or Freedom?


Toàn văn bức thư trong đó Lenin gọi trí thức là cứt

Nguyễn Đình Đăng dịch từ nguyên văn tiếng Nga:
Полное собрание сочинений, т. 51, стр. 48-49

Lời giới thiệu của người dịch:

Trong cuộc nội chiến Nga sau cách mạng tháng 10, chính quyền bolshevik, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Lenin, đã tiến hành cuộc Khủng bố Đỏ (1918 – 1923). Vào mùa thu năm 1919 hàng loạt trí thức tại Petrograd (tên của Saint Petersburg thời đó) đã bị cáo buộc âm mưu phản loạn và đã bị bắt. Nhà văn Maxim Gorki đã viết thư đề nghị Lenin ngừng khủng bố trí thức. Lenin đã viết bức thư trả lời dưới đây, trong đó ông gọi các trí thức thân Hiến Dân là cứt (Xem chú giải [1] về Đảng Hiến Dân).

Vậy những trí thức bị Lenin liệt vào loại “thân Hiến Dân” và bị Lenin gọi là cứt là những ai? Theo nhà văn Alexandr Solzhenitsyn (1918 – 2001) thì đó là 80% giới trí thức Nga. A. Solzhenitsyn từng bị giam 11 năm (1945 – 1956) trong các nhà tù và trại tập trung Xô-Viết. Được trao giải Nobel văn chương năm 1970 nhưng không thể đi nhận, ông nhận giải thưởng này năm 1974 tại Thụy Điển sau khi bị trục xuất khỏi Liên Xô vào năm đó. Ông quay trở lại tổ quốc năm 1994 sau khi Liên Xô sụp đổ.

Trong tác phẩm «Quần đảo GULAG», A. Solzhenitsyn viết: “Thân Hiến Dân có nghĩa là gì? Đó không phải là những người về phe chủ nghĩa quân chủ cũng chẳng phải những người của phe chủ nghĩa xã hội, mà đó là toàn bộ giới khoa học, đại học, văn nghệ sĩ, và tất nhiên là toàn bộ giới kỹ nghệNgoài các nhà văn cực đoan, những nhà thần học và các lý thuyết gia chủ nghĩa xã hội, toàn bộ giới trí thức còn lại, 80% của giới này, là những người thân Hiến Dân,” (Xem A. Solzhennitsyn, Quần đảo GULAG, Tập 1, trang 44, khổ thứ 3, từ dòng thứ 6).

Trong thư, Lenin lấy Korolenko làm mẫu người của trí thức tư sản. Chú giải [4] giải thích Korolenko là ai.
N.Đ.Đ.

Thư V.I. Lenin gửi A.M. Gorky
15/IX [1]

Alexei Maximưch thân mến,

Tôi đã tiếp Tonkov, và ngay cả trước khi tiếp ông ta và trước khi nhận được thư của Ông chúng tôi trong Trung Ương đã quyết định bổ nhiệm Kamenhev và Bukharin kiểm tra việc bắt các trí thức tư sản loại thân Hiến Dân [2] và để thả những ai có thể thả được. Bởi đối với chúng tôi rõ ràng là đã có những sai lầm trong việc này.

Và cũng rõ ràng rằng, việc bắt đám Hiến Dân (và thân Hiến Dân) là cần thiết và đúng đắn.

Khi tôi đọc quan điểm thẳng thắn của Ông về việc này, tôi đặc biệt nhớ lại câu nói của Ông đã in sâu vào đầu tôi trong những cuộc trò chuyện giữa chúng ta (tại London, ở Capri và sau đó):

“Giới nghệ sĩ chúng tôi là những người vô trách nhiệm.”

Chính thế đấy! Vì chuyện gì mà Ông lại nói những lời lẽ cực kỳ giận dữ như vậy? Vì chuyện vài chục (hoặc ngay cả vài trăm) ông kễnh Hiến Dân và thân Hiến Dân ngồi tù vài ngày để tránh âm mưu kiểu vụ đầu hàng Đồi Đỏ [3], những âm mưu đe dọa cái chết của hàng chục ngàn công nhân và nông dân.
Thật là thảm hoạ, cứ thử nghĩ mà xem! Thật là bất công! Cho bọn trí thức ngồi tù vài ngày hoặc thậm chí cả vài tuần đi nữa để tránh cho hàng chục ngàn công nhân và nông dân bị giết hại!

“Giới nghệ sĩ là những người vô trách nhiệm.”

Trộn lẫn “các lực lượng trí tuệ” của nhân dân với “lực lượng” trí thức tư sản là sai. Tôi lấy Korolenko [4] làm mẫu người của bọn trí thức tư sản: Gần đây tôi có đọc cuốn sách mỏng hắn viết vào tháng 8 năm 1917 nhan đề “Chiến tranh, Tổ quốc và Nhân loại.” Korolenko trên thực tế là một kẻ thân Hiến Dân nhất, gần như là một tên menshevik. Thật là một kiểu chủ chiến đê tiện, xấu xa, kinh tởm, được che đậy bằng những lời lẽ đường mật! Một con buôn bị cầm tù bởi những thành kiến tư sản. Đối với các ông kễnh này thì 10 triệu người bị giết trong cuộc chiến tranh đế quốc là việc đáng ủng hộ (bằng những việc trong các câu chữ đường mật “chống” chiến tranh), còn sự hy sinh của vài trăm ngàn người trong cuộc nội chiến chân chính chống bọn địa chủ và lũ tư bản thì lại gây nên những “ối”, “oái”, những tiếng hổn hển, và những cơn động kinh.
Không. Chẳng có gì là tội lỗi khi cho những “tài năng” như thế ngồi tù vài tuần, nếu đó là việc phải làm để tránh các âm mưu (kiểu vụ Đồi Đỏ) và cái chết của hàng chục ngàn người. Chính chúng tôi đã lật tẩy các âm mưu này của bọn Hiến Dân và thân Hiến Dân. Và chúng tôi biết bọn giáo sư thân Hiến Dân luôn luôn giúp đỡ bọn âm mưu phản loạn. Đó là sự thật.

Các lực lượng trí tuệ của công nông đang trưởng thành vững mạnh trong cuộc đấu tranh lật đổ tư sản và bọn đồng lõa, lũ trí thức – đầy tớ của tư bản, những kẻ tưởng mình là bộ não của quốc gia. Trên thực tế, bọn chúng không phải là bộ não mà là cứt.

Đối với “các lực lượng trí tuệ” mong muốn đem khoa học cho nhân dân, chứ không phải làm tôi tớ cho tư bản, chúng tôi trả tiền côngtrên mức trung bình. Đó là sự thật. Chúng tôi giữ gìn họ. Đó là sự thật. Chúng ta có hàng chục ngàn sĩ quan phục vụ Hồng quân và chiến thắng cho dù có hàng trăm tên phản bội. Đó là sự thật.

Còn về tâm trạng của Ông, “hiểu” thì tôi có hiểu (một khi Ông đã bắt đầu nói không biết liệu tôi có hiểu Ông không). Khi ở Capri và sau đó tôi đã nhiều lần nói với Ông: Ông quây quần với các phần tử xấu nhất của giới trí thức tư sản và nghe theo tiếng rên rỉ của chúng.

Ông nghe thấy và nghe theo  tiếng kêu la của vài trăm trí thức nhân vụ bắt bớ “khủng khiếp” trong vài tuần lễ, còn tiếng nói của quần chúng, của hàng triệu công nông, đang bị bọn Denikin, Kolchak, Liazonov, Rodzianko, bọn Đồi Đỏ âm mưu phản loạn, (và những tên Hiến Dân khác) đe doạ – tiếng nói đó thì Ông không nghe thấy và không nghe theo. Tôi hiểu lắm chứ, hiểu lắm chứ, rằng có thể sa đà không chỉ tới mức, kiểu như “Hồng quân cũng là kẻ thù của nhân dân chẳng khác gì bọn Bạch Vệ” (các chiến sĩ đấu tranh lật đổ bọn tư bản và địa chủ cũng là kẻ thù của nhân dân chẳng khác gì bọn địa chủ với bọn tư bản), mà còn tới mức tin vào Chúa Trời và bố già Sa Hoàng. Tôi hiểu lắm chứ.

Này, này, Ông sẽ chết đấy *) nếu không tự rứt ra khỏi bọn trí thức tư sản đó. Tôi chân thành mong Ông thoát ra mau mau.

Gửi Ông những lời chào tốt đẹp nhất!
Lenin của Ông
*) Bởi vì đúng là Ông không viết gì! Đối với một nghệ sĩ, phung phí bản thân mình cho tiếng rên rỉ của bọn trí thức thối nát và lại không viết thì thật chẳng phải là cái chết, là một sự nhục nhã hay sao?
Viết ngày 15/9/1919
Gửi đi Petrograd           
Công bố lần đầu tiên, theo bản thảo

Chú giải của người dịch:

[1] Vào năm 1919, Lenin 49 tuổi, Gorky 51 tuổi.

[2] Hiến Dân: кадет (đọc là “ka-điet”), tên viết tắt của Đảng Hiến pháp Dân chủ (Конституционно-демократическая партия), còn được gọi là Đảng Tự Do Nhân Dân (Партия Народной Свободы), thành lập năm 1905, chủ trương cải cách triệt để Nhà nước Nga thành nhà nước quân chủ lập hiến. Vào năm 1906, lúc đầu Đảng Hiến Dân chiếm đa số ghế trong Nghị viện Nga (Дума). Sau khi Sa Hoàng thoái vị sau cách mạng tháng 2/1917, Nghị viện Nga và Xô-Viết Petrograd (do Đảng Bolshevik – tức đảng cộng sản do Lenin đứng đầu – lãnh đạo) tranh giành quyền lực. Sau cách mạng tháng 10 Nga, những người bolshevik tuyên bố Đảng Hiến Pháp Dân chủ là “kẻ thù của nhân dân”, Lenin đã ra lệnh bắt và thủ tiêu các lãnh tụ Đảng Hiến Dân.

[3] Ngày 13/6/1919, khi cánh quân Bạch Vệ phía bắc của tướng A.P. Rodzyanko tấn công Petrograd, đội quân bảo vệ pháo đài Đồi Đỏ (Красная Горка) đã nổi dậy chống lại những người bolshevik. Nhưng 3 ngày sau, cuộc nổi dậy đã bị những người bolshevik dập tắt. Quân Bạch Vệ không kịp ứng cứu vì khi được tin về cuộc nổi dậy thì đã quá muộn.
Chân dung V.G. Korolenlo do Ilya Repin vẽ năm 1912
[4] Vladimir Galaktionovich Korolenko (Влaдимир Галактионович Короленко) (1853-1921) – nhà văn, nhà báo, nhà tranh đấu cho nhân quyền, người theo chủ nghĩa nhân đạo. Ông là người phê phán mạnh mẽ chế độ Sa Hoàng và chế độ bolshevik (cộng sản). Ông sinh tại Zhitomir, Ukraina, là con của một quan tòa địa phương. Do tham gia phong trào Dân Tuý, ông bị đuổi học khỏi cả hai trường đại học công nghệ Saint Petersburg (1871) và viện nông lâm Petrov tại Moscow (1874). Năm 1876 ông bị bắt đi đày tại Kronstadt. Ông còn bị chế độ Sa Hoàng đày ải thêm 2 lần nữa (1879, 1881 – 1884). Ông nổi tiếng về các truyện ngắn viết trong những năm 1879, 1885, 1892 – 1900. Từng là viện sĩ viện Hàn Lâm Văn học Nga, nhưng ông đã ly khai năm 1902 sau khi Maxim Gorky bị khai trừ khỏi viện Hàn Lâm vì tham gia cách mạng. Nhà văn Anton Chekhov cũng ly khai vì lý do này. Korolenko lúc đầu hoan nghênh cách mạng tháng 10 Nga năm 1917, nhưng chẳng bao lâu sau khi những người bolshevik lộ rõ bản chất chuyên quyền bạo ngược, Korolenko đã lên tiếng chống lại họ. Trong cuộc nội chiến ông đã phê phán cả Khủng bố Đỏ (do chính quyền bolshevik tiến hành) và Khủng bố Trắng (của phe Bạch Vệ). Ông cổ vũ cho nhân quyền và chống lại những bất công và khủng bố của đấu tranh giai cấp. Ông mất tại Ukraina ngày 25/12/1921.

22 nhận xét:

  1. Nga thu Tri Thuc
    khong dung nhu vay, khoa hoc vu tru Nga Xo hon My, Tri thuc Nga duoc trong dung
    Tri thuc phan khang chi la mot thanh phan trong nhieu thanh phan, khong the chup mu, ket luan voi va
    Tri thuc theo dinh nghia la nguoi co tam nhin hon nguoi binh thuolng, biet danh gia van de chinh xac, hand dong hieu qua va phai t
    thanh cong, ket qua cuoi cung la danh gia khach quan nhat

    Theo dinh nghia nay VNam khong co tri thuc ma chi co nhung nguoi tu cho minh la tri thuc

    Trả lờiXóa
  2. Làm trí thức là khó

    Posted on Tháng Hai 1, 2012 by tumathien

    Làm trí thức trong thời buổi này còn khó hơn. Giáo sư Nguyễn Huệ Chi bộc bạch rằng bị đối xử hơn những con bò, còn Giáo sư Chu Hảo thì bảo ViệtNamchưa có tầng lớp trí thức đúng nghĩa. Bà Phạm Thị Hoài nói ông Chu Hảo là một nhà đối lập trung thành, ông Lữ Phương nói bà Phạm Thị Hoài bị lừa về mặt chữ nghĩa khi dùng chữ “đối lập trung thành”. Giáo sư Ngô Bảo Châu nổi tiếng với câu nói “lề phải hay lề trái là việc của con cừu…” rồi lên tiếng về vụ Cù Huy Hà Vũ được báo lề trái tán thưởng vô cùng, sau đó Giáo sư cũng bị một vài blogger lề trái phê phán vì đã nhận quá nhiều tiền, tài sản có giá trị từ phía chính quyền và đại gia.
    Trong tình thế hiện nay, dư luận đang tranh luận sôi nổi về vai trò của trí thức, toàn là những người giỏi và nổi tiếng nên ai nói cũng hay, cũng đúng cả, có lẽ đó là bản chất của trí thức, tranh luận để đi đến tận cùng của chân lý.
    Chân lý là gì ?
    Theo Tư Mã Thiên, chân lý đơn giản chỉ là yếu tố đúng nhất vào thời điểm cụ thể. Cứ mãi đi tìm chân lý thì sẽ chẳng đi đến đâu, chân lý chỉ có giá trị là động lực thức đẩy trí thức tìm tòi những cái mới. Đối với khoa học tự nhiên, hạt nhỏ nhất là gì ? Có ai dám khẳng định quá trình tìm hạt nhỏ nhất đã đi đến đích ? Trái đất này có phải là hành tinh duy nhất có sự sống ? Định luật bảo toàn năng lượng của Enstein có phải là chân lý ? Nếu ai cho rằng đó là chân lý thì người đó sẽ không thể tìm ra cái mới trong tự nhiên. Rồi sau này con cháu chúng ta sẽ chỉ ra rằng những chân lý đã tìm ra ở trên chỉ là một mớ kiến thức rời rạc mà thôi. Khoa học tự nhiên như vậy thì khoa học xã hội còn phức tạp đến thế nào. Sự phức tạp, rối loạn hay phát triển của xã hội là do con người, “con người là tổng hòa các mối quan hệ của xã hội” mà. Mỗi một con người là tổng thể của tất cả các yếu tố tự nhiên và xã hội, chỉ riêng con người thôi thì đến cả ngàn năm nữa cũng chưa nghiên cứu được hết.
    Vai trò của trí thức là đi tìm cái mới tốt hơn cái cũ, phản biện cũng là việc đó, tranh luận cũng việc đó. Nhưng “chửi” nhau thì không đi đến đó. Nếu các vị trí thức cứ cãi nhau theo cách ở trên thì có phải đó là việc của con cừu ? Thế mới thấy làm trí thức thì dễ nhưng làm trí thức đúng nghĩa thật khó, làm con bò thì dễ, nhưng “mổ” được con bò thì thật khó.
    Tư Mã Thiên, đầu xuân Nhâm Thìn

    Trả lờiXóa
  3. Blogger Hòa Bình có viết : Đi trước tiến xỹ Diện một bước tiến xỹ Diện dầu gì cũng là "chí không ngủ", vả lại Khoằm cũng muốn ghi nhận ý tưởng Đề cử “Người đàn ông của năm 2012 - Đoàn Văn Vươn” của Hòa Bình là đầu tiên nên cho vào đây luôn.

    Tấm lòng của tiến xỹ Diện đối với anh Vươn qua những bài cóp bết của tiến xỹ về vụ Tiên Lãng và qua các phong trào ủng hộ anh Vươn mà tiến xỹ khởi xướng trên NXD’s lóc, khiến mình suy nghĩ nhiều về anh Vươn, và cũng thấy mình cần phải làm một điều gì đó cho anh.

    Ngẫm các bác trí thức đã hiểu cho anh Vươn là “bị dồn vào đường cùng” thì ắt phải hiểu hành động chống trả của anh là “liều mạng” thôi, chả khác được. Từ này mình dùng là theo đúng ngữ cảnh, không có ý đánh giá thấp anh ấy đâu ạ. Nên nghĩ lại thấy tiếc cho anh Pha của bác Nguyễn Công Hoan. Hồi ấy nước mình chắc chưa có trí thức nên ai ai cũng chỉ thấy than thở oán trách chế độ thực dân phong kiến bạo tàn o ép khiến anh ấy phải làm liều, mà chả có ai vi phân, vĩ phân để gắn vào hành vi liều mạng của anh những ý nghĩa cao cả, rạng ngời chính nghĩa, xứng danh anh hùng. Anh Vươn bây giờ toàn được đem ra ví với anh Pha ngày xưa chứ đâu, nhưng anh Vươn thì thành anh hùng, anh Pha không.

    Mà mình đảm bảo 100% với các bác trí thức là anh Vươn không nghĩ như các bác, không nghĩ gì đến chính nghĩa, cao cả, anh hùng gì ráo, cả khi xưa chơi hoa cải ngoài đầm lẫn lúc này bó gối trong trại. Lúc ngoài đầm anh ấy chỉ thấy nóng hết cả người, còn lúc này thì đang cóng hết cả người. Thế thôi. Có chăng là bớt lạnh tý khi mới rồi nghe luật sư Hùng thông báo kết luận của bác 3D.

    Nhưng nghĩ thế nào là chuyện của anh Vươn, còn với các bác trí thức thì dứt khoát anh phải như các bác ấy nghĩ. Giờ nhỡ ra mà anh ấy có phát biểu, có khai những gì trái ý các bác thì dứt khoát là vì bị ép cung, mớm cung thôi (nói tới đây tự nhiên nhớ bạn Lê Công Định ghê). Nên anh Vươn phải là anh hùng, no way else.

    Cũng nói thật với các bác trí thức, đời mình cũng chả phải lúc nào cũng suôn sẻ mỗi khi có những việc phải dính đến phường – xã, quận – huyện, tỉnh – thành, nên mình thề là mình cũng hiểu và không bênh gì bọn quan lại ở Quang Vinh, Tiên Lãng mới Hải Phòng tẹo nào đâu. Điểm này đích thị là “ý các bác giống với ý em” đấy.

    Nhưng riêng cái chuyện anh Vươn thì thành thật là mình chỉ muốn “làm theo” các bác tý, đặng có chút “tiếng thơm” ... trên mạng thôi, hehe.

    Nhưng các bác đã làm được bao nhiêu là chuyện rồi, mình phải làm gì nhỉ ?

    Ah, nhân lúc tiến xỹ Diện, trí thức hàng đầu của các trí thức đang mải mê tập hợp tiền của và chữ ký cho anh Vươn thì mình phải tranh thủ vượt lên mới được.

    Nhớ năm ngoái lơ đãng, để cho tiến sỹ Diện sau khi làm bao nhiêu việc cho công cuộc biểu tình mà còn kịp tổng kết và đề cử chị Hằng làm “Người phụ nữ của năm 2011”, mình cứ tiếc mãi. Năm nay, việc này nhẽ thường phải đến cuối năm mới làm, nhưng mình nhận thấy, cho dù chuyện anh Vươn xảy ra hồi đầu tháng 1 năm 2012, song khả năng xuất hiện của một nhân vật khác nổi trội hơn anh Vươn trong
    11 tháng còn lại của năm là rất mong manh, nói thẳng luôn là không thể, nên mình cứ làm trước cái đã, đó là :

    Đặt cục gạch xí phần ý tưởng ngay và luôn: Đề cử “Người đàn ông của năm 2012 - Đoàn Văn Vươn”

    Xin lỗi tiến xỹ Diện, mình đi trước tiến xỹ một bước. Cuối năm tiến xỹ có định đề cử ranh hiệu này thì đi tìm người khác, đừng động vào anh Vươn của mình, nhá. Đã là tiến xỹ ai lại đi đạo ý tưởng của người khác, nhể.

    Các bạn có vào đọc bài này thì ghi nhận dùm ý tưởng này của mình là đầu tiên nhé. Xin cảm ơn.

    Trả lờiXóa
  4. Cỗ lòng của tiến xỹ Diện đối với anh Vươn qua những bài cóp bết của tiến xỹ về vụ Tiên Lãng và qua các phong trào ủng hộ anh Vươn mà tiến xỹ khởi xướng trên NXD’s lóc, khiến mình suy nghĩ nhiều về anh Vươn, và cũng thấy mình cần phải làm một điều gì đó cho anh.

    Ngẫm các bác trí thức đã hiểu cho anh Vươn là “bị dồn vào đường cùng” thì ắt phải hiểu hành động chống trả của anh là “liều mạng” thôi, chả khác được. Từ này mình dùng là theo đúng ngữ cảnh, không có ý đánh giá thấp anh ấy đâu ạ. Nên nghĩ lại thấy tiếc cho anh Pha của bác Nguyễn Công Hoan. Hồi ấy nước mình chắc chưa có trí thức nên ai ai cũng chỉ thấy than thở oán trách chế độ thực dân phong kiến bạo tàn o ép khiến anh ấy phải làm liều, mà chả có ai vi phân mới cả vĩ phân để gắn vào hành vi liều mạng của anh những ý nghĩa cao cả, rạng ngời chính nghĩa, xứng danh anh hùng. Anh Vươn bây giờ toàn được đem ra ví với anh Pha ngày xưa chứ đâu, nhưng anh Vươn thì thành anh hùng, anh Pha không.

    Mà mình đảm bảo 100% với các bác trí thức là anh Vươn không nghĩ như các bác, không nghĩ gì đến chính nghĩa, cao cả, anh hùng gì ráo, cả khi xưa chơi hoa cải ngoài đầm lẫn lúc này bó gối trong trại. Lúc ngoài đầm anh ấy chỉ thấy nóng hết cả người, còn lúc này thì đang cóng hết cả người. Thế thôi. Có chăng là bớt lạnh tý khi mới rồi nghe luật sư Hùng thông báo kết luận của bác 3D. Nhưng nghĩ thế nào là chuyện của anh Vươn, còn với các bác trí thức thì dứt khoát anh phải như các bác ấy nghĩ. Giờ nhỡ ra mà anh ấy có phát biểu, có khai những gì trái ý các bác thì dứt khoát là vì bị ép cung, mớm cung thôi (nói tới đây tự nhiên nhớ bạn Lê Công Định ghê). Nên anh Vươn phải là anh hùng, no way else.

    Cũng nói thật với các bác trí thức, đời mình chả phải lúc nào cũng suôn sẻ mỗi khi có những việc phải dính đến phường – xã, quận – huyện, tỉnh – thành, nên mình thề là mình cũng hiểu và không bênh gì bọn quan lại ở Quang Vinh, Tiên Lãng mới Hải Phòng tẹo nào đâu. Điểm này đích thị là “ý các bác giống với ý em” đấy.

    Nhưng riêng cái chuyện anh Vươn thì thành thật là mình chỉ muốn a dua với các bác tý, đặng có chút “tiếng thơm” ... trên mạng thôi, hehe.

    Nhưng các bác đã làm được bao nhiêu là chuyện rồi, mình phải làm gì nhỉ ?

    Ah, nhân lúc tiến xỹ Diện, trí thức hàng đầu của các trí thức đang mải mê tập hợp tiền của và chữ ký cho anh Vươn thì mình phải tranh thủ vượt lên mới được.

    Nhớ năm ngoái lơ đãng, để cho tiến sỹ Diện sau khi làm bao nhiêu việc cho công cuộc biểu tình mà còn kịp tổng kết và đề cử chị Hằng làm “Người liền bà của năm 2011”, mình cứ tiếc mãi. Năm nay, việc này nhẽ thường phải đến cuối năm mới làm, nhưng mình nhận thấy, cho dù chuyện anh Vươn xảy ra hồi đầu tháng 1 năm 2012, song khả năng xuất hiện của một nhân vật khác nổi trội hơn anh Vươn trong 11 tháng còn lại của năm là rất mong manh, nói thẳng luôn là không thể, nên mình cứ làm trước cái đã, đó là :

    Đặt cục gạch xí phần ý tưởng ngay và luôn : Đề cử “Người liền ông của năm 2012 - Đoàn Văn Vươn”

    Xin lỗi tiến xỹ Diện, mình đi trước tiến xỹ một bước. Cuối năm tiến xỹ có định đề cử ranh hiệu này thì đi tìm người khác, đừng động vào anh Vươn của mình, nhá. Đã là tiến xỹ ai lại đi đạo ý tưởng của người khác, nhể.

    Các bạn có vào đọc bài này thì ghi nhận dùm ý tưởng này của mình là đầu tiên nhé. Xin cảm ơn.

    (PS : Bài đã có edit một tý vào ngày 19/02/2012)

    Trả lờiXóa
  5. taynguyen2004: Úi, em đi đâu cũng gặp bác Khoằm, lượn từ blog Hòa Bình qua đây luôn

    Trả lờiXóa
  6. Hì hì, cháu khỏe chứ nường!

    Trả lờiXóa
  7. Phọt Phẹt thế mà nóng kinh

    Trả lờiXóa
  8. Cái multiply này khó xài quá bạn ơi

    Trả lờiXóa
  9. Chào đ/c Khoằm

    Ngay đoạn đầu tiên bài của dinhdang là hơi lạ nhá

    Thằng viết bài này rõ là rận rồi
    Trường đại học tổng hợp bên LX chẳng bao giờ yêu cầu lý lịch của sinh viên ngoại quốc cả, chẳng có chỗ nào yêu cầu tên hay nghề nghiệp của cha mẹ sinh viên ngoại quốc cả.
    Chỉ có VN với nhau yêu cầu khai lý lịch mà thôi.
    Sinh viên ngoại quốc cũng chẳng bao giờ làm việc gì với "giáo vụ" cả!

    SV ngoại quốc hồi đó 1 khi đã vào trường thì chỉ có học thôi, thỉnh thoảng làm việc với thằng đề-can ngoại quốc (trưởng khoa phụ trách 1 số việc liên quan đến sinh viên ngoại), trong trường nó chỉ biết tên mình, khoa và năm thôi, 3 cái thứ lý lịch này nọ là do bọn VN quản lý lưu học sinh (ở sứ quán VN ở Mát-xco-va) nó quản lý, và bọn đơn vị (tập thể sinh viên VN trong trường) nó quản lý, không liên quan gì đến bọn LX cả.

    Trả lờiXóa
  10. Bạn quangiao nói chính xác, mẹ cái kiểu nói hùa theo, bịa đặt ghét thế không biết. Trường tổng hợp Moscow là trường nổi tiếng, sinh viên đến từ khắp nơi trên thế giới, đéo có chuyện khai thành phần lý lịch nộp cho giáo vụ, địt mẹ thằng Đăng Nguyễn Đình nó làm như có mình nó là học ở trường đó ra không bằng. Nói bọn quản lý sv của sứ yêu cầu thì đúng. Bọn Nga hồi đó đâu đến nỗi cú đỉn như VN hồi đó.

    Trả lờiXóa
  11. Chào bác Quản Giáo và bạn lomcom!

    Bọn rận từ xưa đến giờ nói ra rả Lê Nin, Mao nói "trí thức không bằng cục phân", trên kia là ngữ cảnh và câu nói của Lê Nin do chính tay Đăng sưu tầm và dịch, còn câu nói của Mao nữa, lúc nào quởn Khoằm đăng nốt!

    Nếu các bác để ý, sẽ thấy Khằm mượn bài viết, bản dịch của Đăng nhằm mục đích gì ngay thôi!

    Trả lờiXóa
  12. Blogger Beo cũng đăng lại bài viết và bôi đỏ vài đoạn cho rõ ý bạn Thuyền lá tre, ở đây: NGHE HƠI NỒI CHÕ

    Ngoài ra Beo còn chơi thêm bài: GỬI GIAI THUYẾT
    Bố tổ, sao nhiều kiến thức đến trẻ con nó còn thông tỏ, mà các nhà mang danh khoa học ta không biết, là thế nào nhỉ. Như Thuyết.

    Cựu nghị cuốc hội, vừa hoắng trên bờ bờ cờ, chỉ giáo Ninh Thuận nên dừng lại việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân.

    Về môi trường, điện hạt nhân so với nhiệt và thủy điện, thì cái nào sạch hơn, ít phá vỡ cấu kết tự nhiên của thiên nhiên hơn, hả Thuyết?

    Về an toàn. Thôi, chị chả hỏi câu khó thế cho Thuyết nữa. Chị chỉ Thuyết này, chịu khó Google xem, trong ba phương tiện ô tô, tàu hỏa và máy bay, tỉ lệ bị tai nạn cái nào cao nhất nhé. Vụ này na ná vụ điện đóm nhưng dễ hiểu hơn, cho trình Thuyết.

    Này nữa, Thuyết tìm xem có chỗ nào họ lôi cố tổ đám ra quyết định
    xây điện Nhật bản (thêm đám Chéc bưn cho nó máu số nhiều) ra chửi, chỉ hộ chị cái.

    Riêng cái đẫn an toàn kinh tế, giữa dững công chình của đám bạn Thuyết và đám chuyên gia Âu Mỹ Nhật hùa thêm thằng két tiền thế giới, giữa thằng vác mồm lên mạng phán đầy cảm tính và thằng ngồi hàng tháng cộng trừ nhân chia thối óc, chị xúi anh Ba chị rồi, nghe mịa nó một thôi.

    Trả lờiXóa
  13. Luật sư Hùng trả lời thư Hòa Bình gửi

    Đáng ra không cần viết thư, nhưng vì không muốn Vinh làm phiền nữa nên viết thư cho Vinh đọc.

    Quan điểm của mình rất rõ ràng, bất cứ luật sư nào khi vào cuộc, đều cần có kinh nghiệm, bản lĩnh, và có cách làm việc độc lập cần tôn trọng, không cần sự chỉ đạo từ Vinh.

    Hùng cũng thế, vẫn đang làm tất cả những gì Hùng thấy đúng, đúng luật, đúng lẽ đời, và tìm mọi cách bào chữa để có lợi nhất cho thân chủ của mình, pháp luật cho phép như vậy, lương tâm và đạo đức của luật sư khuyến khích làm điều đó. Mình không muốn đánh mất những điều đó nên mình không trả lời điện thoại Vinh.

    Với tư cách luật sư, Hùng đã đề nghị chuyển vụ án anh Vươn sang tòa quân sự Quân khu 3. Hùng làm như thế vì Hùng thấy điều đó đúng và có lợi cho thân chủ của mình chứ và không cần Vinh ban cho cái quyền đó.

    Liên quan tới những chỉ đạo của Vinh với Hùng, Hùng nói ngắn gọn thế này:

    + Căn cứ vào kết luận của Thủ tướng, việc cưỡng chế trái pháp luật và trái đạo lý thì mặc nhiên hành vi của anh Quý và những người nhà là chống lại cái sự sai trái ấy: Mình biết Vinh không được học hành đầy đủ về luật nên mình chỉ nói tóm gọn với Vinh là luật không đơn giản như thế

    + Về tội danh: Hùng nghĩ Hùng biết Hùng cần phải làm gì và làm điều gì mới cần thiết vào lúc này. Những gì Hùng nghĩ không nhất thiết trùng với chỉ đạo của Vinh.

    + Vinh nói là chẳng ai lại không mong muốn có nhiều người bào chữa cho mình, nhưng thân chủ mình muốn như thế Vinh ạ. Tại sao Vinh lại cứ ép Hùng đi ngược lại mong muốn của thân chủ và ý định của Hùng nhỉ? Có lúc Hùng cũng như Vinh, cũng nói những điều độc giả muốn nghe, ví dụ như việc mình bảo mình muốn có nhiều luật sư cùng mình tham gia bào chữa. Nhưng nói thật với Vinh là làm thế khác gì mình chửi mình ngu hả Vinh.

    Vinh cũng đãi bôi lắm cơ, nếu Vinh không có băn khoăn về mình thì Vinh đã chẳng cung cấp cho mình một danh sách chỉ đạo dài đến thế Vinh nhỉ, hay ví dụ như cái chỉ đạo dưới này, chắc không phải là băn khoăn của Vinh về mình đâu nhỉ:

    “Và cuộc sống không phải ai cũng có thể giỏi mọi lĩnh vực, ngay cả luật sư cũng không thể giỏi nhiều lĩnh vực, vì thế, luật sư Hùng cần phải gặp gỡ những luật sư có kinh nghiệm để cùng bàn bạc trước khi đưa ra một quyết định, chẳng hạn như quyết định kiến nghị chuyển vụ án sang tòa quân sự, có vội vàng không? Có cần thiết không? Có lợi cho thân chủ không? Hay kiến nghị chuyển vụ án lên Bộ công an, hoặc kiến nghị thay đổi tội danh có lợi hơn?”

    P/S:
    1. Mình không thích viết CM ở blog của Vinh.
    2. Mình muốn Vinh viết CM ở blog Hòa bình

    Chú ý: Hùng ở đây là nhân vật giả định, không nhất thiết phải khác Hùng mà Nguyễn Quang Vinh tống đạt yêu cầu CM trên blog Cu Vinh.

    Trả lờiXóa
  14. Hòa Bình bỡn cợt cu Vinh, em cặc Lập

















    Mình có đọc thư cu Vinh gửi cho Hùng trên blog cu Vinh, thấy chưa yên tâm vì không biết Hùng có đọc chưa, và đọc rồi thì có hiểu hết ý cu Vinh không ? Người nổi tiếng (online) thì viết cái gì cũng nhiều ẩn ý, trong khi có người lại bảo Hùng là “còn quá ít kinh nghiệm và cả kiến thức xã hội, chính trị” nên mình cứ thấy lo lo là.

    Trả lờiXóa
  15. NÓI PHẢI CỦ CẢI CŨNG NGHE (KÌ 2)
    Đăng ngày: 08:47 24-04-2012
    2. Về văn hóa (tiếp)

    Tòan giáo sư mà đặt vấn đề về văn hóa như Bản Ý kiến, Beo cho là tầm quá thấp. Beo mượn ý một anh bạn doanh nhân, mạo muội viết lại phần nguyên nhân dẫn đến hiện trạng văn hóa nước nhà như sau:

    Tâm lí và nhu cầu sống gấp đang trở nên vô cùng thịnh hành, đặc biệt với những người đang có quyền lực cứng (hard power). Vì sao: Bất an vào tương lai; Bất ổn về thể chế; Bất định về tư tưởng; Bất lực của người thủ lĩnh (hay không có thủ lĩnh); Bất đồng của các giá trị văn hóa (trong giai đoạn tích lũy tư bản đồng thời tích lũy các giá trị văn hóa thay thế dần bảng giá trị cũ không còn phù hợp).

    Tương tự như về Văn hóa, về Giáo dục, Y tế, Khoa học công nghệ, các tác giả không chỉ ra được chính xác nguyên nhân dẫn tới tình trạng trì trệ hiện nay, thậm chí còn sa vào những tiểu tiết khi lí giải như chế độ đãi ngộ, chế độ tiền lương…

    6. Về quan hệ đối ngoại

    Đọc đi đọc lại, Beo thấy nó như được tập hợp ra từ báo chí lá cải hay từ mấy bloggers thất nghiệp trong nước vậy. Cái tứ Beo viết trong entry trước này nảy ra chính là khi Beo đọc đến phần nhận định về quan hệ đối ngoại của bản Ý kiến.

    Toàn bộ quan hệ đối ngoại của một quốc gia chỉ luẩn quẩn kể ra những sự việc vụn vặt quanh một nước Trung Quốc với nhận định không chỉ phiến diện mà còn sai về cơ bản. Ví dụ bản Ý kiến viết: quan hệ ngoại thương Việt Trung gây ra bất ổn kinh tế vĩ mô của Việt Nam

    Nguyên nhân lớn nhất gây ra bất ổn kinh tế vĩ mô, tiềm ẩn hay hiện hữu, nằm ở cơ cấu tài chính trong nước và liên thông với sự ổn định hay bất ổn định của kinh tế toàn cầu. Tỉ trọng giao thương Việt Trung chưa đủ lớn để dẫn tới mất ổn định nền kinh tế.

    Sống bên cạnh một ông hàng xóm quá to khỏe, quá xấu tính như Trung quốc, các tác giả đưa ra tòan những giải pháp ngoại giao căng cứng, chỉ để thỏa mãn một thứ tự hào dân tộc không có thật. Về điểm này, Beo cho rằng có lẽ các tác giả thiếu thông tin từ cấp chính phủ hơn là vì nông cạn hời hợt khi đánh giá tình hình hay chạy theo một luồng dư luận.

    ***

    Chính vì phân tích, đánh giá không hết, không đúng với hiện tình đất nước về một số lĩnh vực cơ bản nhất như Beo đã dẫn chứng, dẫn đến các giải pháp cho một nước Việt nam giàu mạnh và tự chủ các tác giả đưa ra đâm thành… không thể cũ hơn được nữa, dù rất hay.

    Cũ vì trong nước, người ta đã đề ra nó như những mục tiêu để phấn đấu đạt tới từ thời cụ Nguyễn Văn Linh. (Việc tra cứu cực dễ nên miễn cho Beo phần chứng minh). Đến thời điểm này rồi, các tác giả cũng không đưa ra được bất cứ một biện pháp cụ thể nào để hiện thực hóa những điều đó, vẫn chỉ đơn thuần lặp lại, như hô những khẩu hiệu mà ngay ở trong nước, người ta đã hô rát họng mấy chục năm nay.

    Nếu có gì cần chê thêm, đó là phần trình bày văn bản: Trùng lặp ý tứ, trình thức lộn xộn.

    Nếu có gì cần mách nước thêm: Trong quan hệ đối ngoại, hãy quan sát kĩ đường đi nước bước của chính phủ Việt nam trong trục ngoại giao: Nhật bản- Ấn độ- Trung quốc.

    Riêng về kinh tế, Beo sẽ viết riêng sau khi đọc xong tài liệu về TÁI KINH vừa trình quốc hội.

    Trả lờiXóa
  16. Ông Hà Văn Thịnh khen Sáu Thẹo (Nguyễn Văn Thiệu) trong sạch trên Bô xịt Vịt Ngan Hà Văn Thịnh - Tản mạn mùa Hè

    Trả lờiXóa
  17. Bác dinhphdc ơi , chữ " Mít sờ tÆ¡ Khù Văn Khoằm" là Mitơ Khù Văn Khoằm phải không? bị vỡ font nên em không đọc chính xác được, hihihi
    trang của bác rất nhiều bài hay, từ từ em sẽ ngâm cứu hết, cám ơn bác.

    Trả lờiXóa
  18. Đúng, là Mít sờ tơ Khù Văn Khoằm, chẳng hiểu sao ở trên đó nó vỡ chữ, mình không sửa được.

    Trả lờiXóa
  19. Nhà văn PHẠM ĐÌNH TRỌNG: "Trần Quốc Toản dõng dạc hét lên "Ta thà làm quỷ nước Nam còn hơn làm vua chư hầu cho đất Bắc."






    Đến hôm nay Khoằm (qua nxp) mới biết được Trần Quốc Toản dõng dạc hét lên "Ta thà làm quỷ nước Nam còn hơn làm vua chư hầu cho đất Bắc."!

    Trả lờiXóa
  20. Về câu "tri thức không xứng bằng cục phân" của Mao xủn xỉn, có người nói rằng ngay từ bước đầu của cuộc vạn lý trường chinh, Mao xủn xỉn đã phát biểu tại một hội nghị cán bộ ở Diên An: "Trí thức có giá trị không bằng cục phân trôi sông, vì cục phân còn nuôi được con chó...".

    Người khác lại cho là Mao xủn xỉn đã có câu nói nổi tiếng: "Tri thức bất hạ hương, bất đẳng phẩn" (nghĩa là tri thức không xuống nông thôn sống thì giá trị không bằng cục phân), vào những năm 1950 là thời kì mà không chỉ giai cấp trí thức mà còn có cả các văn nghệ sĩ, kỹ sư, bác sỹ cũng phải về nông thôn lao động cùng nông dân. Để qua lao động mà cải tạo mình thành người trí thức xã hội chủ nghĩa.

    Cho dù thế nào, trong cả hai trường hợp trên, người ta đều cắt cúp câu nói của Mao xủn xỉn, cũng như bứng câu viết của Lenin ra khỏi ngữ cảnh bức thư trả lời văn hào Maxim Gorky. Cả Lenin và Mao xủn xỉn đều không nói, viết cụt lủn như thế.

         Theo cách hiểu đơn giản nhất như hầu hết các tự điển VN "định nghĩa và giải thích" thì danh từ "trí thức" là sự kết hợp giữa TRÍ (trí óc) và THỨC ( kiến thức, học thức), dùng để chỉ người làm việc bằng trí óc (để phân biệt với người làm việc bằng chân tay). Khái niệm trí thức, hiểu theo nghĩa đơn giản này thì Trí thức là "tất cả" những người có trình độ học vấn chuyên môn cao, có học vị và làm việc bằng trí óc...

    Trong lịch sử xã hội có phân chia giai cấp, trí thức chưa bao giờ là 1 giai cấp. Bởi vì, trí thức không có hệ tư tưởng của riêng mình. Trí thức cũng không đại diện cho một phương thức sản xuất nào. Trí thức chưa bao giờ là giai cấp thống trị, lãnh đạo, dẫn dắt xã hội. Trí thức chỉ là 1 TẦNG LỚP xã hội. Tầng lớp đó tồn tại nhờ vào việc phục vụ giai cấp thống trị, lấy hệ tư tưởng của giai cấp thống trị làm hệ tư tưởng của mình. Thời chiếm hữu nô lệ thì phục vụ cho giai cấp chủ nô, thời phong kiến thì phục vụ cho giai cấp địa chủ, quý tộc. Thời tư bản thì phục vụ giai cấp tư sản. Vì vậy trí thức bao giờ cũng là trí thức của một giai cấp nhất định. Tư tưởng họ dễ hoang mang, dao động và luôn có xu hướng cơ hội, xét lại.

    Trong cách mạng vô sản để tiến tới CNXH, có một số trí thức đứng về phía giai cấp công nhân, lấy hệ tư tưởng của giai cấp công nhân làm hệ tư tưởng của mình và đấu tranh cùng giai cấp công nhân. Khi cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân thắng lợi, giải phóng mọi tầng lớp nhân dân khỏi thân phận nô lệ, sau đó, cuộc cách mạng XHCN đã đưa rất nhiều nông dân, công nhân chân đất mắt toét… từ mù chữ trở thành trí thức.

    Nhiều người trong số này vẫn trung thành với lợi ích, lập trường của giai cấp công nhân, nhân dân lao động. Nhưng có một số người trong tầng lớp trí thức mới đã quá ảo tưởng về mình và tự cho mình là thượng đẳng. Những kẻ ảo tưởng này tự cho mình thông minh hơn, tài giỏi hơn, trong sạch hơn, cao thượng hơn, xứng đáng hơn và quyền lực hơn. Từ đó, họ phủ nhận, miệt thị, phỉ nhổ vào những công lao của công - nông; chê bai, chỉ trích mọi chủ trương, đường lối, yêu sách phải trọng dụng họ và những ý tưởng tối thui của họ và đãi ngộ hậu hĩnh đối với họ. Khi các tối kiến của họ không được ghi nhận, đãi ngộ họ không được như yêu sách của họ, thì họ chửi công - nông nhiệt tình.

         Đành rằng, giới trí thức vì học rộng, hiểu cao nên thường có nhận thức sâu xa về những hoạch định và hành động của mình. Họ nhìn một vấn đề bao giời cũng có chiều sâu quan sát trước khi hành động. Theo học trình đào tạo thì giới được gọi là trí thức, dù Đông hay Tây phương, họ cũng phải trải qua nhiều năm trên con đường học vấn! Cũng có lẽ ở quá trình đào tạo để trở thành trí thức dài đăng đẳng mà họ thường sinh ra những cá biệt khi hành động trong xã hội. Có người trở thành độc tài, có người trở thành kẻ  tham vọng, ngông, vì lợi ích cá nhân, ma lanh láo khoét, bất trung, không sĩ diện, tham sanh húy tử, ăn cháo đá bát... để đạt được mục đích của việc làm. Chủ nghĩa Mác ví họ như những “con rắn nước”.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1.      Cũng có lẽ chính ở những khuyết điểm của đa số giới trí thức thường vấp phải, nên Mao xủn xỉn mới đánh giá giới trí thức bằng một câu nghe xanh dờn: Trí thức có giá trị không bằng cục phân. Câu nói của Mao xủn xỉn, mới nghe qua, chúng ta tưởng rằng Mao xủn xỉn là một người kỳ thị hay có ấn tượng ác cảm với giới trí thức. Song, chân lý của câu nói đó là thực tế trong cuộc sống loài người mang tính Duy Vật Biện Chứng.

      Chế độ CS hay Tư bản nói chung, cũng đều cần trí thức để góp phần phát triển đất nước, nhưng mẩu người trí thức của CS phải đầy đủ phẩm chất và đức độ theo tiêu chuẩn con người XHCN và phải có tinh thần trách nhiệm. Người trí thức không đạt được những tiêu chuẩn trên đây thì xem như tầng lớp mà Mao xủn xỉn đã gọi.

      Sau khi đã đuổi Tưởng xếnh sáng chạy ra đảo xa, Mao xủn xỉn tiến hành cải tạo công thương nghiệp, cải tạo xong thì cả sản xuất lẫn lưu thông đều đã do quốc doanh thực hiện. Do đó một số rất lớn nhân lực trong kinh doanh công thương nghiệp của xã hội cũ không có việc gì để làm ở thành phố. Vậy nhà nước phải tạo nguồn sống cho họ. Thay vì bỏ tù những kẻ bóc lột và ăn bám, thì tạo điều kiện cho họ được hội nhập với cộng đồng xã hội bằng cách lao động trực tiếp, rồi qua lao động mà tự cải tạo mình thành người lương thiện. Đó là một chính sách khoan hồng, nhân đạo mà Chính phủ Trung Quốc đã thực hiện những năm đầu thập kỷ 1950, khi mà Mao xủn xỉn nói câu trên.

      Xét sâu hơn, một trong những luận điểm cơ bản của lý thuyết kinh tế xã hội chủ nghĩa là: Chỉ có khu vực sản xuất vật chất mới là cơ sở của mọi tồn tại xã hội. Mọi lĩnh vực lưu thông phân phối và các lĩnh vực của thượng tầng kiến trúc đều sống nhờ vào phần sản phẩm thặng dư của sản xuất vật chất. Một nước TQ be bét sau nội chiến, mà khu vực phi sản xuất phình ra quá lớn là một hiện tượng bệnh hoạn do xã hội cũ để lại, xã hội mới không thể chấp nhận để cho một lực lượng đông đúc hàng nhiều triệu người ở lại các thành phố để sống bằng sự xâu xé số của cải ít ỏi do những người lao động chân chính trong xã hội sản xuất ra, thế nên trí thức cũng phải "hạ phóng", tham gia lao động như đã nói trên.

      Tóm lại, Lenin hay Mao xủn xỉn đều không coi thường trí thức như cách mà người ta muốn dẫn đắt người đọc bằng cách cắt cùp câu nói, bứng câu văn ra khỏi ngữ cảnh, như đã trình bày.

      Xóa