04 tháng 3 2013

Nỗi Đau Da Cam


Sau tất cả những gì đã gây ra cho VN mà hậu quả để lại, tính từ bây giờ trở đi còn chưa biết đến bao giờ mới có thể khắc phục hết, thế nhưng ở VN vẫn tồn tại 1 lượng không nhỏ tư tưởng tin yêu và tôn sùng Mỹ điên cuồng, thì thực sự đó là 1 gánh nặng cho chính quyền.

VN mình có truyền thống yêu nước và bất khuất chẳng kém ai, nhưng bên cạnh đó cũng tồn tại 1 "truyền thống" bán nước và làm tay sai cho giặc cũng chẳng kém ai nốt!

Một chiếc trực thăng UH-1D từ Công ty Hàng không 336 phun một loại thuốc làm rụng lá trên một diện tích rừng dày đặc   đồng bằng sông Cửu Long. (Bộ Quốc phòng Mỹ / Brian K. Grigsby, SPC5)

Bí mật chiến dịch rải chất diệt lá của Mỹ tại Việt Nam (1)


Chiến dịch Ranch Hand là mật danh chỉ hoạt động phun hoá chất khai quang của không quân Mỹ xuống Việt Nam từ năm 1962 đến 1971. Hợp chất có chứa độc tố kinh khủng nhất mà con người biết đến là dioxin này đã gây ra những hậu quả dai dẳng đối với con người và môi trường ở Việt Nam.

Trước chiến dịch này, đã có một cuộc tranh cãi gay gắt trong Nhà Trắng, Bộ Ngoại giao và Bộ Quốc phòng Mỹ. Một bên cho rằng chất diệt lá là phương tiện hiệu quả và kinh tế nhất để phá hoại những khu rừng đang che chở cho quân đội của đối phương, nhưng một bên lại nghi ngờ tính hiệu quả của chiến thuật này và lo ngại chiến dịch có thể ảnh hưởng xấu đến quan hệ giữa Mỹ với người dân Việt Nam. Theo những người phản đối, hoạt động này cũng sẽ khiến Mỹ bị buộc tội đang tiến hành một hình thức của cuộc chiến tranh hoá học.

Máy bay Mỹ đang rải chất độc diệt lá xuống Việt Nam 
trong Chiến dịch Ranch Hand.


Bộ Quốc phòng Mỹ nhìn chung ủng hộ kế hoạch phá hoại bằng hóa chất mùa màng và cây cối có lợi cho quân đội miền bắc Việt Nam. Nhưng một số nhân vật có ảnh hưởng trong Bộ Ngoại giao Mỹ, mà nổi bật là Roger Hilsman và Averell Harriman, lại kiên quyết phản đối ý định này. Theo họ không có cách nào có thể đảm bảo rằng chỉ có mùa màng và cây cối của "Việt Cộng" (cách mà phía Mỹ gọi lực lượng vũ trang giải phóng miền Nam Việt Nam) mới bị tiêu diệt. Ngoài ra những sai lầm không thể tránh khỏi trong hoạt động này sẽ khiến nông dân ở miền nam Việt Nam trở nên căm ghét người Mỹ.

Tổng thống Mỹ John F. Kennedy.

Nhưng ngày 30/11/1961, Tổng thống Mỹ John F. Kennedy đã thông qua trên nguyên tắc việc sử dụng chất diệt lá tại chiến trường Việt Nam. Đến ngày 2/10/1962, Nhà Trắng cho phép bắt đầu tiến hành rải một cách hạn chế loại hoá chất diệt lá thông qua Chiến dịch Ranch Hand. Bản thân cái tên Ranch Hand không có ý nghĩa gì đặc biệt và chỉ là một trong những mật danh tương tự như kiểu Farm Gate hay Barn Door mà quân đội Mỹ từng sử dụng trong Chiến tranh Việt Nam.

Biệt đội thực hiện Chiến dịch Ranch Hand được thành lập với 6 máy bay. Giai đoạn đỉnh cao của chiến dịch này vào năm 1969, biệt đội có tới 25 máy bay đặc chủng các loại. Cơ cấu tổ chức của biệt đội thay đổi theo thời gian. Trong giai đoạn cao điểm nhất của hoạt động rải chất diệt cỏ và rụng lá từ 1966-1970 nó được biết đến với tên gọi Phi đội biệt kích đường không số 12 (12th Air Commando Squadron) hay Phi đội chiến dịch đặc biệt số 12 (12th Special Operations Squadron). Về mặt nhân sự và phương tiện, Ranch Hand là một phần trong toàn bộ các chiến dịch của không quân Mỹ ở vùng Đông Nam Á.

Mục tiêu của Mỹ trong việc sử dụng chất diệt lá là tạo ra những vùng đất mà cây cối không thể mọc ở miền nam Việt Nam. Qua đó loại bỏ lớp nguỵ trang tự nhiên của quân đội từ miền bắc Việt Nam đang âm thầm tiến vào giải phóng miền nam tổ quốc.

Dọc các con đường, kênh rạch, và đường sắt huyết mạch, quân đội Mỹ cũng dùng hoá chất khai quang cây cối, nhằm tạo ra những "khu vực trắng" rộng hàng trăm mét gây khó khăn cho hoạt động phục kích của quân du kích.

Những cánh rừng trụi lá ở Việt Nam.

Trên chiến trường Lào, Mỹ cũng dùng chất diệt lá để xoá sổ những khu rừng đang che chở cho mạng lưới giao thông và đường mòn bí mật che cho quân giải phóng miền nam Việt Nam. Ngoài ra, họ còn có ý định qua đó khiến đối phương dễ dàng lộ diện và bị tấn công từ trên không. Những khu vực nghi có các căn cứ của quân giải phóng đều bị Mỹ tập trung rải dày đặc loại hoá chất diệt lá. Nhưng có một điều mà từ các nhà khoa học đến người dân bình thường đều có thể hình dung ra, đó là khi hoá chất độc hại đã được rải xuống môi trường thì không chỉ có cây cối, mùa màng mà chính những thường dân không hề có bất cứ phương tiện bảo vệ nào cũng sẽ bị nhiễm độc.
Bí mật chiến dịch rải chất diệt lá của Mỹ 
tại Việt Nam (2)

Cho đến năm 1964, chiến dịch phá hoại mùa màng và cây cối tại Việt Nam của quân đội Mỹ vẫn diễn ra tương đối hạn chế. Nhưng sau Sự kiện Vịnh Bắc Bộ, hoạt động này được mở rộng và thường xuyên hơn. Cũng từ đây, Chiến dịch Ranch Hand vấp phải những phản ứng gay gắt của công luận.


Máy bay Mỹ rải hoá chất độc xuống Việt Nam.

Không quân Mỹ sử dụng các loại máy bay như C-47, T-28, B-26 và C-123 để rải hoá chất. Trong 9 năm tiến hành Chiến dịch Ranch Hand, Mỹ phun tổng cộng khoảng 19 triệu gallon chất diệt lá (tương đương 68.000 m³) xuống 20% diện tích rừng nhiệt đới và 36% khu rừng đước ở miền nam Việt Nam. Có 11 triệu gallon trong số này là chất độc Da cam (theo Operation Ranch Hand, Herbicides in Southeast Asia 1961-1971 của William A Buckingham trên website cpcug.org).

Bên cạnh những cánh rừng, mục tiêu của Chiến dịch Ranch Hand còn là tiêu diệt các cánh đồng lúa nhằm phá hoại nguồn lương thực của quân đội giải phóng Việt Nam. Quá trình mở rộng hoạt động phá hoại này tỷ lệ thuận với sự dính líu ngày càng sâu của Mỹ trong Chiến tranh Việt Nam. Cuối năm 1965, Chiến dịch Ranch Hand bắt đầu tiến hành rải chất diệt lá xuống hệ thống đường mòn Hồ Chí Minh. Khoảng một năm sau, hoạt động phá hoại mùa màng ở Lào cũng trở thành một phần nhiệm vụ của biệt đội Ranch Hand. 

Hai chiếc C-123 đang bay thấp để rải chất diệt lá xuống rừng Việt Nam trong Chiến dịch Ranch Hand.

Trong năm 1966 và 1967, Washington thông qua quyết định cho phun thuốc diệt lá tại khu vực phi quân sự, nơi chia cắt giữa miền bắc và miền nam Việt Nam. Mức độ hoạt động của Chiến dịch Ranch Hand do đó tăng lên đều đặn và lên đến đỉnh cao vào năm 1967, thời điểm mà không quân Mỹ rải chất diệt lá trên phạm vi diện tích 1,7 triệu acre (tương đương 7.000 km vuông).

Mỹ vấp phải phản ứng dữ đội đầu tiên của công luận trong việc sử dụng chất diệt lá vào tháng 2/1963, khi nhà báo Richard Dudman viết một loạt bài về chính sách của Mỹ tại châu Á đăng trên tờ St. Louis Post-Dispatch và các báo khác. Một trong những bài báo này cáo buộc Mỹ và chính quyền Sài Gòn đang sử dụng chiến thuật "chiến tranh bẩn thỉu" để chống lại miền bắc Việt Nam, gồm việc rải chất độc trong Chiến dịch Ranch Hand để phá hoại những cánh đồng lúa và khai quang khu vực quanh các con đường chính. 

Bài báo của Richard Dudman đã tác động sâu sắc đến một nghị sĩ bang Wisconsin là Robert W. Kastenmeier, khiến ông viết thư cho Tổng thống Kennedy để hối thúc ông chủ Nhà Trắng từ bỏ việc sử dụng chất diệt lá ở Việt Nam và gọi đây là vũ khí hoá học. 

Tháng 5/1964, Chiến dịch Ranch Hand tiếp tục bị báo chí Mỹ công kích dữ dội. Bài báo của phóng viên Jim G. Lucas thuộc hãng tin Scripps-Howard tố cáo một máy bay thuộc biệt đội Ranch Hand đã rải cả chất diệt lá xuống một ngôi làng không phải của đối phương ở đồng bằng sông Cửu Long, phá hoại cánh đồng lúa và vùng trồng dứa của người địa phương. 


Quân nhân Mỹ đang nạp hoá chất lên một chiếc máy bay C-123 tại căn cứ Tây Sơn Nhất để chuẩn bị đem phun, năm 1965

Tờ Washington Post cho đăng lại câu chuyện trên của Jim G. Lucas và đăng bài xã luận kêu gọi chấm dứt việc sử dụng chất diệt lá ở miền nam Việt Nam. Tờ báo cho rằng, chất độc diệt lá không thể nào phân biệt được đâu là quân du kích đâu là người địa phương để tấn công.

Sự chỉ trích của cộng đồng các nhà khoa học dân sự cũng là một trở ngại đối với Chiến dịch Ranch Hand. Đầu năm 1964, Liên đoàn các nhà khoa học Mỹ phản đối việc sử dụng chất diệt lá ở Việt Nam và cho rằng, Mỹ đang lợi dụng cuộc chiến như một cơ hội để thí nghiệm chiến tranh bằng vũ khí sinh học và hoá học. 

Tháng 1/1966, Giáo sư John Edsall của Đại học Harvard cùng một nhóm 29 nhà khoa học Boston lên tiếng phản đối việc phá hoại mùa màng ở Việt Nam. Họ cho đây là hành động dã man và tấn công bừa bãi vào cả dân thường lẫn những người tham gia cuộc chiến đấu. Khoảng một năm sau, Cố vấn khoa học của tổng thống Mỹ nhận được bản kiến nghị có chữ ký của hơn 5.000 nhà khoa học, gồm 17 người được giải Nobel và 129 thành viên Viện hàn lâm khoa học quốc gia. Họ hối thúc Tổng thống Johnson phải ngưng việc sử dụng các loại hoá chất gây sát thương và phá hoại mùa màng ở Việt Nam. 

Tuy nhiên, vào thời điểm đó của cuộc chiến, sự phản ứng của công luận không thể ngưng được việc Mỹ mở rộng Chiến dịch Ranch Hand. Hoạt động phun hoá chất độc của không quân Mỹ xuống các cánh đồng và khu rừng ở Việt Nam vẫn tiếp tục bất chấp dư luận. 

Bí mật chiến dịch rải chất diệt lá của Mỹ 
tại Việt Nam (3)

Khi chính quyền Nixon bắt đầu thực hiện chính sách giảm dần sự hiện diện của quân đội Mỹ tại Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng vào năm 1969, Chiến dịch Ranch Hand cũng vì đó chịu nhiều sức ép và cuối cùng phải chấm dứt. 

Máy bay Mỹ rải chất độc diệt lá có chứa dioxin xuống Việt Nam

Cuối năm 1969, biệt đội rải hoá chất độc của không quân Mỹ xuống Việt Nam nhận được lệnh giảm bớt 30% hoạt động. Trong thời gian này, Thượng viện Mỹ cũng đang tranh cãi về việc thông qua Công ước Geneva cấm tiến hành chiến tranh bằng vũ khí sinh học và hoá học. Tổng thống Nixon ủng hộ việc phê chuẩn nhưng muốn đảm bảo rằng, Công ước Geneva không áp dụng đối với chất diệt lá và những "hoá chất chống bạo loạn". Lúc đó chính quyền Nixon cũng có nhiều lý do chính trị để muốn dừng hoàn toàn Chiến dịch Ranch Hand.

Năm 1969, một nghiên cứu của Mỹ được công bố cho thấy, khi thí nghiệm trên chuột thì những thành phần của chất độc da cam sẽ dẫn tới việc sinh con quái thai, hoặc thai nhi chết ngay khi sinh. Trong khi đó, báo chí miền nam Việt Nam cũng đăng tải nhiều thông tin về việc chất độc da cam đã gây ra những khiếm khuyết của trẻ sơ sinh địa phương

3 chuyến bay cuối cùng của những chiếc C-123 trong Chiến dịch Ranch Hand rải chất diệt lá và phá hoại mùa màng ở Việt Nam diễn ra vào ngày 7/1/1971, trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận ngày nay. Đến ngày 31/10 cùng năm, chiếc trực thăng chuyên đi rải chất diệt lá của Mỹ cũng tiến hành chuyến bay cuối cùng tại Việt Nam. Sau đó, hoạt động bị dư luận chỉ trích và lên án này bị ngưng vĩnh viễn sau 9 năm liên tục. 

Nhưng sự chấm dứt của Chiến dịch Ranch Hand cũng không thể kết thúc cuộc tranh cãi về việc rải chất độc diệt lá trên diện rộng tại Việt Nam đã ảnh hưởng như thế nào đến hệ sinh thái và sức khỏe con người địa phương, cũng như những người Mỹ từng phục vụ tại đó. Theo một quyết định của quốc hội Mỹ, năm 1970 Bộ Quốc phòng nước này hợp đồng với Học viện khoa học quốc gia để nghiên cứu những ảnh hưởng của chất diệt lá tại Việt Nam, một cuộc nghiên cứu mà các nhà khoa học dân sự mong muốn từ lâu. Sau 3 năm, họ cũng thừa nhận chất diệt lá có gây ra những ảnh hưởng đối với trẻ em

Lê Thị Linh, một nạn nhân chất độc da cam ở Việt Nam.
Linh đã 16 tuổi nhưng nặng chỉ khoảng 30kg. Cô bé bị câm và điếc.

Vấn đề tác hại của chất diệt lá ở Việt Nam đối với sức khoẻ con người được khơi dậy vào ngày 22/3/1978, khi truyền hình Chicago phát một bản tin cho biết, có 41 cựu binh Mỹ trong chiến tranh Việt Nam sống ở Midwest bị ảnh hưởng vì phơi nhiễm chất độc da cam trong Chiến dịch Ranch Hand. Những năm sau đó, ảnh hưởng của chất diệt lá đối với các cựu binh trở thành một chủ đề được quan tâm rộng rãi của giới khoa học và chính trị tại Mỹ.

Những người phản đối việc sử dụng chất diệt lá trong chiến tranh Việt Nam tiếp tục đặt câu hỏi về tác hại của nó, đặc biệt là chất độc da cam, đối với sức khoẻ con người. Theo nhiều tài liệu, quân đội Mỹ sử dụng 10 loại chất diệt lá khác nhau tại Việt Nam, phần lớn là biến thể của chất 2,4-D (D chỉ dichlorophenoyxyacetic acid) hoặc 2,4,5-T (T chỉ trichlorophenoxyacetic acid). Các tên gọi như "chất độc da cam", "chất độc hồng", "chất độc lục", "chất độc tía", "chất độc xanh"... là căn cứ trên những dải sơn của các thùng hoá chất sử dụng trong Chiến dịch Ranch Hand (mỗi thùng chứa 55 gallon). Trong đó, những thùng sơn màu da cam được xem là nguy hiểm nhất vì có chứa dioxin. 

Ngày 17/4/1995, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng, sau khi Mỹ rải hoá chất diệt lá ở Việt Nam thì mức độ dioxin có trong những người sống ở miền nam cao gấp 900 lần so với những người sống ở miền bắc. Phát hiện này cho thấy,những người ở miền nam Việt Nam từng bị phơi nhiễm trong chiến dịch rải hoá chất của Mỹ có nguy cơ rất cao mắc chứng bệnh ung thư, các căn bệnh về đường sinh sản và những vấn đề sức khoẻ khác

Tài liệu tham khảo

1. Ranch Hand của Walter J. Boyne, tạp chí Airforce tháng 8/2000
2. Operation Ranch Hand and The Law of War của Averil Charles Ramsey, The Vulcan Historical Review 4 (năm 2000).
3. Operation Ranch Hand, Herbicides in Southeast Asia 1961-1971 của William A Buckingham, đăng trên website www.cpcug.org
4. Các website: globalsecurity.org và landscaper.net.
Tận mắt những vật chứng kinh hoàng 
gây nên 'nỗi đau da cam'

Hàng chục hiện vật nguyên gốc, là vật chứng cho sự tàn khốc cuả chiến tranh hoá học với sự huỷ diệt môi sinh khủng khiếp đã được đưa ra trước công chúng, đem lại cho người xem trải nghiệm trải nghiệm sâu sắc về nỗi đau mà chất độc da cam gây ra cho tới ngày hôm nay. 

Từ ngày 26/7, tại Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam diễn ra triển lãm chuyên đề mang tên “Nỗi đau da cam”, quy tụ hơn 300 hiện vật, hình ảnh và tư liệu quý tập trung vào 3 chủ đề lớn: Quân đội Mỹ gây ra thảm hoạ da cam ở VN; VN khắc phục hậu quả chất độc da cam và Chung tay xoa dịu nỗi đau da cam. 

Đáng chú ý tại triển lãm là sự có mặt của hàng chục hiện vật nguyên gốc, là vật chứng cho sự tàn khốc cuả chiến tranh hoá học với sự huỷ diệt môi sinh khủng khiếp lần đầu tiên được đưa ra trước công chúng. Chúng đem lại cho người xem trải nghiệm trải nghiệm sâu sắc về nỗi đau mà chất độc da cam gây ra cho tới ngày hôm nay. 

Đến nay có khoảng 4,8 triệu người Việt Nam bị huỷ hoại trực tiếp hoặc gián tiếp bởi chất độc da cam. Những con số này do chính những người nước ngoài ghi nhận, trong đó đáng kể là các tổ chức chống hiểm hoạ chất độc hoá học da cam ở châu Mỹ và châu Âu.

Một số hình ảnh được ghi nhận:

Thùng phuy chứa chất độc CS, Mỹ sản xuất và sử dụng trong chiến tranh xâm lược Việt Nam ta thu được trong Chiến dịch Đường 9 - Khe Sanh, năm 1968.
Chất độc CS không tàn phá môi trường mà còn ảnh hưởng lâu dài đến sức khoẻ của con người.

Can nhựa đựng chất độc CS do Mỹ sản xuất và trang bị cho quân đội. 
Ta thu được vào tháng 6/1970.

Thùng chiến thuật E158 - R2 được Mỹ thả từ máy bay lên thẳng làm có khả năng làm ô nhiễm 
một khu vực rộng lớn lên tới 6500m2, với thời gian nhiễm độc từ 10 - 15 phút.

Những đầu đạn có chứa chất độc hoá học quận đội Mỹ đã sử dụng ở miền Nam Việt Nam.

Đầu đạn hoả tiễn hoá học 2,75 inch WP của Mỹ, ta thu được trong trận Cầu Ván, Vĩnh Viễn thuộc huyện Long Mỹ, Cần Thơ tháng 4/1966.

Mặt nạ phòng độc M 10C2, Mỹ sản xuất và trang bị cho lực lượng tác chiến trong chiến tranh xâm lược Việt Nam.

Một trong hàng chục tài liệu của địch về việc sử dụng chất độc da cam trong chiến tranh được trưng bày tại triển lãm.

Bộ khí tài phòng da L1, chiến sĩ Tiểu đoàn 903, Binh chủng Hoá học trong quá trình tham gia khắc phục xử lý chất độc CS do Mỹ để lại sau chiến tranh tại khu vực đèo Cù Mông, Bình Định, tháng 11/2005.

Những hình ảnh ghi lại các di chứng nặng nề của chất độc da cam tác động đến nhiều thế hệ, với các bệnh da liễu, nứt đốt sống, dị tật cơ thể và tâm thần.

Những nạn nhân của chất độc da cam đã được xã hội quan tâm và giúp đỡ với nhiều hình thức phong phú cả về vật chất và tinh thần. Cuộc vận động sáng tác ca khác "Vì nạn nhân chất độc da cam" năm 2010-2011 là một ví dụ.

Nụ cười của những em nhỏ bị di chứng chất độc da cam tại trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh Hải Dương.

Chị Phạm Thị Vượng sinh năm 1978 ở xã Bình Trung, Bình Sơn, Quảng Ngãi là một nạn nhân của chất độc màu da cam. Chị chỉ cân nặng 12kg, cao 0,8m, bị bại liệt bẩm sinh nửa người dưới nhưng vẫn tự học văn hoá, nữ công gia chánh, bán hàng nuôi sống bản thân và phụ giúp gia đình.

Triển lãm cũng đã trưng bày các sản phẩm do chính các nạn nhân của chất độc da cam làm ra. Trong ảnh là một món quà lưu niệm do nạn nhân chất độc ca cam ở cơ sở khuyết tật An Phúc - Bình Hưng Hoà - TP HCM thực hiện.

Người Mỹ bị bưng bít thông tin về nạn nhân
da cam ở Việt Nam


'Người Mỹ bị bưng bít thông tin về nạn nhân da cam ở Việt Nam', đó là khẳng định của bà Nguyễn Thị Hiền, Ủy viên Ban chấp hành trung ương Hội Nạn nhân chất độc da cam Việt Nam sau khi kết thúc cuộc Hành trình đòi công lý kéo dài hơn một tháng trên đất Mỹ.

Chuyến đi kéo dài hơn một tháng, qua 7 thành phố lớn của Mỹ gồm: Los Angeles, Chicago, Atlanta, Washington, New York, San Francisco và Seattle. Theo bà Hiền, những người cựu chiến binh (CCB) Mỹ rất nhiệt tình và hăng say cổ vũ cho đoàn đi đòi công lý. Ông Geof, Chủ tịch hội CCB Mỹ tại chiến trường Iraq, đã đưa đoàn đến gặp các Nghị sĩ Quốc hội và tuyên bố với họ: “Bây giờ mới chỉ là bắt đầu thôi, chúng ta sẽ còn gặp nhau nhiều. Dù còn nhiều khó khăn, nhưng cuối cùng công lý vẫn chiến thắng”. 

Bà Hiền (bên trái), các thành viên trong đoàn và những người CCB Mỹ trong cuộc “Hành trình đòi công lý” trên đất nước Mỹ. (Ảnh do bà Nguyễn Thị Hiền cung cấp).

Đại đa số người dân Mỹ đều rất bức xúc vì lâu nay bị bưng bít thông tin về hậu quả của chất độc hóa học đối với nhân dân Việt Nam. Đặc biệt, ngày 20/4, sau khi nghe một nhân chứng sống nói chuyện, một bạn sinh viên trường Jones College Prep (thuộc thành phố Chicago), bức xúc: “Tại sao Chính phủ Mỹ lại che giấu chuyện này? Tại sao không công khai cho chúng tôi biết? Người Mỹ chúng tôi cảm thấy xấu hổ vì những gì mà Chính phủ Mỹ đã gây ra ở Việt Nam. Công ty Dow (Công ty sản xuất chất dioxin cho quân đội Mỹ ) thật tồi tệ, Chính phủ Mỹ phải có trách nhiệm với việc này”. Kết thúc buổi nói chuyện này, có khoảng gần 100 sinh viên trường Western Washington cùng bà con Việt kiều đã xuống đường biểu tình đòi công lý.

Chuyến đi vừa qua, đoàn đã gặp 10 Nghị sĩ Quốc hội Mỹ. Hầu hết các Nghị sĩ Mỹ đều cho biết, họ chỉ mới nghe và nhìn thấy các vấn đề về hậu quả của chất độc hóa học trong các văn bản báo cáo của Công ty Dow (đa số báo cáo đều sơ sài và phản ánh không đúng sự thật). “Khi chúng tôi đưa ra các bức ảnh chụp về các nạn nhân bị nhiễm chất độc hóa học da cam Việt Nam, nhiều Nghị sĩ đã rơi nước mắt”, bà Hiền nói. Một nghị sĩ người Ancador đã nói với chúng tôi: “Nếu chúng tôi gặp và biết các bạn sớm hơn thì sẽ mời các bạn đến tham dự buổi điều trần nói về chất độc da cam và công ty Dow. Chúng tôi ủng hộ các bạn”. 

Bà Hiền cho hay, trong vụ kiện sắp tới, ngoài các yếu tố “lý và tình”, chúng ta còn được dư luận quốc tế và rất nhiều người yêu chuộng hòa trên thế giới ủng hộ. 

Theo DVO
Ở xứ xở sương mù, có một nhà hoạt động xã hội từng tham gia nhiều cuộc biểu tình phản chiến trong chiến tranh ở Việt Nam, đó là ông Len Aldis. Lúc ấy, ông mong ước được đến Việt Nam để tận mắt thấy những điều diễn ra ở đất nước mà ông yêu mến. 

Năm 1989, lần đầu tiên ông đến Việt Nam, chứng kiến nỗi bất hạnh của những người bị nhiễm chất độc da cam. Khi trở về nước, ông đã cùng những người bạn Anh yêu mến Việt Nam thành lập Hội Hữu nghị Anh - Việt vào năm 1992 mà ông là Tổng thư ký Hội. Từ đó đến nay, Hội Anh - Việt đã tổ chức nhiều hoạt động nhân đạo và phát triển, giúp đỡ các nạn nhân chiến tranh ở các tỉnh Quảng Trị, Thanh Hóa, Hà Tây, Nam Định, Hải Phòng, Hà Tĩnh, giúp nạn nhân chất độc da cam ở Làng Hòa Bình và các địa phương khác. 

Ở Anh, ông Len Aldis thường xuyên đến nói chuyện ở các trường đại học, các hội, nhóm, tổ chức triển lãm ảnh, chiếu phim về hậu quả của chất độc da cam nhằm để mọi người biết về hậu quả của chất độc giết người này. Ông đã làm cầu nối kêu gọi các tổ chức phi chính phủ Anh, như “Tổ chức trợ giúp y tế và khoa học cho Việt Nam, Campuchia, Lào” giúp dự án, vận động gởi giáo viên tình nguyện giúp các tỉnh miền núi. Ngoài ra, ông thường xuyên tổ chức bán hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam để gây quỹ ủng hộ nạn nhân chất độc da cam. 

Ông Len Aldis được đông đảo người dân Việt Nam biết đến qua sáng kiến ký tên đòi công lý petitiononline. Ông đã tập hợp hàng triệu chữ ký của những người yêu chuộng hòa bình và công lý trên khắp thế giới dành cho nạn nhân chất độc da cam Việt Nam, trong đó có nhiều nghị sĩ Quốc hội Anh. Ông nói, đây là cuộc đấu tranh vì hòa bình, công lý và là vấn đề vô cùng lớn, do đó rất cần có sự chia sẻ, tiếp sức và giúp đỡ của nhiều người trên thế giới.

Ông cùng Hội Hữu nghị Anh - Việt đã kêu gọi tất cả các nghị sĩ Nghị viện châu Âu vận động chính phủ Anh đề nghị Liên Hiệp Quốc lấy ngày 10/8 hàng năm là “Ngày Quốc tế các nạn nhân chất độc da cam Việt Nam”. Trong cuộc vận động này, có nhiều người bạn trên thế giới đã đồng tình và ủng hộ sang kiến cần có một ngày để toàn thế giới quan tâm tới nạn nhân da cam. Ông đã gửi thư kêu gọi Tòa Phúc thẩm Mỹ đem lại sự công bằng cho các nạn nhân chất độc da cam, và chuyển toàn bộ số chữ ký và địa chỉ trực tuyến trên trang web petitiononline đến Tòa án Phúc thẩm New York, góp tiếng nói đòi công lý cho các nạn nhân Việt Nam.

Ông Len Aldis đã đến TPHCM nhiều lần, thăm trẻ em bị nhiễm chất độc da cam Làng Hòa Bình, Bệnh viện Từ Dũ. Trong cuộc gặp gỡ bạn bè thế giới nhân lễ kỷ niệm 30 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, ông bày tỏ: “Chiến tranh đã kết thúc, nhưng vẫn còn một cuộc chiến khác. Tại bảo tàng, tôi đã xem những hình ảnh và gặp nhiều nạn nhân chất độc da cam còn sống. Tôi xin dành thời gian còn lại của tôi để làm điều gì đó cho những nạn nhân này”. 

Ông dự đám cưới Đức – Tuyền, dự Tọa đàm “Bạn bè quốc tế đồng hành cùng nạn nhân chất độc da cam Việt Nam”, gặp gỡ thanh niên, sinh viên, phóng viên báo chí, chia sẻ kinh nghiệm về cuộc đấu tranh đòi công lý cùng các biện pháp giúp đỡ nạn nhân, trẻ em bị nhiễm chất độc da cam.

Tháng 4 vừa qua, chính ông Len Aldis cùng Hội Hữu nghị Anh - Việt phối hợp với Hội Sinh viên Việt Nam tại Trường Đại học Kinh tế và Khoa học Chính trị Luân Đôn (LSE) tổ chức buổi tọa đàm về hậu quả của chất độc da cam/dioxin do quân đội Mỹ sử dụng trong cuộc chiến tại Việt Nam. Đông đảo sinh viên Việt Nam, sinh viên Anh và các nước đã theo dõi phim tư liệu “Những nẻo đường công lý” (Path to Justice) và những hình ảnh nói về hậu quả của chất độc da cam/dioxin mà nhiều thế hệ người Việt Nam hiện đang phải gánh chịu. Ông Len Aldis cũng giới thiệu về quá trình Việt Nam theo đuổi vụ kiện các công ty hóa chất Mỹ sản xuất ra chất diệt cỏ có chứa dioxin được sử dụng trong chiến tranh Việt Nam, trao đổi những vấn đề liên quan đến tính pháp lý, những bằng chứng và triển vọng của vụ kiện với các sinh viên và bạn bè quốc tế. Ông tâm sự: “Đây là một cuộc chiến đấu bền bỉ, chúng ta không được phép dừng lại, không được cho phép mình bỏ cuộc”. 

Đã hơn 30 lần ông Len Aldis đến thăm Việt Nam. Hai thập kỷ qua, ông luôn làm hết sức mình để nhiều người trên thế giới hiểu về tình hình những nạn nhân chất độc da cam Việt Nam. Ông cho biết, điều ông trăn trở là tuy chiến tranh đã lùi xa, nhưng di chứng của chất độc da cam vẫn còn hiện hữu trên hàng trăm ngàn nạn nhân. Ông đã viết thư cho Tổng Thư ký Liên hiệp quốc Kofi Anna, Tổng thống Bush, Tổng thống Obama, Quốc hội Mỹ, Công ty Monsanto, các công ty hóa chất của Mỹ, tòa án Mỹ, kêu gọi trách nhiệm đối với nạn nhân chất độc da cam Việt Nam. Trong bức thư gởi Tổng thống Obama ngày 8/12/2008, ông viết: “Ngài Tổng thống, công lý sẽ đòi hỏi ngay trong nhiệm kỳ tổng thống đầu tiên là giúp những nạn nhân đau khổ này - và gia đình của họ - nhận được những đền bù mà họ hết sức xứng đáng. Với hàng ngàn người đã chết, công lý đã bị chối từ. Tôi khẩn thiết đề nghị ngài, đừng chờ đợi bất cứ phán xét của tòa án Mỹ nào nữa, các nạn nhân đã đợi chờ và chịu đựng đủ lâu rồi”.

Ngày 30/4/2009, Ông Len Aldis đã lập đơn kiến nghị trực tuyến gởi cho Tổng thống Barack Obama và các nghị sĩ Mỹ, phản đối phán quyết của tòa án Mỹ, đến nay đơn kiến nghị này được nhiều người Việt Nam và bạn bè quốc tế ký tên ủng hộ.

Với những đóng góp của mình, ông đã được Nhà nước Việt Nam tặng thưởng Huân chương Hữu nghị. UBND TPHCM đã trao tặng huy hiệu Thành phố Hồ Chí Minh cho ông. Ông Len Aldis khẳng định sẽ tiếp tục dành thời gian để ủng hộ các nạn nhân chất độc da cam Việt Nam.

Nguyễn Thị Mỹ Tiên
(Tổng thư ký Quỹ Hòa bình và Phát triển TPHCM)

Trang web do Len Aldis sáng lập http://www.lenaldis.co.uk/ 

14:30, Thứ Sáu, 24/2/2012

Theo eastlondonadvertiser.co.uk, các nạn nhân chất độc da cam ( thứ chất diệt cỏ mà máy bay Mỹ rải xuống trong cuộc chiến tranh Việt Nam vào những năm 1960) đã chính thức gửi thư cho các nhà tổ chức Thế vận hội Olympics London 2012 trong tuần này, để phản đối công ty Dow Chemical tham gia tài trợ 7 triệu bảng Anh.

Hội các nạn nhân chất độc da cam Hà Nội đã yêu cầu Ủy ban tổ chức Thế vận hội Olypics London 2012 do Huân tước Coe làm chủ tịch khước từ Dow Chemical, công ty đã sản xuất chất độc da cam.
Nạn nhân của chất độc da cam tại tỉnh Bình Phước. Ảnh minh họa

Bức thư nhấn mạnh: “Thế vận hội Olympics là biểu tượng chiến thắng của trí tuệ và thể lực của con người khi các vận động viên tham gia thi đấu. Dow là một trong những công ty chính sản xuất và cung cấp các loại hóa chất độc cho quân đội Mỹ sử dụng ở miền Nam Việt Nam, các loại thuốc diệt cỏ được gọi chung là chất độc da cam có chứa dioxin, một trong những hóa chất độc hại nhất mà khoa học được biết đến. Hàng triệu người đã thiệt mạng và hàng trăm ngàn trẻ em sinh ra với các dị tật bẩm sinh."

Bức thư này được gửi đi tiếp theo sau một cuộc bỏ phiếu của Hội đồng khu Tower Hamlets vào tháng trước kêu gọi Ủy ban Thế vận hội Olympics khước từ công ty Dow với tư cách là đối tác tài trợ, để đáp lại sự uỷ nhiệm của ông Len Aldis, Chủ tịch Hội Hữu nghị Anh-Việt./.

Võ Thắng


Người dân Ấn Độ tẩy chay Olympic London 2012
Thứ ba, 28/02/2012, 11:33 (GMT+7)
Hãng tin AFP ngày 28-2 cho biết, khoảng 20.000 nhà hoạt động và nạn nhân còn sống sót trong vụ rò rỉ khí độc năm 1984 tại nhà máy sản xuất thuốc trừ sâu của công ty sản xuất hóa chất Dow Chemical ở Bhopal (Ấn Độ), đã nộp đơn thỉnh cầu yêu cầu chính phủ Anh loại công ty Dow Chemical khỏi danh sách nhà tài trợ cho Thế vận hội Olympic London 2012.

Trước đó, những người này đã kêu gọi Ấn Độ không tham gia Olympic London để phản đối việc công ty Dow tài trợ cho đại hội thể thao này.


Chiến dịch đòi công lý cho các nạn nhân của Dow Chemical được phát động từ cuối năm qua, nhân dịp kỷ niệm 27 năm ngày xảy ra tai nạn công nghiệp tệ hại nhất thế giới giết chết hàng ngàn người và gây bệnh cho hàng ngàn người khác. Công ty Dow Chemical của Mỹ trả cho Ấn Độ 470 triệu USD để bồi thường cho các nạn nhân. Tuy nhiên, các nạn nhân tại Bhopal nói rằng như vậy vẫn chưa đủ. 
H.Xuân


Thêm một tiếng nói vì nạn nhân da cam
Thứ sáu, 09/03/2012, 03:04 (GMT+7)
LTS: Cuối tháng 2 vừa qua, hàng chục ngàn nhà hoạt động xã hội, nạn nhân sống sót trong vụ rò khí độc tại nhà máy sản xuất thuốc trừ sâu của Công ty Hóa chất Dow Chemical ở Bhopal, Ấn Độ (năm 1984) đã yêu cầu Ủy ban Olympic và Paralympic London 2012 loại Dow Chemical khỏi danh sách nhà tài trợ Olympic. Mới đây, Thư ký Hội Hữu nghị Anh - Việt, ông Len Aldis, đã gửi một bức thư đến các thành viên của ủy ban trên, lên án nhà tài trợ Dow Chemical, công ty đã sản xuất chất độc da cam cho quân đội Mỹ rải xuống Việt Nam và nay đang phủ nhận mọi tội ác của mình. Ông Len Aldis đã gửi riêng Báo SGGP bức thư này.
Chỉ còn vài tháng nữa, 336 tấm biển quảng cáo lớn cho một công ty chịu trách nhiệm về cái chết của hàng trăm ngàn người sẽ bao quanh các sân vận động tổ chức Olympic. Đó là Dow Chemical, công ty mà bất kỳ ai cũng biết qua các phiên tòa mới đây xét xử về tội xả hàng tấn chất thải độc hại vào sông, hồ gần các nhà máy của công ty này ở Mỹ. 

Ngoài ra, Dow Chemical còn được quốc tế quan tâm qua các vụ kiện của các cựu chiến binh Việt Nam và Mỹ, những người bị ảnh hưởng bởi chất độc da cam. Nhưng tôi xin được nhắc các vị (thành viên ủy ban tổ chức) rằng tội ác lớn nhất của Dow Chemical và 35 công ty hóa học khác (đứng đầu bởi Monsanto) là sản xuất chất độc da cam tàn phá miền Nam Việt Nam trong thời gian 10 năm. Vâng! Quân đội Mỹ đã rải 80 triệu lít hóa chất giết người lên các khu rừng, đồng ruộng, làng mạc, người dân từ tháng 8-1961 đến năm 1971. Hàng ngàn người chết, trong đó không ít bào thai đã chết lưu. 

Hậu quả ghê rợn của chất độc da cam vẫn tiếp tục ảnh hưởng đến thế hệ thứ 4 của người Việt Nam khi không ít trẻ em sinh ra với dị tật trên cơ thể. Những tổn thương các em phải chịu đựng được truyền từ ông bà, cha mẹ của các em, những người mang trong mình chất độc da cam.

“Di sản” mà Dow Chemical và các công ty hóa chất khác để lại cho Việt Nam là 4 triệu người bị ảnh hưởng. Kể từ năm 1989, lần đầu tiên đến Việt Nam, tôi đã chứng kiến rất nhiều những thảm kịch mang tên chất độc da cam. Những trẻ sơ sinh không có chân tay; kích thước của đầu to gấp 4 lần bình thường, não bộ bị chết dần chết mòn… đều là nạn nhân của chất độc da cam. Tôi đã gặp gỡ những thanh niên không có chân tay, cả cuộc đời họ phải nằm một chỗ hoặc ngồi xe lăn. Họ không thể tự chăm lo cho bản thân mình. 


Ở Đồng Nai, tôi đã gặp một người mẹ với 2 cô con gái không thể đi lại, không thể nói. Một cô năm nay 42 tuổi, cô còn lại 36 tuổi. Trong hơn 40 năm qua, người mẹ đã chăm sóc các con mình. Tôi đau xót tự hỏi rằng đến khi bà mẹ già đó qua đời, ai sẽ là người chăm lo cho 2 người con gái? Thật sự đau lòng và phẫn nộ khi chiến tranh đã kết thúc mà hậu quả để lại bởi chất độc da cam quá tàn khốc cho người Việt Nam.

Đó là những gì mà Dow Chemical đã làm với người dân Việt Nam. Dường như mỗi người trong các vị đang rất ủng hộ việc để Dow Chemical là nhà tài trợ của Olympic và Paralympic, sự kiện thể thao của hành tinh vào ngày 27-7 tới tại London. Các vị đang làm một công việc mà rất nhiều các quốc gia, tổ chức trên thế giới phản đối mạnh mẽ. Thật đáng hổ thẹn! 

LEN ALDIS
ĐỖ VĂN (dịch)


Bản tiếng Anh của bức thư có thể đọc trên trang web của Len Aldis An Open Letter to British Athletes and the 2012 Olympics.

Những hình ảnh quá đau lòng về “nỗi đau da cam” VN

Wed, 24 Apr 2013 06:29:00 GMT
(Kienthuc.net.vn) - Những hình ảnh về di chứng của chất độc da cam do nhiếp ảnh gia huyền thoại Philip Jones Griffiths thực hiện ở VN năm 1980 sẽ khiến nhiều người sốc…

Bà Vũ Thị Lam với cô con gái tên Liên (8 tuổi) và Hiền (6 tuổi) ở Nam Định, cả hai đều sinh ra không có tròng mắt. Cha của các em, ông Đàm Việt Thước bị nhiễm chất độc da cam khi tham gia lái xe ở đường Trường Sơn trong chiến tranh Việt Nam.

 Ba anh chị em ruột mắc các triệu chứng gây biến dạng chi được nuôi dưỡng tại trại trẻ mồ côi số 6, TP. HCM. Chúng đã bị cha mẹ bỏ rơi gần bệnh viện Từ Dũ.

Cơ sở nghiên cứu của bệnh viện phụ sản Từ Dũ, TP. HCM là nơi lưu giữ nhiều thi thể hài nhi đã chết do di chứng chất độc da cam.

Một cặp song sinh dính liền và dị dạng do hậu quả chất độc da cam được bảo quản trong dung dịch formaldehyde ở bệnh viện từ Dũ.

Một hài nhi có hai khuôn mặt.

 Những thân thể không còn rõ hình dáng con người.

Có lẽ, những hình ảnh đau lòng như thế này có thể làm rúng động những người có trái tim sắt đá nhất.
  Đứa con trai dị dạng của bà Lê Hữu Thìn vừa ra đời tại bệnh viện Việt Đức. Chồng bà, ông Nguyền Văn Oanh làm lái xe ở đường mòn Hồ Chí Minh trong thời gian cao điểm của hoạt động rải chất độc hóa học của Mỹ.

ột em bé sinh ra với bộ não nhỏ, môi sứt, tai và khung xương sườn dị dạng ở TP. HCM. Em đã qua đời một ngày sau đó.
 Vẻ mặt thất thần của một sản phụ trẻ, người đã sinh ra đứa trẻ ở bức ảnh trước. 
 iấy xét nghiệm kèm ảnh của một nạn nhân chất độc da cam tên Đoàn Thị Liên, hiện vật bảo tàng chứng tích chiến tranh, TP HCM.
 Nỗi đau da cam sẽ còn ám ảnh người Việt Nam trong nhiều năm nữa…


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét