19 tháng 4 2013

VN những năm 1980

Khám phá kho ảnh cực kỳ quý giá về VN năm 1980 (1)

Fri, 19 Apr 2013 13:30:00 GMT
(Kienthuc.net.vn) - Một cuộc sống mới đang hình thành ở Việt Nam năm 1980, 5 năm sau khi cuộc chiến chống Mỹ kết thúc thắng lợi…


Nhiếp ảnh gia người Thụy Điển Philip Jones Griffiths (1936 –2008) được cả thế giới biết đến với nhứng bức ảnh kinh điển về cuộc chiến tranh ở Việt Nam. Nhưng không phải ai cũng biết đến một loạt ảnh đặc sắc được ông thực hiện ở Việt Nam năm 1980, 5 năm sau khi cuộc chiến chấm dứt. Sau đây là những hình ảnh của ông được đăng tải trên trang Magnum Photos.



5 năm sau chiến tranh, những dẫy hào trú ẩn trong một ngôi trường ở vùng quê vẫn chưa bị vùi lấp.


Trong chiến tranh, do điều kiện y tế thiếu thốn nên cắt bỏ chi là một biện pháp được thực hiện phổ biến với những người lính bị thương. Vào thời hậu chiến có rất nhiều người bị mất chi, và sản xuất chân tay giả trở thành một ngành công nghiệp quan trọng ở Việt Nam.


Chiếc máy may MiG-21 từng được phi công Việt Nam dùng để bắn hạ máy bay B-52 của Mỹ được trưng bày trong bảo tàng Quân đội, Hà Nội.


Trẻ em trong một trường mẫu giáo ở nông thôn.


Bên trong cửa hàng bách hóa trung tâm ở Hà Nội.


Ca sĩ biểu diễn phục vụ quần chúng ngoài trời, TP HCM.


Vật dụng của học viên trường giáo dưỡng Bình Triệu, nơi quy tụ những người nghiện ma túy ở TP HCM.


 Các học viên trong trường giáo dưỡng Bình Triệu.



Một bé gái là con lai Mỹ - Việt bán thuốc lá dạo ở TP HCM.


Dân làng đào kênh dẫn nước vào đồng ruộng.



Một khoảng ao gần Hoàng thành Huế được khoanh lại để nuôi cá.


 Đổ mực bút bi, một nghề trên phố phường Hà Nội thời hậu chiến.



Những người phụ nữ nhặt phế liệu tại địa điểm từng là trại Evans, một căn cứ bộ binh lớn của Mỹ.



Những người ăn xin phía ngoài nhà thờ Lớn, Hà Nội.



Những đứa trẻ hiếu kỳ tập trung bên bờ sông ở đồng bằng sông Cửu Long để ngắm các phóng viên ngoại quốc. Việc kết thúc cuộc chiến đã khiến dân số Việt Nam bùng nổ.



Du khách xem những quả bom tại Bảo tàng Chứng tích chiến tranh ở TP HCM.



Các tân binh tập thể dục buổi sáng tại một đơn vị quân đội.



Một khối nhà tập thể mang phong cách Xô Viết được xây ở Hải Phòng, trên nền của khu dân cư đã bị bom Mỹ san bằng.



Một đứa trẻ trên con đường lịch sử ở Mỹ Lai, nơi 504 dân thường vô tội đã bị lính Mỹ thảm sát năm 1968.



Những người trẻ tuổi đua xe máy vào buổi đêm tại TP HCM, một hoạt động bị luật pháp ngăn cấm.



Người đồng tính luyến ái, những đối tượng chưa được xã hội Việt Nam công nhận vào năm 1980.



Một cụ bà, người đã trải qua ít nhất 2 cuộc chiến tranh và những đứa trẻ đang được lớn lên trong hòa bình.



Buổi lễ kỷ niệm 110 năm ngày sinh lãnh tụ cách mạng V. I. Lenin.



Trên một con kênh ở đồng bằng sông Cửu Long.



Lễ kỷ niệm ngày Thống nhất đất nước tại TP HCM.



Tín đồ Công giáo ở TP HCM tham gia buổi lễ diễu hành.




Người dân cầm chân dung Hồ Chủ tịch trong buổi lễ.



Người dân cầm chân dung Hồ Chủ tịch trong buổi lễ.



Chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh trên đường phố của thành phố mang tên Người.


Các thanh niên tập quân sự tại công viên Lênin, Hà Nội.


Khám phá kho ảnh cực kỳ quý giá về VN năm 1980 (2)

Sat, 20 Apr 2013 08:25:47 GMT
(Kienthuc.net.vn) - Sau 5 năm, những dấu tích của cuộc chiến tranh khốc liệt vẫn hiện hữu trong mọi mặt đời sống, xã hội ở Việt Nam.



Các chiến sĩ diễu hành về Nhà Hát Lớn trong buổi lễ kỷ niệm chiến thắng ở Hà Nội.


Những đứa trẻ chơi đùa trên xác một con tàu quân sự bị bỏ lại tại bãi biển gần thành phố Đà Nẵng.


Những người đã nổ phát súng đầu tiên trong phong trào Đồng Khởi chống chính quyền Ngô Đình Diệm ở huyện Mỏ Cày, tỉnh Bến Tre, ngày 17/1/1960. Từ trái qua phải là các ông Nguyễn Văn Thông, Lê Văn Kính, Phạm Văn Giai và Nguyễn Văn Dũng.


Các thương binh tập hợp để xem trận đá bóng tại một trung tâm phục hồi chức năng gần Hà Nội.

Người thương binh và đứa con xem đá bóng.

Bên cạnh thương binh chiến tranh, những vụ tai nạn do nổ bom mìn còn sót lại xảy ra hàng ngày khiến nhu cầu về chân tay giả ở Việt nam thời hậu chiến rất cao.


Những đứa trẻ Mỹ Lai đứng trên con đường làng, nơi 12 năm trước rất nhiều người họ hàng của chúng đã bị lính Mỹ thảm sát.

Một người dân làng Mỹ Lai đứng trước bản danh sách các nạn nhân của vụ thảm sát ngày 17/2/1968.


Hai cậu bé ngồi trên xác trực thăng Mỹ để lại từ thời chiến.


Thị trấn Xuân Lộc, nơi 5 năm trước đã diễn ra trận đánh lớn cuối cùng của cuộc chiến tranh Việt Nam, trước khi quân đội Giải phóng tiến về Sài Gòn và thống nhất đất nước.


Trẻ em ở Xuân Lộc - thị trấn từng bị hủy hoại nặng nề khi không lực Sài Gòn thả một quả bom nhiệt áp CBU-55, loại vũ khí phi hạt nhân tàn bạo nhất trong kho vũ khí của Mỹ nhằm tiêu diệt sinh lực quân đội Giải phóng.


Trẻ em bên một khu nhà bị đạn bom phá hủy ở nông thôn Việt Nam.


Lớp học ở miền quê, nơi việc khắc phục hậu quả chiến tranh diễn ra chậm hơn vùng đô thị.


Khu chung cư do CHDC Đức (cũ) xây dựng tại Vinh, thành phố miền Trung đã bị tàn phá nặng nề trong chiến tranh Việt Nam.


Một quán giải khát mở tại nhà riêng, dấu hiệu hiếm hoi của kinh tế tư nhân tại Việt Nam sau chiến tranh.

Một cửa hiệu tạp hóa mọc lên phía ngoài ngôi nhà bỏ trống do gia đình đã xuất cảnh ra nước ngoài.

Trẻ em trên cầu Thê Húc, Hà Nội.


Trong một vườn trẻ, nơi trẻ em được hưởng bữa trưa miễn phí.

Thị xã Lạng Sơn, một năm sau cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc tháng 2/1979.


Các chiến sĩ trẻ tham gia buổi mít-tinh tại nhà hát TP HCM.


Chiếc xe bọc thép của Mỹ trở thành "tài sản" có giá trị nhất của một hộ dân ở Củ Chi.

Một cậu bé người Việt lai "Mỹ đen" đi xem biểu diễn văn nghệ mừng ngày 30/4.


Trẻ em tập trung quanh một thương binh để nghe kể chuyện.


Một thương binh bị mất cả hai mắt níu tay một tân binh, người chăm sóc ông tại nhà tình nghĩa dành cho cựu chiến binh.


Một chiến sĩ đứng gần cánh cổng của Hoàng thành Huế.


Du khách xem sa bàn tái hiện chiến dịch giải phóng Sài Gòn ở Bảo tàng Quân đội, Hà Nội.


Xác xe cơ giới vẫn chất đầy ven Quốc lộ 1 trên địa phận miền Bắc sau gần 1 thập niên. Đây là tàn tích của hoạt động đánh phá đường giao thông có quy mô lớn nhất lịch sử do Mỹ tiến hành trong chiến tranh Việt Nam.


Học viên trong trại giáo dưỡng dành cho các phụ nữ từng hành nghề mại dâm tại TP.HCM tập dượt biểu diễn văn nghệ.

Khung cảnh sông nước ở đồng bằng sông Cửu Long năm 1980.

Khung cảnh sông nước ở đồng bằng sông Cửu Long năm 1980.


Khám phá kho ảnh cực kỳ quý giá về VN năm 1980 (3)

Sun, 21 Apr 2013 06:00:00 GMT
(Kienthuc.net.vn) - Việt Nam năm 1980 là, những ngôi nhà mới được xây dựng trên miền quê bị tàn phá, nụ cười dần dần thay thế cho những đau thương mất mát...



Bà Lê Thị Nhiếp, người làng Bình Khánh, tỉnh Bến Tre kể: "Tôi bị dính bom napalm vào 3h chiều ngày 9/4/1964, khi ba chiến đấu cơ Mỹ ném bom xuống làng... Rất nhiều người chết dù không có binh sĩ Giải phóng nào trong làng. Tôi sẽ không bao giờ quên tội ác mà người Mỹ ra với cơ thể tôi. Bây giờ tôi phải chịu đựng đau đớn. Nhưng tôi không phải là ai đó quá quan trọng, đã có hàng nghìn trẻ em phải chịu thảm cảnh như vậy".

Trong một ngôi làng từng bị hủy diệt, những đứa trẻ của một số gia đình còn sống sót sau cuộc chiến đang chờ đợi những ngôi nhà được xây dựng lại.

Sau cuộc chiến, nhiều người dân làng bị li tán đã trở về miền quê của mình, nơi hứng chịu sự tàn phá nặng nề của chiến tranh.
Một tượng đài được dựng lên để tưởng nhớ những người dân vô tội bị giết hại trong chiến tranh.

Trường giáo dưỡng dành cho gái mại dâm, nơi các phụ nữ lầm lỡ được quan tâm chăm sóc, chu cấp về vật chất, học nghề và tham gia các hoạt động văn hóa.

Một học viên trong trại giáo dưỡng. Từ năm 1975 - 1990, nạn mại dâm được kiểm soát khá hiệu quả ở Việt Nam. Nhưng sự phát triển của kinh tế thị trường đã khiến hoạt động mại dâm bùng nổ thời kỳ sau đó.
Những đứa trẻ trong trại giáo dưỡng dành cho gái mại dâm, TP HCM.

Một chiếc ô tô chạy trên con đường chất đầy những bó lúa vừa gặt. Người nông dân tận dụng điều này thay cho việc đập lúa.

Trại trẻ mồ côi số 6, TP HCM.

Nhiều đứa trẻ trong trại có cha mẹ đã mất trong cuộc chiến tranh Việt nam.

Trẻ em trong trại trẻ mồ côi số 6, TP HCM.
Xe tăng, máy bay, súng ống... là những đồ chơi ưa thích của trẻ em Việt Nam thời hậu chiến.

Một buổi sáng chủ nhật trong nhà thờ Lớn, Hà Nội.
Một cựu chiến bịnh bị chấn thương cột sống do mảnh bom trong thời gian hoạt động trên Đường mòn Hồ Chí Minh ngồi xe lăn trên con đường mòn của làng A Lưới, Huế.

Các mặt phẳng sạch sẽ, kể cả mặt đường Quốc lộ 1 thường được người dân tận dụng để phơi thóc lúc trời nắng.

Một quán nước phía ngoài Hoàng thành Huế.

Bé gái mặc áo dài ngồi phía ngoài đền thờ của đạo Cao Đài ở Tây Ninh.

Bên trong đền thờ, các tu sĩ Cao Đài tiến hành các buổi lễ 8 tiếng một lần.

Tín đồ đạo Cao Đài mặc một kiểu áo dài màu trắng, chia thành hai bên nam nữ khi hành lễ.

Các tín đồ nam giới.
Bao thuốc lá bên trong đựng dược phẩm trị liệu của học viên trường giáo dưỡng Bình Triệu, nơi tập trung những người nghiện ma túy ở TP HCM.

Một người ăn xin tàn tật trên đường phố của TP HCM.

Cây rừng bị thiêu rụi để người dân làm nương rẫy. Những thân cây khô sau đó sẽ được tận dụng để làm củi.

Người dân làm nông nghiệp trên những khoảng rừng bị đốt trụi.

Giáo sư Tôn Thất Tùng (1912-1982) bên một bệnh nhi. Ông là một bác sĩ nổi tiếng ở Việt Nam và thế giới trong lĩnh vực gan và giải phẫu gan.
Giáo sư - bác sĩ Tôn Thất Tùng bên một cựu chiến binh, người đã nhiễm chất độc da cam trong chiến tranh và biến chứng thành ung thư gan. Giáo sư - bác sĩ Tôn Thất Tùng bên một cựu chiến binh, người đã nhiễm chất độc da cam trong chiến tranh và biến chứng thành ung thư gan.

Bác sĩ Tôn Thất Tùng cầm hình vẽ lá gan minh họa bệnh tình của bệnh nhân.

Trẻ em trong bảo tàng Chứng tích chiến tranh, TP HCM.
Những thân cây trơ trụi ở Tây Ninh, gần biên giới Campuchia.
Một cửa hàng bán sách cũ trên vỉa hè.


Thanh Bình (tổng hợp)