19 tháng 12 2012

Về sách "Bên Thắng Cuộc"



Nguyên miềng có bình luận một chút về cuốn sách này ở đây: Núi - Sách Bên Thắng Cuộc (chủ blog là đồng nghiệp của tác giả cuốn sách) và ở đây Lê Vũ - Bình địa mộc - Sách Bên Thắng Cuộc cùng một số diễn đàn, blog khác nhưng miềng chán chẳng buồn bàn luận về sách này nữa rồi, nên miềng làm cái pót này điểm tin tức về vụ này coi sao , he he. ...

Miềng đã có e-book ben-thang-cuoc-giai-phong.pdf từ hơn một tuần này, chính xác là vào ngày 10/12/2012, sau khi lướt qua một số trọng điểm miềng đã Shift + Delete ra khỏi máy của mình, lý do đã nói một phần trong link của Núi đã dẫn trên.



Chiến tranh đã qua đi gần 40 năm, đủ dài để người ta chiêm nghiệm lại lịch sử, trong khi tác giả vẫn chỉ chọn chỗ đứng ở góc độ nhà báo, mà lại không chứng kiến trực tiếp, chỉ nghe người này kể, người kia nói, lấy thêm từ những cuốn sách khác đã xuất bản hay không (chỉ được phổ biến trên mạng) để cung cấp thông tin.

Sự kiện 30/4 cùng những năm đầu giải phóng tư liệu nhiều và phong phú đến độ muốn làm mới nó, chỉ có cách duy nhất là buộc phải bày tỏ nhãn quan của chính tác giả, tức là phải đứng ở góc độ nhà viết sử chứ không phải là anh nhà báo chạy vòng vòng quanh sự kiện, thấy cái gì thì tả cái nấy.

Khoảng một nửa nội dung sách đã từng được đăng trên các báo chí trong nước, mà cách bạn rân chủ gọi là "lề phải", không dám nói là toàn bộ, nhưng cũng phải trên 9 phần 10 nội dung những người có tuổi trong nước đều đã biết, và không ngạc nhiên khi tác giả từng hi vọng xuất bản trong nước.

Tuy nhiên cuốn sách có vài nội dung mà truyền thông trong nước chưa muốn đụng tới (nhưng không phải là khó khi muốn tìm hiểu về nó), đó là câu chuyện của những người vượt biên, 2 cuộc chiến tranh biên giới + quan hệ Việt Nam - Campuchia và vai trò của cá nhân các lãnh đạo trong thời bao cấp.

Trong những trường hợp cụ thể, tác giả lại phải thông qua vài nấc lớp trung gian như đã nói trên, mặt khác tư liệu tràng giang đại hải, dàn trải mông lung, rất khó tóm lược được ý chính của sự kiện mà tác giả muốn tả.

Miềng cũng không thích nhiều đoạn mà câu chữ thiên về mỉa mai, nhưng đó chỉ là cảm nhận cá nhân, hãy nói về nội dung, có thể bàn tới 3 nội dung chính:

- Câu chuyện của những người vượt biên
- 2 cuộc chiến tranh biên giới + quan hệ Việt Nam - Campuchia
- Câu chuyện của những người lãnh đạo

- Đối với câu chuyện về những người vượt biên, không có gì mới, mười mấy năm lăn lộn trên mạng miềng đã nghe, đã đọc nhiều chuyện như vậy, những câu chuyện về trại cải tạo, đánh tư sản, trí thức không được trọng dụng ..v.v...

Đến thời điểm này thì những câu chuyện đó đã cũ, những người đó hiện giờ đã êm ấm ở nước ngoài hưởng tuổi già, con cháu không còn nói tiếng Việt, theo những "cựu thuyền nhân" thì chỉ có "phe thua" quan tâm nội dung này, vì nó là một sự công nhận từ "phe thắng", thôi thì đó là chuyện của các cụ với nhau, để các cụ tự chém gió lấy.

Cuốn sách có kể ra những chuyến vượt biên là có sự chấp thuận của Đảng, cho thấy thái độ của "phe thắng" đối với sự kiện này, cũng là điều chẳng mới mẻ gì.

Nhưng có điều miềnh muốn biết mà rất ít sách báo đề cập, kể cả trong cuốn sách này, đó là câu chuyện của những người ở lại, về tâm tư tình cảm của họ, gần 1 triệu người ra đi, hàng chục triệu người ở lại tìm đường mưu sinh, đó là những người sinh ra thế hệ trẻ năng động ngày nay, là những người định hình xã hội VN hôm nay, chịu hết những khó khăn của đất nước thời đó, nhưng xem ra miềng biết rất ít về họ trừ những câu chuyện chung chung về tem phiếu, bo bo trộn với mỳ chẳng hạn.

- Nội dung về 2 cuộc chiến tranh biên giới: câu chuyện của những người lính, các mối quan hệ quốc tế, mối quan hệ phức tạp giữa Việt Nam với chính phủ Campuchia thời điểm đó, phần lớn đều không mới, có nghĩa là với miềng, đều đã đọc, đã nghe từ lâu.

- Câu chuyện của những nhà lãnh đạo: cuốn sách trình bày có hệ thống (những gì mà tác giả cho là) suy nghĩ của các nhà lãnh đạo đương thời.

Những thứ ảnh hưởng tới chính sách: ý thức hệ, kinh nghiệm quá khứ, ảnh hưởng của Trung Quốc và Liên Xô, các kinh nghiệm thực tế; những trăn trở giữa một bên là giáo điều với một bên là thực tiễn, một phần lớn trong nội dung này là những chính sách đã biết qua báo chí chính thống.

Phần còn lại là ảnh hưởng cá nhân của từng lãnh đạo lên các chính sách này, cho dù chưa kiểm chứng được, nhưng khá giống với những gì miềnh đã biết về con người, cách nghĩ và cung cách ra quyết định thời đó.

Phần này gồm nhiều chuyện cung cấm và không cần mấy động não khi đọc, tuy tác giả viết rằng những câu chuyện riêng tư đôi khi cũng giúp làm sáng tỏ phần nào lịch sử, nhất là những tình huống cá nhân liên quan đến các quyết định làm thay đổi lịch sử.

Vậy nhưng phải cố gắng lắm lắm mới lướt qua được phần này bởi trong khối tư liệu đồ sộ, tác giả luẩn quẩn, bùng nhùng mãi không thể thoát ra được những câu chuyện riêng tư hay tình huống cá nhân, để cho người đọc thấy được phần nào lịch sử trong đó, nhất là đoạn về ông Võ Văn Kiệt, có thể nói tách đoạn này riêng ra thì sẽ có một cuốn "hồi ký Võ Văn Kiệt", nhưng hồi ký thì khác, còn ở đây tác giả dùng vào ý đồ khác.

Phủ lên tất cả dấu ấn Nguyễn Văn Linh hay bộ ba Đỗ Mười, Lê Đức Anh, Võ Văn Kiệt (tác giả dùng cụm từ tam nhân Mười- Anh- Kiệt) là những đánh giá nhìn nhận đầy thành kiến với Nguyễn Văn Linh, trường hợp này đặt trong bối cảnh một cuốn "hồi kí Võ Văn Kiệt" thì còn có thể chấp nhận được nhưng khi đưa vào cuốn sách này, nó trở nên không đáng tin bất chấp cứ liệu lịch sử có chính xác đến đâu.

Trường hợp Lê Đức Thọ, được tác giả tả là đã quỳ xuống chân Lê Duẩn nhưng bị Lê Duẩn hất ra: “Anh lạ thật, tôi đã từ chối rồi. Những khi nào cần nổi danh là anh cứ xin tôi, đi Paris, rồi đi miền Nam khi sắp giành chiến thắng. Tôi đã nói rồi, Trường Chinh

Xét về quan hệ cá nhân (người với người) thì cụ Lê Duẩn còn phải e dè cụ Lê Đức Thọ (cụ LĐT họ Phan chứ không phải họ Lê) vài bậc, cỡ 'tạo ra vua' mà quỳ xin ư? Đúng là tư duy hạng đầy tớ!

Xin đi Paris ư?

Nếu Nguyễn Cơ Thạch, Nguyễn Duy Trinh.. đủ tầm đấu với Kissinger thì dẫu Lê Đức Thọ có 'xin' cũng chả ai 'cho đi' và giải Nobel Hòa Bình năm ấy đã chả dành cho khách du lịch Lê Đức Thọ (dù cụ từ chối).

Hồi tháng 05 và tháng 12 năm 1978, Lê Đức Thọ có 'xin' ngồi trực thăng bay khắp dải biên giới Tây Nam trực tiếp chỉ đạo chiến dịch chống Khờ me đỏ?

Lê Đức Thọ có 'xin' lên chốt tiền tiêu Hà Giang, Lạng Sơn nếm mật nằm gai thị sát chiến trường?

Các tướng tài chả ai nể phục ai nhưng tất cả răm rắp tuân lệnh người chả có quân hàm là Lê Đức Thọ!

Thời kỳ sau 30/4/1975 có lắm nhân tài nhưng uy lực tuyệt đối chỉ có 1 người: Lê Đức Thọ! Vì có uy lực tuyệt đối nên cụ khinh thường mọi cái ghế phù phiếm, dù là ghế TBT.

Túm các cái lại, luận điệu 'nội chiến' với miệng lưỡi của hạng osin để lấy lòng 'ma cũ' (cũng là osin cho chủ Mỹ) & tâng công làm thủ tục nhập gia, chiêu bài 'Bắc Việt cưỡng chiếm miền Nam', 'Miền Nam là nạn nhân của cộng sản Bắc Việt', 'Cuộc chiến tranh ý thức hệ vô nghĩa, bạo tàn: Cộng sản thắng còn nhân dân thua trắng', 'Nam - Bắc Việt, 2 chư hầu hiếu chiến của siêu cường Xô - Mỹ'.. mà lũ rận ra rả suốt mấy chục năm nay, với họ, độc lập tự do chả ý nghĩa gì, chỉ làm chó cho Mỹ mới là sung sướng, mới là hạnh phúc.

(Một đoạn ở trên là lấy từ ý của Lê Vũ - Bình địa mộc đã viết trong link trên)

Miềng sẽ không bàn về cuốn sách này nữa, kể từ sau pót này, chỉ dẫn nhận xét từ những người khác, thậm chí bạn nào có nhã hứng bình luận, miềng xin mời tham gia, chỉ yêu cầu các bạn đừng mất văn hóa khi trao đổi.

31 nhận xét:

  1. Cóp bi đoạn nói về giáo sư Hồ Ngọc Đại, con rể cụ Lê Duẩn từ http://www.facebook.com/baoanh.thai với những đọa bôi đậm là miềng muốn nhấn mạnh.Một người bạn tôi trích trên FB đoạn này: "Giữa trưa 7-1-1979, khi nghe con rể là Giáo sư Hồ Ngọc Đại đánh thức báo tin, “Quân ta đã vào Phnom Penh”, ông Lê Duẩn chỉ “ừ” rồi ngủ tiếp. Ông Hồ Ngọc Đại nói: “Tôi rất ngạc nhiên. Khi nhận được điện thoại từ Cục Tác chiến tôi cũng không ngờ chuyện long trời lở đất như thế mà ông vẫn ngủ”. Đưa đại quân đến thủ đô một quốc gia khác tưởng nhẹ tựa giấc ngủ trưa của một đấng quân vương nhưng phải mười năm sau Quân đội Việt Nam mới rút được chân ra khỏi đó.Trích : Đức, Huy (2012-12-06). Bên Thắng Cuộc (Giải phóng) (Kindle Locations 12766-12772). OsinBook∘2012. Kindle Edition."Tôi trả lời bạn tôi như thế này: "Đây là một ví dụ về cách đưa sự kiện với dụng ý chủ quan nhằm bóp méo sự thực của tác giả. Hồ Ngọc Đại tuy là con rể của ông Lê Duẩn nhưng chưa bao giờ làm trong bộ tổng tham mưu hay cơ quan tình báo quân đội. Khi ông ta, một người ngoài quân đội báo cho Lê Duẩn tin đó thì thực tế Lê Duẩn đã biết từ rất lâu. Việc quân đội tiến vào một thành phố không phải là một hành động bất chợt theo kiểu nghe tin tháp đôi ở Mỹ sụp đổ. Mọi diễn biến của việc tiến quân, áp sát thành phố cũng như các thông tin tình báo về lực lượng phòng thủ đều được báo từ trước cho ông Duẩn. Và thực tế là mọi người trong bộ tổng tham mưu đều biết là Phnompenh bị bỏ ngỏ. Quân Khơ-mẻ đỏ không có ý định tử chiến ở đó. Việc xác định Phnompenh bị bỏ ngỏ được biết từ trước khi Hồ Ngọc Đại biết được là bộ đội tiến đến gần thành phố - chứ đừng nói là thời điểm ông ta tin đã chiếm được thành phố. Cách trích dẫn nguồn bằng cách nhấn vào những chi tiết rõ ràng là không liên quan (nhưng có lợi cho dụng ý của tác giả) như con rể của Lê Duẩn khiến cho cuốn sách mất tính khách quan mà lịch sử đòi hỏi phải có."Ngoài ra, tôi xin thêm vào ở đây như thế này:Anh Huy Đức ám chỉ rằng việc phải mười năm sau quân đội Việt Nam mới rút là cái giá quá lớn. Nhưng thực tế lịch sử cho thấy, các cuộc chiến tranh du kích thường kéo rất dài và cái giá phải trả không bao giờ nhỏ. Người Pháp mất 9 năm ở Việt Nam rồi phải rút lui trong thất bại. Người Mỹ cũng mất gần 20 năm từ khi ủng hộ trực tiếp ông Diệm tới năm 1975 với một kết cục bại trận. Ở Iraq và Apghanistan, nước Mỹ, sau 10 năm cũng đang rút ra và chúng ta không hề biết các chính phủ đó có đứng vững sau khi người Mỹ ra đi hay không. Ở Apghanistan, người Nga rút đi sau 10 năm đánh nhau và chỉ 2 năm sau đó Taliban treo cổ vị tổng thống do Nga dựng lên.Cuộc chiến tranh du kích giữa Palestine và Israel đã bắt đầu từ hơn 30 năm trước và tới bây giờ không ai trong số chúng ta có thể chắc được trước khi nhắm mắt, chúng ta thấy được hai bên tham chiến sống hoà thuận với nhau.Thực tế của 10 năm ở Campuchia là đất nước ta kiệt quệ về kinh tế, và rất nhiều máu đã đổ. Tuy nhiên, thành quả của những hy sinh đó là ngày nay các lãnh đạo của Khơ-me đỏ bị toà án quốc tế xét xử ngay tại Phnom Penh. Người Việt Nam hoàn toàn có thể yên tâm đi lại trên đất Campuchia và ngược lại.Quan hệ giữa Việt Nam và Campuchia có những lúc không như ý - ví dụ như chuyện Campuchia cố tình không đề cập tới vấn đề Biển Đông trong cuộc họp gần đây của ASEAN. Tuy nhiên điều đó thể hiện rõ nhất thiện ý của Việt Nam là chúng ta không cố gắng dựng nên một chính phủ bù nhìn ở Campuchia và ta tôn trọng ý chí tự quyết của họ.

    Trả lờiXóa
  2. Copy từ Hội những người ghét phản động:Những ngày qua Nhật Ký Bán Nước ra rả điệp khúc "BÊN THẮNG CUỘC" của anh bồi bút Huy Đức, còn các "Trí Ngủ" thì lập phong trào chia sẻ link như trẩy hội, tưởng chừng như đó là một món bảo vật mới được khai quật. Trò đời !Nội dung cuốn sách không mới, chúng ta vẫn thường được nghe các bạn ấy bô bô mỗi ngày. Nhưng khác trước một chút lần này anh bồi bút Huy Đức đóng vai "thái giám nội cung" tỏ ra am tường từng đường đi nước bước, từng nét mặt cử chỉ của các vị Lãnh đạo VN.Anh ấy còn làm một cái list dài đầy đủ tên các vị lãnh đạo Việt Nam trong mục "cảm ơn", hồ như rằng cuốn sách của anh đã được các vị ngâm cứu, chỉnh sửa, thật đáng tin cậy. Trò đời.Bản thân tôi thấy không gì hơn ngoài "bóp méo" lịch sử trong cuốn sách con cóc đó cả:1. Ngay cái tên anh ấy đặt : Bên Thắng Cuộc, ngầm ám chỉ là bên Đảng Cộng Sản nhưng không bên thắng cuộc là nhân dân miền Bắc, nhân dân Miền Nam, là dân tộc Việt Nam cơ. Vậy nên những điều ngòi bút của anh ấy cố "bẻ lái" chính là nhăm vào cả dân tộc này.2. Về nội dung, dưới sự tô vẽ của anh, con heo nay đã mọc thêm cánh, còn con gà thì đã trụi lông. Đơn cử: (xem đoạn nói về giáo sư Hồ Ngọc Đại, con rể cụ Lê Duẩn bên dưới)

    Trả lờiXóa
  3. catvidai writes:Bài viết khá hay...cảm ơn .

    Trả lờiXóa
  4. Cậu cho tớ cái link đọc qua mới bình lựng được :D

    Trả lờiXóa
  5. Originally posted by handsomengoc:Cậu cho tớ cái link đọc qua mới bình lựng được :DTớ để link e-book online ở bên Núi - Sách Bên Thắng Cuộc đấy thôi, ngay trên comment của cậu đấy.:D Comment của Bình Thanh Hồ Cuốn sách này thể hiện sự khôn khéo của tác giả khi đã lồng ghép những đoạn trích dẫn vào những chỗ "phù hợp". Khả năng tổng quan tư liệu thật đáng nể. Tuy nhiên cách định hướng cho người đọc theo ý đồ tác giả vẫn bị lộ. Câu chuyện đc trích dẫn trong stt trên khi đặt vào các bình luận của tác giả đã mang 1 màu sắc khác hẳn khi mình đc nghe cách ông già kể lại.(theo một số dân mạng cho biết thì bác này là cháu ngọai cụ Lê Duẩn, con của giáo sư Hồ Ngọc Đại)

    Trả lờiXóa
  6. Lonvidai writes:Bài viet rất hay...

    Trả lờiXóa
  7. Tác giả đang bị dân chính hiệu cờ vàng chửi mắng và tác giả đã ngỏ lời lỗi, trên các diễn đàn cờ vàng, dân cờ vàng đang hỉ hả vì được xin lỗi, he he! Originally posted by Lien Le:Quote:





    Nguyên văn bởi Lien Le


    Tác giả Huy Đức xin lỗi

    From: Lien Le lienql@yahoo.com

    Sent: Wednesday, December 19, 2012 7:25 PM

    Subject: [diendanmuxanh] Tác giả Huy Đức xin lỗi


    Kính gửi các NT, các bạn,

    Sau khi gửi thư phản đối cho Huy Đức tác giả "Bên Thắng Cuộc" về những ngụy tạo có liên quan đến tôi. Do phần trích từ bài viết về Phan Xuân Huy, con rể của Dương Văn Minh, (cựu dân biểu PX Huy là thành phần đối lập VNCH thuộc Ấn Quang) được đăng tải trên báo Tin Sáng gần 40 năm trước về "ngụy quân".
    Nay tôi đọc được phần xin lỗi của tác giả Huy Đức gửi cho tôi trên facebook.

    Lê Quang Liễn

    K20 Võ Bị Quốc Gia Đà Lạt







    Xem thêm: đối thoại của ông Liễn và tác giả
    Originally posted by handsomengoc:Báo người việt bên cali chết oan vì vụ này )
    Cái này trích từ KBCHN và :D Originally posted by Cong Dong Thu Do HTD:Quote:





    Nguyên văn bởi Cong Dong Thu Do HTD


    Đã có lệnh "hành quân" - Nghe hãi hùng

    Thứ tư - 19/12/2012 15:35 - Đã xem: 647

    From: Cong Dong Thu Do HTD []

    Sent: Wednesday, December 19, 2012 2:09 PM
    To:

    Cc:

    Subject: Re: Đã có Lệnh Hành Quân
    Trân trọng kính chuyển tường ông Cố Vấn Lý Văn Phước.

    Quí anh Ngô Kỷ, Nguỵ Vũ đã trao đổi rất nhiều với tôi về việc này. Tôi cũng có hỏi qua anh PKNhơn và anh MDVPhúc. Kính xin anh liên lạc qua Uỷ Ban Phối Hợp Đấu Tranh Miền Đông Bắc HK với Cộng Đồng VN Liên Bang Hoa Kỳ, Tổng Hội Cựu Tù Nhân Chính Trị VN và các Cộng Đồng Người Việt khắp nơi để có một chương trình hành động cụ thể hầu đối phó hữu hiệu với điểm nóng này.

    DHDinh


    2012/12/19 Duat Tran <duattran@yahoo.com>





    Kính gơỉ qúy Chị, qúy Niên trưởng, qúy Thân hữu và Đại gia đình Quân đội

    Thưa qúy vị,

    Sáng nay tôi có may mắn được tiếp chuyện vơí một ngươì Niên trưởng, một Đàn anh trong binh chủng Mũ Xanh là Ông Trần Vệ Chủ tịch Tập thể Chiến Sĩ VNCH vùng Tây Nam Hoa kỳ,để hoỉ Ông về quyển sách"Bên Thắng Cuộc "tuyên truyền cho Bắc Bộ Phủ cuả Đặc công Văn hoá Huy Đức, ông cho chúng tôi biết

    Đã Sẵn Sàng và yêu cầu truyền thông tiếp tay. Một chút méo mó nghề nghiệp, cho tôi xin được thông báo đến qúy vị , qua cuộc điện đàm với ông Chủ tịch Tập thể Chiến Sĩ VNCH vùng Tây Nam Hoa kỳ như sau:

    1.Lệnh Hành Quân đã sẵn sàng. Đường Lối Hành động đã có

    2. Các đơn vị đang tập họp chờ ngày N giờ G để xuất quân

    3.Chiến dịch mang tên "Đáp Lơì Sông Núi" mượn cuả nhạc sĩ Trúc Hồ

    Xin được phép nhắc lại Ngươì Việt Tị Nạn , các hội đoàn Quân đội tại California đã phá vỡ cuộc trình diễn cuả Đặc công Hồng Vân, và cuả tên Thiếu tá Vẹm trong lần định triễn lãm tranh , chắc chắn lần này sẽ thành công. Đặc biệt trong tay chúng ta vưà có nghị quyết cuả Santa Ana, cuả Westminster và cuả Garden Grove, nếu có chú Vẹm nào lẩn quẩn trong buổi ra mắt sách tuyên truyền cho VC, chúng ta hãy làm theo qui định cuả luật cấm VC lai vãng .

    Chúng tôi hy vọng ,chúng ta, những ngươì Việt Quốc gia nhất định phải đánh chìm quyển sách này trước khi nó được báo Ngươì Việt đánh bóng nó

    Thân kính

    MX. Trần Quang Duật.Khóa 21





    Chống cộng kiểu mấy ông này thì cứ thêm 40 năm nữa :D

    Trả lờiXóa
  8. ĐÔNG LAĐỐI THOẠI
    THẰNG HUY ĐỨC NGU




    Tôi có gặp Huy Đức vài lần hồi Đức mới xuất hiện, không biết Đức có nhớ không nhưng tôi thì còn nhớ.

    Hồi ấy Đức cho biết từng là lính Cămpuchia, học trung cấp Hóa gì đó, sau này biết Đức làm báo và cũng “nổi” lắm.

    Nhưng tôi không đọc Đức, tôi sợ đọc rồi lại cáu lên thì lại viết, mà tôi thì thực lòng chẳng muốn “đánh” ai cả, với riêng Đức, tôi vẫn muốn giữ lại cái hình ảnh sơ giao nhưng thân tình ngày nào.




    Nhưng nay vụ Đức viết “Bên thắng cuộc” quá lớn, liên quan đến cả lịch sử dân tộc, thì không thể là chuyện quan hệ riêng tư nữa rồi, thấy dư luận cũng đã ồn ào quá.

    Mới chỉ đọc đoạn tự bạch “Vì sao tôi viết?” của Đức thì thật tiếc, lại buộc phải nói cái thằng này lại thuộc diện ngu rồi, khi nó viết như thế này: “Cho dù, đã kiệt quệ sau 8 năm “giải phóng”, Sài Gòn với tôi vẫn là một “nền văn minh”. Bởi sau giải phóng Đức được thấy sản phẩm của nền văn minh: “Mấy chiếc xe đạp bóng lộn xếp trên nóc xe; cặp nhẫn vàng chóe trên ngón tay một người làng tập kết vừa về Nam thăm quê ra… Những chiếc máy Akai, radio cassettes… Có một miền Nam không giống như miền Nam trong sách giáo khoa của chúng tôi”.



    Tôi bảo Đức ngu vì trong bài “mắng” cha con Huỳnh Thục Vy tôi đã viết:

    Về sự tươi đẹp của chế độ VNCH, Huỳnh Ngọc Tuấn cũng như không ít người từng ca ngợi và hay mang ra so sánh với Bắc Việt nghèo khổ, có điều họ không hiểu rằng, đó chỉ là “lợi nhuận” của việc chống cộng mà cư dân ở những vùng đô thị miền Nam được hưởng từ việc đánh đổi bằng máu của dân Bắc bởi “chiến tranh phá hoại” và máu của dân cư vùng nông thôn. Theo "Fire In The Lake" by Frances Fitgerald, Vintage Books, New York 1985, pp. 134-139, khi viết về Diệm, tác giả cũng viết: “Đối với hắn, thế giới hiện đại là Sài-Gòn, cái thành phố ký sinh trùng đó đã trở nên béo mập bởi máu của thôn quê và lợi lộc của Tây phương.


    (For him, the modern world was Saigon, that parasite city that fattened from the blood of the countryside and the lucre of the West)
    ”.

    Chắc lại phải lên mạng trèo tường lửa kiếm cái cuốn của thằng Đức đọc xem sao?

    20-12-2012

    Trả lờiXóa
  9. catvidai writes:Blog này hay và độc đáo .

    Trả lờiXóa
  10. Địt mẹ thằng Lập


    Lời mở đầu  : Đối với những kẻ trơ tráo khoe khoang “tự diễn biến” mà thực chất là phản bội lại ông cha, phản bội lại quá khứ, bất kể vì lý do gì, thì mình không cần phí lời để chửi, bởi lẽ tự bản thân sự phản trắc ấy đã nói lên tất cả. Và cũng bởi mình biết trước sau gì cũng sẽ không có một chốn nào để bọn chúng dung thân, kể cả giữa đám kẻ thù của chính những gì mà chúng đang phản bội lại, đang cố tỏ ra thù hằn. Câu nói “thù của thù là bạn” không dành cho lũ phản trắc. Bùi Tín, Vũ Thư Hiên, Dương Thu Hương ... là những ví dụ sống động. Còn trong nước bây giờ là những ai, hẳn mọi người đều biết.


    Nhưng mình không thể chịu được những kẻ lập lờ, không hẳn tỏ ra phản trắc, nhưng bằng những câu nói tưởng chừng như khách quan, vu vơ, cũng có khi là những lời tếu táo mà cực kỳ bố láo, nhẫn tâm để thực chất muốn xóa mờ đi cái ranh giới chính – tà của lịch sử, rũ bỏ công lao của lớp người đi trước, hòng cổ vũ và lấy lòng lũ phản trắc kia. Cái bọn hèn hạ và bẩn thỉu như thế thì nhất định mình phải chửithôi.
    Đọc tiếp: Hòa Bình: Địt mẹ thằng Lập

    Trả lờiXóa
  11. Anonymous writes:ở đây có bạn nào lưu lại toàn bộ bài viết trên trang web hacao.net không, lâu mình không online , giờ mới biết trang web đã bị chủ nhà xóa hết tất cả các bài viết

    Trả lờiXóa
  12. Originally posted by anonymous: trang web hacao.net Không lưu nhưng trang hacao.net đổi thên thành bansac.net bạn thử vào lục lại xem.

    Trả lờiXóa
  13. Một vài bài báo:Về quyển sách “Bên thắng cuộc”: Vượt qua sợ hãi hay “chém gió”? Thứ năm, 17/01/2013 08:40Không “hố sâu thực sự” LƯU ĐÌNH TRIỀU | 19/01/2013 08:32 (GMT + 7)Một số bài báo của tác giả Lưu Đình Triều đăng trên Tuổi Trẻ tháng 12-2004

    Trả lờiXóa
  14. Ghi chú bên lề Bên Thắng Cuộc (1)
    Tập 2 Bên thắng cuộc viết: "Những người ưu tú nhất bị đặt ra ngoài cuộc như Lê Văn Thiêm, Nguyễn Mạnh Tường, Trần Đức Thảo".Thực tế, tôi chưa từng nghe thấy GS Lê Văn Thiêm bị đặt ra ngoài cuộc. Ít nhất ông là Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.Theo GS Hà Huy Khoái:"Từ sau khi hoà bình lập lại, Giáo sư Lê Văn Thiêm được giao nhiều trọng trách: Giám đốc Trường Đại học Sư phạm Khoa học Hà Nội (1954-1956), Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội (1957-1970), Viện trưởng đầu tiên của Viện Toán học (1970-1980). Ông là Đại biểu quốc hội các Khoá II và III. Ông cũng là Đại diện toàn quyền của Việt Nam tại Viện nghiên cứu hạt nhân Đupna, Liên Xô (từ 1956 đến 1980), Chủ tịch đầu tiên của Hội Toán học Việt Nam, Tổng biên tập đầu tiên của hai tờ báo toán học của Việt Nam là Acta Mathematica Vietnamica và Vietnam Journal of Mathematics."

    Trả lờiXóa
  15. Huy Đức viết lại lịch sử nước Đức.Hôm nay vô tình được đọc bài "Bức tường Berlin" của tác giả Huy Đức, tới đoạn "Hàng chục lính biên phòng Đông Đức đã tự sát thay vì chấp hành lệnh chính quyền bắn vào nhân dân, những người tìm kiếm tự do." thì không thể nào tin vào mắt mình.---------------"Hàng chục lính biên phòng Đông Đức đã tự sát thay vì chấp hành lệnh chính quyền bắn vào nhân dân ...Hay hay hay...việt ta không bắn dân , chỉ bỏ tù thôi ạ !!!Ngu gì tự sát, có tiền có quyền sống tự do áp bức dân đen thui...:cry:

    Trả lờiXóa
  16. Đọc kiểu gì mà đầu không ra đầu, đuôi không ra đuôi thế cóc?Originally posted by haiz0:Huy Đức viết lại lịch sử nước Đức.Hôm nay vô tình được đọc bài "Bức tường Berlin" của tác giả Huy Đức, tới đoạn "Hàng chục lính biên phòng Đông Đức đã tự sát thay vì chấp hành lệnh chính quyền bắn vào nhân dân, những người tìm kiếm tự do." thì không thể nào tin vào mắt mình.---------------"Hàng chục lính biên phòng Đông Đức đã tự sát thay vì chấp hành lệnh chính quyền bắn vào nhân dân ...Hay hay hay...việt ta không bắn dân , chỉ bỏ tù thôi ạ !!!Ngu gì tự sát, có tiền có quyền sống tự do áp bức dân đen thui...:cry: Cộng sản quá nhân đạo nên mới cải tạo chứ phải tay Khoằm thì tắm máu luôn cho đúng với lời của Mẽo - nghẹo rồi., đọc thêm nè: Originally posted by thieulongtexas:Lúc đó có những tin đồn hỗn lọan, trong đó có những tin đồn về kế họach hậu chiến của Mỹ, rằng Mỹ đã chôn số vũ khí ở đâu đó chuẩn bị cho kế họach hậu chiến, rồi Mỹ đang huấn luyện 1 đội quân cảm tử đặc biệt ở đảo nào đó ở Thái Bình Dương sẵn sàng đột nhập Việt Nam. Bọn ngụy tận đến lúc đó vẫn tin tưởng quan thầy và ko tin nổi, ko chấp nhận nổi sự thật phũ phàng là đại cường quốc Hoa Kỳ đã thua.Vậy thì trước khó khăn đó, phải có cách nào đó để kiểm sóat, quản lý nhóm tàn quân này lại, không cho quậy, không cho kẻ khác lợi dụng, nắm đc nhóm tàn quân này. Học tập cải tạo chính là giải pháp khôn khéo để giải quyết vấn đề này. Đồng thời cũng là để phân hóa, chia ra nhỏ lẻ cho dễ quản lý, giám sát các phần tử ngoan cố, có thái độ chống đối, có nguy cơ chống phá. Và để cho họ góp phần lao động sản xuất, tái thiết đất nước, lấy công chuộc tội. Ai tốt thì cho về sớm, tùy theo tình hình thực tế.Những gì họ làm là trồng trọt, khai hoang, họ không lao động khổ sai và không làm gì khác hơn những gì mà những thanh niên xung phong, đảng viên, cán bộ và nhân dân làm ở những vùng kinh tế mới, những vùng sâu vùng xa, thậm chí TNXP còn làm những việc nguy hiểm hơn, như tháo gỡ bom mìn. Thời đó cả nước đều khổ chứ ko riêng gì trong các trại cải tạo.Mấy chục năm sau nhìn lại thì nói hay lắm, nhưng nếu bạn là lãnh đạo trong thời đó, đứng trước những nhu cầu và khó khăn như đã nói, thì bạn có thể làm gì tốt hơn? Có ai nghĩ ra cách làm, cách giải quyết nào hay hơn không? http://my.opera.com/thieulongtexas/blog/show.dml/40937922?startidx=100#comment104242142

    Trả lờiXóa
  17. Originally posted by DinhPhD:Cộng sản quá nhân đạo nên mới cải tạo chứ phải tay Khoằm thì tắm máu luôn cho đúng với lời của Mẽo - nghẹo rồi.Việt cộng ta nhân đạo quá xá ý mà, ai ai cũng biết, khỏi kể Tào Tháo. còn Khoằm lúc đó ở đâu mà không hút máu lũ ngụy ??? để bây giờ bác đảng ta hô "Việt kiều yêu nước - khúc ruột ngàn dặm" ...Thế là nay Khoằm sao không hút máu để lũ ngụy về nước mang đô la nghêng ngang th HCM và Hà nội ...chán như con dán...Cóc sợ lũ ngụy trở lại tắm máu nên cóc dấu tên che mặt. Không dám chường mặt ra như mảnh chai .Bác khoằm đừng chửi nhé, cóc thấy sao nói vậy há ...

    Trả lờiXóa
  18. Originally posted by DinhPhD: Bọn ngụy tận đến lúc đó vẫn tin tưởng quan thầy và ko tin nổi, ko chấp nhận nổi sự thật phũ phàng là đại cường quốc Hoa Kỳ đã thua.Vậy thế, lũ ngụy sao ngu thế ? Thua bác Hồ ta quá xa...:cry: ---Tên (họ) riêng phải viết hoa, có học không thế cóc? Trẻ con lớp 1 đã được dạy như thế rồi.

    Trả lờiXóa
  19. Originally posted by haiz0:còn Khoằm lúc đó ở đâu mà không hút máu lũ ngụy ??? để Chỉ có bon ngụy mới hút máu mủ đồng bào thôi, thế nên phải lấy máu nó tắm nó, hy vọng nó có thể tỉnh ra.Originally posted by haiz0:Bác khoằm đừng chửi nhé, cóc thấy sao nói vậy há ...Khằm không chửi làm gì, vì không chấp gì thể loại trẩu tre như cóc.

    Trả lờiXóa
  20. Originally posted by DinhPhD:Chỉ có bon ngụy mới hút máu mủ đồng bào thôiThế ha ! lũ ngụy hút máu nhân dân, mà nay con nó kỷ sư bác sĩ làm ở tp HCM quá chời. Lũ nó hút máu mà sao không mất đức, con cháu học giỏi quá chời ông địa. Originally posted by DinhPhD:thế nên phải lấy máu nó tắm nó, hy vọng nó có thể tỉnh ra.Lấy máu ngụy tắm nó ăn thua gì ? máu của bác đảng ta tắm nó mí sợ chứ nào ? Lũ nó tỉnh cái gì nữa ? nó ở nước ngoài sướng như tiên so với ta lao động bã xác. Nó mang tiền đô về hiên ngang, mấy bác cán bộ chỉa tay xin đô ý mà .Originally posted by DinhPhD:vì không chấp gì thể loại trẩu tre như cócCóc biết trước dồi mà, gặp chó làm sao chó không liếm đít !!!:cry:

    Trả lờiXóa
  21. Originally posted by haiz0:Cóc biết trước dồi mà, gặp chó làm sao chó không liếm đít !!!:cry:
    Cóc biết thân phận của cóc rõ ràng đấy chứ, cái này biểu dương cóc nha!

    Trả lờiXóa
  22. 24/02/2013Bên thắng cuộc : Một cuốn trên kệ sách đọc giải trí tranh thủTính không nói gì đến Bên Thắng Cuộc của Huy Đức, bởi với tôi, sách ấy không đáng phải mất thì giờ để mà đọc một cách nghiêm túc. Hôm qua, trong lúc trà dư tửu hậu những ngày còn chưa nguôi không khí Tết, một bác bạn hỏi ý kiến. Tôi bảo: ở nhà, tôi hay để sách đọc giải trí trong thời gian ở trong toa-lét (có riêng một kệ sách thập cẩm, chỉ với tay lên là lấy được, thi thoảng thay đổi cho khác vị). Hình như, nhiều người cũng có thói quen đơn giản ấy thì phải. Mà bây giờ, ấn bản giấy nhiều khi được thay thế bằng ai-pát, ai-pết, hay pa-sô-công.Tôi có đọc Bên Thắng Cuộc một cách tranh thủ trong những lúc như thế. ---http://giaovn.blogspot.com/2013/02/ben-thang-cuoc-mot-cuon-tren-ke-sach-oc.html

    Trả lờiXóa
  23. Chân dung bên thắng cuộcCuốn Bên Thắng Cuộc của Huy Đức, như nhan đề cuốn sách thể hiện, tập trung vào phía những người thắng trận sau năm 1975; ở phía thắng trận ấy, Huy Đức tập trung vào những người lãnh đạo, từ Lê Duẩn, Võ Nguyên Giáp, Lê Đức Thọ đến Đỗ Mười, Nguyễn Văn Linh, Võ Văn Kiệt, Lê Khả Phiêu, Nông Đức Mạnh và Nguyễn Tấn Dũng. Vậy bức chân dung của họ được Huy Đức mô tả ra sao? Có thể tóm tắt sự mô tả của Huy Đức vào năm điểm chính: Một, ít học; hai, giáo điều, ba, độc tài; bốn, cá nhân chủ nghĩa; và năm, làm kiềm hãm thay vì phát triển đất nước. Thứ nhất, ít học. Lê Duẩn, người làm Tổng Bí thư lâu nhất Việt Nam, từ 1960 đến 1986, tức 26 năm, “chỉ học hết lớp bốn rồi đi làm nhân viên hỏa xa” (tập Giải Phóng, GP, tr. 112). Nguyễn Văn Linh lúc nhỏ được học trường Bonnal, trường trung học đầu tiên do Pháp mở ở Hải Phòng, nhưng đến năm 15 tuổi đã bị bắt vì tội rải truyền đơn chống Pháp và bị đày đi Côn Đảo (tập Quyền bính, QB, tr. 46). Võ Văn Kiệt lúc nhỏ, nhà nghèo, theo cha nuôi “giữ ghe hoặc mót lúa”, đến năm 8 tuổi mới đi học được vài năm. “Những lớp học ở làng không đưa lại cho Chín Hòa [tên Võ Văn Kiệt lúc nhỏ] bằng cấp nhưng đã giúp cậu đọc thông viết thạo” (QB, tr. 47). Đỗ Mười, theo tiểu sử chính thức, “Xuất thân từ một gia đình nông dân, bản thân là thợ sơn”, nhưng khi lên làm Tổng Bí thư, ông lại muốn trở thành nhà lý luận. Không đủ sức, ông phải dựa vào các trợ lý như Đào Duy Tùng và Nguyễn Đức Bình, những người bị chê là “chim ri, chim sẻ”. Phan Văn Khải nhận xét về Đỗ Mười: “Ông cũng không được học hành căn bản để hiểu các vấn đề một cách có hệ thống” (QB, tr. 102). Lê Đức Anh học tiểu học ở Huế; năm 11 tuổi ra Vinh học tiếp nhưng chỉ được một vài năm. Huy Đức viết: “Học vấn của ông Lê Đức Anh ở mức đọc thông viết thạo” (QB, tr. 103). Phan Văn Khải có bằng cấp cao hơn hẳn những người kia, nhưng thực chất của những mảnh bằng xã hội chủ nghĩa ấy ra sao thì lại rất đáng ngờ. Lúc nhỏ, ông học hết tiểu học thì nghỉ. Đến năm 1956, tập kết ra Bắc, ông mới vào học trường Bổ túc Công Nông Trung ương. Bắt đầu vào lớp 5. Ba năm sau, ông học xong… Trung học. Sau đó, ông học tiếng Nga và được sang Nga du học, đến năm 1965 thì tốt nghiệp ngành Kinh tế Kế hoạch và về nước (QB, tr. 144-5). Còn Nguyễn Tấn Dũng thì “biết chữ chủ yếu nhờ các lớp bổ túc ở trong rừng do địa phương quân tổ chức. Sau đó, ông Dũng được đưa đi cứu thương rồi làm y tá cho Tỉnh đội” (QB, tr. 150). Nông Đức Mạnh thì học ở Liên Xô về Lâm Nghiệp nhưng về trí thức và trí tuệ thì bị chê bai thậm tệ. Huy Đức viết:Chân dung bên thắng cuộc

    Trả lờiXóa
  24. 'Bên Thắng Cuộc' là sách gây biến đổiHuy Đức đã mô tả cuốn sách của mình như một "lịch sử thực sự của Việt Nam", tác phẩm đã giành được nhiều khen ngợi từ các nhà sử học cho rằng đây là một "cuốn sách trung thực" đem lại những hiểu biết mới mẻ mà không một học giả nào quan tâm tới Việt Nam trong thời kỳ thống nhất có thể bỏ qua.Bên thắng cuộc cũng thế thôi...

    Trả lờiXóa
  25. Anonymous writes:Huy Đức là người đảng viên cộng sản VN, lớn lên sau 30-4-75. Những câu chuyện viết lên của những bác mà Huy Đức phỏng vấn...gôm bài lại thành sách.có thế thôi. Nếu sách này tác hại cho đảng CSVN thì Huy Dức vô tù sớm muộn thôi . chờ xem !

    Trả lờiXóa
  26. Em đã đọc cuốn sách này trên mạng. Em có chút nhận xét : Hầu hết những nhân vật và Huy Đức dẫn ra là đã nói thế này , đã nói thế khác để minh họa cho sự kiện và bình luận của tác giả thì phần lớn đều đã chết.Vậy ai có thể khẳng định những câu nói mà tác giả trích dẫn là có thật? Nếu tác giả bịa ra thì sao ? Ai sẽ là người xác thực. Em còn thấy tác giả viết phiens diện về sự đói khổ trong các trại cải tạo sỹ quan cao cấp của quân đội SG thua trận. Em cho rằng sự đói khổ của các ông ấy làm sao so được với sự khổ cực, đầy đọa của những người tù cách mạng rơi vào tay chế độ S.Gòn cũ.Điều nữa cũng rất cần làm rõ là phải có so sánh tuyệt đối với điều kiện đất nước khi ấy.Em được nghe người lớn kể lại :Thời bao cấp sau chiến tranh ngay cả các cán bộ và sỹ quan trung cao cấp của nước ta cũng thiếu thốn đói khổ kể cả cái ăn cái mặc tối thiểu nhất (gia đình em là gia đình quân nhân nên mọi người hiểu rất rõ và thường nhắc lại).Vậy khi chính người chiến thắng còn bị thiếu bị đói thì chẳng có lý nào người thua lại đòi sung sướng hơn người chiến thắng.Em cho là Huy Đức sai lầm khi cố ý lấy thước đo đời sống bây giờ để nhận định, bình luận vè ngày xưa đó.

    Trả lờiXóa
  27. Toteti writes:xin hỏi . Có ai biết Huy Đức hiện nay đã vô tù ngồi chưa ? Nếu chưa vô tù, thì những điều Huy Đức viết là đúng sự thật của Đảng Ta Đề ra cho Huy Đức viết .toteti !

    Trả lờiXóa
  28. Ô sin San Hô hiện đang mấp mé của nhà tù lương tâm nhé! (nếu có thứ nhà tù đó)

    Trả lờiXóa