22 tháng 4 2011

Trần Dân Tiên và những sự ngộ nhận

dinhphdc wrote on May 14, '12, edited on May 14, '12

Lữ Phương (2007): Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch (1948)

1. Ông Lữ Phương - một nhân vật quan trọng của quân giải phóng miền Nam, phụ trách về văn hóa - đã viết cuốn Từ Nguyễn Ái Quốc đến Hồ Chí Minh (tái bản trên talawas năm 2007, tất cả gồm 7 kì).


Có một cái, như là bìa sách, đã được đưa lên talawas ở kì đầu tiên của bản tái bản gồm 7 kì nói trên.


Không có chú thích, nên cũng không rõ là cái gì. Cứ tạm cho là bìa sách.



2. Trong sách trên, Lữ Phương có nhắc ở vài chỗ đến cuốn Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch


Cuốn sách mỏng ấy được xem là đã hoàn thành bản thảo năm 1948. Tác giả là Trần Dân Tiên.
Bản dịch tiếng Trung đã in ở Trung Quốc năm 1949.

Khi viết Từ Nguyễn Ái Quốc đến Hồ Chí Minh (trước năm 2007) chắc hẳn là ông Lữ Phương chưa một lần được thấy tận mắt hoặc là bản thảo năm 1948, hoặc là bản dịch tiếng Trung đã xuất bản 1949.

Bản Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch mà Lữ Phương sử dụng là bản in năm 1975 tại Việt Nam.

3Lữ Phương đã viết như sau (trích đoạn dài để đúng ý tác giả):
"Cuốn “tiểu sử” viết về Hồ Chí Minh của Trần Dân Tiên đã biểu lộ rất rõ cái nhu cầu năm 1948 mà Hồ Chí Minh và cuộc cách mạng của ông đang muốn tạo ra cho phong  trào yêu nước cộng sản trước tình hình mới – một lĩnh tụ tuyệt vời và chỉ có lĩnh tụ đó mới là tuyệt vời thôi!  
Tất cả những gì tốt đẹp trong những thời kỳ hoạt động vinh quang nhất của vị lĩnh tụ này đều được mô tả chi tiết, còn đối với những cái khó nói và không nên nói trong những giai đoạn “quan trọng” đặc biệt – thí dụ như những năm sau khi thành lập Đảng 1930, bị xu hướng tả khuynh trong Đảng ở Việt Nam và Quốc tế cộng sản đả kích, phê phán khá nặng nề đến nỗi bị lưu giữ để “học tập” một thời gian ở Liên Xô cho đến 1938 mới được cho phép đi ra hoạt động lại [30] – thì lại cố tình giấu đi: phô bày những điều ấy ra chẳng những bất lợi cho hình ảnh của lĩnh tụ mà còn phá vỡ sự thống nhất cần thiết của Đảng do lĩnh tụ tạo ra.  
c) Trần Dân Tiên có phải là bút danh của Hồ Chí Minh như bấy lâu nay người ta vẫn cho là như vậy? Gần đây, bà Phan Thị Minh đã đưa ra một thông tin mới rất đáng chú ý như sau: 

“Chiều ngày 2 tháng 3 năm 1993, tôi đã được gặp ông Vũ Kỳ là thư ký riêng của Bác từ Cách mạng tháng Tám đến ngày Bác qua đời và đã cùng một số người quanh Bác là đồng tác giả cuốn “Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ Tịch” với bút danh Trần Dân Tiên” [31] 

Chưa thấy ông Vũ Kỳ nói rõ hơn về chuyện này nên chúng ta chưa biết ông cùng những người “quanh Bác” đã làm việc như thế nào để thực hiện cuốn Những mẩu chuyện… lừng danh ấy. Ông và những cộng sự có phải đi đây đi đó khắp nơi gặp gần 10 nhân vật đã được nhắc đến trong cuốn sách để phỏng vấn về mối quan hệ của họ với ông Hồ? Dòng cuối cho ta biết sách viết xong vào mùa thu năm 1948, lúc bấy giờ ông Vũ Kỳ đã phải đi theo Hồ Chí Minh lên chiến khu Việt Bắc (Tuyên Quang, Thái Nguyên), nếu theo cách đó thì làm sao thực hiện được trong điều kiện kháng chiến đường xá cách trở? Cách trình bày được mô tả trong sách – những nhân vật thay nhau kể chuyện – do đó có lẽ chỉ là một thủ thuật và đó là thủ thuật của những người viết tiểu thuyết nhiều hơn là “tiểu sử”.  
Cứ tạm tin rằng cái “tiểu sử” dưới hình thức “truyện” ấy được chính Vũ Kỳ và những người cộng sự viết ra và ký là Trần Dân Tiên. Nhưng như vậy thì lại gặp điều khó khăn phải giải thích tại sao cuốn sách tầm thường của một tác giả vô danh là Trần Dân Tiên ấy lại có thể trở thành một thứ tài liệu tham khảo quan trọng bậc nhất về Hồ Chí Minh như đã xảy ra, đặc biệt trong giới nghiên cứu, giảng dạy? Sự quan trọng ấy không thể nào có được nếu những gì đã viết về ông Hồ trong cuốn sách ấy (giả sử là của Vũ Kỳ) không được chính ông xét duyệt (Vũ Kỳ là thư ký riêng của ông), và một cách nào đó cũng đã làm cho người ta hiểu rằng chính ông đã muốn phổ biến cuốn “tiểu sử” có nội dung như vậy. Cuốn sách, do đó, dù cho có do Vũ Kỳ lấy tài liệu từ Hồ Chí Minh để viết hoặc do chính Hồ Chí Minh trực tiếp viết [32] (hay đọc cho Vũ Kỳ viết), thiết tưởng ý nghĩa cũng đều như nhau: sự xuất hiện của nó là “cái cần thiết” cho nhu cầu cách mạng của bản thân Hồ Chí Minh sau 1945.  
Vào thời điểm này, Nguyễn Tất Thành đã không còn là cá nhân một thanh niên 21 tuổi ngỡ ngàng trong cuộc bỏ nước ra đi năm 1911 nữa: anh đã về nước với tên Hồ Chí Minh và tự cho mình là biểu tượng của sự chọn lựa cuối cùng sau mọi chọn lựa của đất nước – một Nguyễn Tất Thành trở thành cộng sản, đã hoàn thành Cách mạng tháng Tám và đang lãnh đạo kháng chiến bảo vệ cuộc cách mạng ấy để sau này đưa đất nước tiến lên chủ nghĩa cộng sản. Quá khứ của Hồ Chí Minh hồi 21 tuổi có được tạo dựng lại cho phù hợp với vị trí của Hồ Chí Minh khi 58 tuổi là điều không có gì khó hiểu: thực chất các sự việc không phải như vậy, có thể nói khác đi vào lúc khác, nhưng khi cần thì vẫn có thể thêu dệt, tô vẽ lên để tuyên truyền – lợi ích của cách mạng buộc phải như thế. Nếu Hồ Chí Minh không làm điều đó thì cũng sẽ có những kẻ thay ông. Vì rất nhiều lý do khác nhau, những người sùng bái ông sau 1945 kể ra là vô số. " 
Chú thích:

[30]Xem Sophie Quinn-Judge: Nguyen Ai Quoc, The Comintern and the Vietnamese Communist Mouvement (1919-1941) (Luận án). Luận án này đã được tác giả xuất bản với nhan đề HO CHI MINH The missing years, The University of California Press, California, 2002.
[31]Phan Thị Minh: “Tìm hiểu thêm về quan hệ của Bác Hồ với cụ Phan Châu Trinh trong những năm Bác chưa sang Pháp”, trong Thu Trang: Nguyễn Ái Quốc tại Paris, Sđd, tr. 403. [Trong cuốn Càng nhớ Bác Hồ của mình (Nxb Thanh Niên, Hà Nội, 1999, tr. 10), Vũ Kỳ đã cho biết là ông về làm thư ký riêng cho “cụ Nguyễn Ái Quốc” bắt đầu từ ngày 27 tháng 8 năm 1945, sau Cách mạng tháng Tám chừng một tuần.] 
Thông tin trên đây của bà Phan Thị Minh hoàn toàn ngược lại với những khẳng định trước đó của nhiều tác giả – như Nguyễn Khắc Viện, Nguyễn Khánh Toàn, Hà Minh Đức… – về sự đồng nhất giữa Trần Dân Tiên và Hồ Chí Minh (Xem sự khẳng định của Hà Minh Đức: Những tác phẩm văn của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1985).

[32]Theo William J. Duiker, cuốn Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch gần đây đã được 
giới quan chức Hà Nội xác nhận là của Hồ Chí Minh và ấn bản đầy đủ nhất của cuốn tiểu sử này đã được xuất bản tại Thượng Hải năm 1949 bằng Trung văn (nhà xuất bản Ba Ywe, mang tựa Hu Zhi Ming Zhuan). Khác với những bản dịch ra ngoại văn xuất hiện về sau, cuốn này đã khẳng định Hồ Chí Minh chính là tên 

giả của Nguyễn Ái Quốc. [Xem William D. Duiker: Ho Chi Minh, a lifeHyperion, New York, 2000, tr. 582]. "

dinhphdc wrote on May 14, '12
Nguyễn Đình Chú 2010 (1993) : Hồ Chí Minh với Nho giáo

Lời dẫn: Lẽ ra nên đọc bài có tên gần giống thế này của bác Phan Văn Các trước. Hoặc là đọc thêm một vài bài khác nữa cũng tương tự của cụ Vũ Khiêu.
Bài này lấy về từ trang Viet-Studies. Cảm giác là có khác bản mà tôi đã đọc trên giấy, lúc khác có thời gian sẽ đối chiếu sau. - dzjao
Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh với Nho giáo
Nguyễn Đình Chú
         Có một điều hơi không bình thường là: Nho giáo đã từng én duyên với Nguyễn Ái Quốc từ thời niên thiếu và theo mãi Hồ Chí Minh cho tới trọn đời và khoa Hồ Chí Minh học hình thành và phát triển cũng đã trên dưới 30 năm, nhưng việc nhìn nhận ảnh hưởng của Nho giáo đối với Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh thì hầu như chỉ mới chính thức được đặt ra cách đây ba năm (1993), trong dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Người. Có lẽ cái danh hiệu “danh nhân văn hoá” mà thế giới trao tặng cho Bác vào dịp kỷ niệm trăm năm ngày sinh này, cộng thêm là không khí đổi mới từ sau Đại Hội VI của Động sản Việt Nam đã đưa chúng ta vượt qua cái không bình thường đó.
          Vượt qua cái không bình thường này, chúng ta đã nhìn thấy ở Bác quả là có ảnh hưởng của Nho giáo, mà các luận cứ là: hoàn cảnh gia đình: Bác là con một vị đại Nho: cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, Bác sinh ra và lớn lên tại môt vùng văn hoá mà dù đã có cảnh Hán học suy tàn, “cô hàng bán sách lim dim ngủ, Thầy khoá tư lương nhấp nhổm ngồi” (Tú Xương), trước sự tấn công của văn hoá phương Tây trong tình trạng “Á - Âu xáo lộn”, trong tình trạng “mưa Âu gió Mĩ” xem ra đang một ngày một dồn dập, nhưng với riêng vùng đất văn hoá này (tức vùng Nghệ - Tĩnh) thì ảnh hưởng của Nho giáo vẫn đang được cố thủ, chưa hẳn đã lép vế so với Tây học. Bác còn lớn lên ở cái xứ Huế, kinh đô của triều Nguyễn, dù Tây học đã tràn đến trong chiều thắng thế dần, nhưng Nho học đâu đã chịu quy hàng hoàn toàn. Chế độ Nam triều còn đó với hệ thống quan lại hầu hết xuất thân khoa bảng, dù có rệu rã đến đâu, vẫn ít nhiều đóng vai trò căn cứ địa của Nho giáo, khác với Hà Nội, càng khác với Sài Gòn. Cần nhớ rằng, Bác sinh năm 1890 mà tới năm 1915 ở Bắc Kỳ , năm 1918 ở Trung Kỳ, mới chấm dứt việc thi cử chữ Hán vốn là dựa trên Nho học. Những điều kiện khách quan trên đây cho phép nói đến ảnh hưởng Nho giáo đối với Bác như là một điều tất yếu đầu tiên.
          Chúng ta lại còn thấy: chính lúc thiếu niên Bác đã học chữ Hán trong đó có Nho giáo. Bác học Nho qua những sách gì, đến trình độ nào, thật ra ngày nay chúng ta suy đoán nhiều hơn là biết thật cụ thể. Điều có thể biết thật cụ thể về trình độ Hán học của Bác là việc Bác làm thơ chữ Hán, mà Nhật ký trong tù là đỉnh cao nhất. Nhưng đây là chuyện Hán học nói chung chứ chưa hẳn là Nho giáo. Trong Nhật ký trong tù, ảnh hưởng của Nho giáo không phải không có nhưng là gián tiếp vì dù sao đây là tiếng nói của thơ chứ không là văn chính luận, rút cục lại, cái gọi là ảnh hưởng của Nho giáo đối với Bác mà ai cũng đã thấy chính là thể hiện rõ nhất trong nhiều bài viết của mình tính từ năm 1921 đến sau này mà có người đã tính được là hơn 100 trường hợp, trong đó lời Khổng Mạnh chiếm nhiều nhất.
          Xét ở mặt hình thức, cái gọi là ảnh hưởng của Nho giáo đối với Bác có lẽ chỉ là như thế. Điều quan trọng là phân tích, đánh giá ảnh hưởng đó như thế nào? Xin được dẫn ra đây một số kết luận tiêu biểu:
1. “Như vậy là thái độ của Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh đối với Khổng Khâu và Nho giáo có sự phát triển qua các chặng thời gian nhưng rõ ràng nhất quán một quan điểm lịch sử đúng đắn, khẳng định đúng mức với lòng tôn kính những giá trị chân chính mà người xưa đã đạt được. Đương nhiên là trong suốt cuộc đời hoạt động của mình, Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh đã triệt để phê phán bác bỏ ý thức Nho giáo phong kiến phản tiến hoá” (Phan Văn Các: Hồ Chí Minh với Nho giáo, in trong sách “Hồ Chí Minh, anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hoá”, NXB KHXH HN 1990).
2.  “Gần đây có cường điệu quá đáng dấu ấn Khổng giáo trên chân dung văn hoá tư tưởng Hồ Chí Minh. Có bạn tỏ ý coi như Hồ Chủ Tịch dùng “cỗ xe Nho giáo” để mà tải Chủ nghĩa Mác về Việt Nam. Có bạn trình bày tư tưởng Hồ Chí Minh như là một sự hội tụ giữa học thuyết Khổng Tử với học thuyết Mác”. Đúng như trên kia đã nói là có thể dẫn chứng không ít điều Hồ Chủ tịch nói đúng lời văn hoặc ý nghĩ của các “phu tử” Khổng giáo. Nhưng Khổng giáo, do bản chất của nó là không thích hợp để tải chủ nghĩa Mác, hay là để hội tụ với chủ nghĩa Mác” (Quang Đạm: con đường học thuật từ cậu bé Côông đến Chủ tịch Hồ Chí Minh. Sách đã dẫn).
3.  “Nhiều người nói rằng Hồ Chủ Tịch bị ảnh hưởng Nho giáo và đã chấp nhận một số nội dung của Khổng giáo trong quá trình xây dựng nền văn hoá mới Việt Nam. Thật ra, Chủ tịch Hồ Chí Minh có làm thơ bằng chữ Hán nhưng quyết không thể kết luận rằng Người theo Nho giáo. Chủ tịch có nhận xét rằng “về căn bản chủ nghĩa Khổng Tử là sự bình yên trong xã hội không bao giờ thay đổi”.” (Đỗ Huy: Chủ tịch Hồ Chí Minh và sự hình thành nền văn hoá mới Việt Nam. Sách đã dẫn).
4.  “Vậy thì cùng với học thuyết của Mác – Lênin mà Chủ tịch Hồ Chí Minh coi là cẩm nang và “kim chỉ nam” của mình phải chăng đạo Khổng cũng là một bộ phận cấu thành hết sức quan trọng trên diện mạo văn hoá của Người giống như triết học Đức đối với Mác. Câu hỏi đó có thể được đặt ra quan điểm của Lênin từng nêu bật ba nguồn gốc và ba bộ phận cấu thành  trong học thuyết của Mác là: triết học Đức, kinh tế học Anh, chủ nghĩa xã hội Pháp” (Đào Phan: Bác Hồ từ xuất thân nhà Nho. Sách đã dẫn).
Trong bốn ý kiến được trích lại trên đây, rõ ràng có hai quan điểm trái ngược nhau trong cách kết luận về ảnh hưởng của Nho giáo đối với Bác Hồ. Các ông Phan Văn Các, Quang Đạm, Đỗ Huy tuy lời lẽ khác nhau nhưng nét chung là không thừa nhận xét trên phương diện cơ bản, hệ thống Hồ Chí Minh theo hệ tư tưởng Nho giáo. Ông Đào Phan thì ngược lại, dù phát ngôn dưới dạng nghi vấn nhưng thâm tâm xem ra muốn coi Nho giáo là một “bộ phận cấu thành hết sức quan trọng trên diện mạo văn hoá của Người”.
Chúng ta nghĩ như thế nào trước sự trái ngược nhau của hai loại quan điểm này? Theo tôi, trước hết hãy đọc lại chính lời của Bác trong Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ Tịch, bản dịch Trung văn của Trương Niệm Thức (Hồ Chí Minh truyện NXB Tam Liên, Thượng Hải tháng 6 – 1949 trang 91, do chính ông Phan Văn Các dịch in lại như sau: “Học thuyết của Khổng Tử có ưu điểm của nó của nó là sự tu dưỡng đạo đức cá nhân, Tôn giáo Giê-su có ưu điểm của nó là lòng nhân ái cao cả. Chủ nghĩa Mác có ưu điểm của nó là phương pháp làm việc biện chứng. Chủ nghĩa Tôn Dật Tiên có ưu điểm của nó là chính sách của nó phù hợp với điều kiện nước ta... Khổng Tử, Giê-su, Mác, Tôn Dật Tiên chẳng đã có những điểm chung đó sao? Họ đều muốn mưu cầu hạnh phúc cho loài người, mưu cầu phúc lợi cho xã hội, nếu hôm nay họ còn sống trên đời này, nếu họ họp lại một chỗ, tôi tin rằng họ nhất định chung sống với nhau rất hoàn mỹ như những người bạn thân thiết. Tôi cố gắng làm người học trò nhỏ của các vị ấy”).
Rõ ràng là ý kiến của Bác Hồ ở đây đã thể hiện một cách đích đáng nhất luận điểm của Lênin: “Chủ nghĩa Cộng sản là sự thâu thái toàn bộ tri thức nhân loại”. Trong ý kiến của Bác, điều đáng cho mọi người suy nghĩ nhiều, suy nghĩ kỹ, suy nghĩ với tinh thần phản tỉnh là Bác cho rằng giữa những người như Khổng Tử, Giê-su, Mác, Tôn Dật Tiên có những điểm chung. Những điểm chung đó chính là sự mưu cầu hạnh phúc cho loài người, mưu cầu phúc lợi cho xã hội. Vì có những điểm chung như thế cho nên nếu họ còn sống họp lại với nhau, nhất định sẽ chung sống với nhau rất hoàn mỹ như những người bạn thân thiết. Và Bác cố gắng làm người học trò nhỏ của các vị ấy. Quan điểm này của Bác thực sự là khó gần gũi với loại ý kiến về cơ bản cứ muốn tách Bác ra khỏi ảnh hưởng Nho giáo, cũng như không muốn thừa nhận một cái điểm nào chung nhau giữa Khổng Tử và Mác.
          Để cho rõ hơn quan điểm trên đây của Bác, cũng là để cho rõ hơn cái gọi là ảnh hưởng của Nho giáo đối với Bác, theo ý tôi phải làm rõ hơn, thậm chí cũng có thể nói là phải thay đổi, phải xoay chuyển cách nghĩ trong hai vấn đề cơ bản sau đây:
1.    Vấn đề đánh giá Nho giáo thế nào cho đúng.
2.  Vấn đề quan niệm về con người Nguyễn ái Quốc – Hồ Chí Minh thế nào cho hợp lý hơn.
Đây là hai vấn đề rất lớn và cũng rất khó, đòi hỏi công sức suy nghĩ, tìm hiểu của nhiều người, không chỉ trước mắt mà còn lâu dài. Ở đây chỉ là những suy nghĩ ban đầu và trình bày dưới dạng đơn sơ, ngắn gọn, mong được góp ý, trao đổi.
Với vấn đề thứ nhất, muốn tốt thì dứt khoát phải có sự tổng kết lịch sử việc đánh giá Nho giáo, nếu chưa phải ở Trung Hoa – quê hương Nho giáo, ở nhiều nước trên thế giới, thì chí ít cũng là ở Việt Nam từng diễn ra trong lịch sử, đặc biệt là ở thế kỷ XX này. Tôi chưa làm được cái việc tày đình này, nhưng cũng có đọc được tạm nói là những tài liệu cơ bản đã có thời trước Cách mạng Tháng Tám mà nói chung là phi Mác-xít, đã có ở miền Bắc sau cách mạng, đặc biệt là sau năm 1954 mà ai cũng biết là theo quan điểm Mác-xít. Ngoài ra là một tí tài liệu ở miền Nam trước 1975 (dĩ nhiên có cả một số tài liệu do người Trung Hoa dưới thời Mao Trạch Đông viết và một số tài liệu của người Liên Xô trước đây), thì dù chưa dám chắc mình nghĩ đúng, nhưng cũng đã nghĩ và không khỏi thương cho thân phận của Nho giáo, bởi nó bị hiểu sai đi rất nhiều so với bản chất của nó. Nói một cách ngắn gọn thì Nho giáo đã bị mấy thứ này ám hại:
          a. Sự áp đảo không ít phũ phàng của phương Tây đối với phương Đông trên cơ sở sức mạnh vật chất, sức mạnh khoa học kỹ thuật của chủ nghĩa tư bản trong hơn một thế kỷ rưỡi qua mà đến nay phương Đông vẫn chưa dễ gì thoát khỏi hẳn sự áp đảo này.
          b. Sự lẫn lộn, đồng nhất, trong khi nghĩ đến Nho giáo trên hai phương diện: văn bản và thực tiễn, sự thiếu tường minh, bất chấp lịch sử ngữ nghĩa trong khi đọc văn bản Nho giáo.
          c. Sự vận dụng lý thuyết giai cấp và lý thuyết về hình thái xã hội một cách thô thiển, thô bạo, bệnh tự kiêu vô sản, coi cái gì thời đại cách mạng vô sản, thuộc hình thái xã hội chủ nghĩa cũng là hơn tất cả, là nhất thế gian mà chính Lênin đã từng công kích.  Nêu ra các điều bất ổn trên đây, dĩ nhiên là để muốn có một cách nhìn đúng về Nho giáo. Nhìn đúng về Nho giáo không có nghĩa Nho giáo cái gì cũng đúng. Nêu ra các điều bất ổn trên đây cũng không có nghĩa là coi tất cả mọi người đã hiểu sai Nho giáo. Vẫn có người hiểu đúng dù chưa phải là đúng tất cả. Có điều họ là thiểu số. Để hiểu đúng Nho giáo hơn, phải bổ sung vào lý thuyết giai cấp và lý thuyết hình thái xã hội, phương pháp tiếp cận văn minh luận, văn hoá luận, nhân tính luận. Với hệ phương pháp được bổ sung, hoàn thiện này, chắc chắn sẽ có nhận thức mới, đúng về Nho giáo đã đành, mà còn là về cái gọi là ảnh hưởng của Nho giáo đối với Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh.
          Với vấn đề thứ hai: đúng là nếu nhìn Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh chỉ với tư cách một nhân vật chính trị lỗi lạc, một anh hùng giải phóng dân tộc vĩ đại nhưng theo nghĩa giản đơn là cứu được đất nước thoát khỏi hoạ xâm lăng, ngay có thêm một tư cách là nhà văn hóa vào bậc danh nhân thế giới nhưng nội hàm khái niệm văn hoá cũng chỉ lấy từ chính trị, tư tưởng chính trị làm chủ yếu, thì ít hay nhiều cũng hạn chế cách nhìn ảnh hưởng Nho giáo ở Bác, một khi chính trị đó lại là chính trị vô sản, giải phóng dân tộc lại để tiến lên cách mạng xã hội chủ nghĩa. Hãy thấy Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh trước hết là một con người như bao con người có sự sống toàn diện bao gồm: sự sống với đời thường và sự sống với quốc gia đại sự, với thế giới, sự sống thuộc tư đức và sự sống thuộc công đức, sự sống mang tính cá thể và sự sống mang tính xã hội, sự sống vật chất và sự sống tâm linh vốn dĩ rất phong phú, diệu kỳ. Với một nhà chính trị lỗi lạc như Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh, không chỉ có tư tưởng chính trị, đường lối chính trị mà còn có điệu, cách sống thường nhật. Đừng nghĩ trong điệu sống thường nhật không có cái cao cả vĩ đại. Với cách nghĩ này, tôi thấy nổi lên ở sự sống Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh hai điều đáng nói nhất thuộc ảnh hưởng Nho giáo.
- Một là tinh thần tu thân trong lôgíc tu thân – tề gia – trị quốc – bình thiên hạ. Điều này thể hiện rõ nhất trong điệu sống, lối sống hàng ngày của Người, không chỉ lúc cách mạng chưa thành công mà đặc biệt còn là lúc cách mạng đã thành công, lúc Bác đã trở thành nguyên thủ quốc gia. Thử tưởng tượng, nếu ở Bác không có tinh thần tu thân này để có điệu sống có liên quan đến công đức nhưng trước hết là tư đức đó thì sức hấp dẫn, lòng kính phục của nhân dân, của thế giới sẽ có được như mức nó đã có không. Tôi vẫn tin rằng đây là sự thật: nhân dân Việt Nam, nhân dân thế giới kính trọng Cụ Hồ bắt đầu từ sự kính trọng ý thức tu thân này, để kính trọng nhân cách chính trị. Đúng là trong Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh có một vị chân Nho, thậm chí có thể nói: một vị chân Nho xứ Nghệ. Ở Bác cái gàn của ông đồ xứ Nghệ, với riêng khía cạnh tốt đẹp của nó, không phải là không in dấu ấn.
- Hai là, ý thức kết hợp đạo đức và chính trị. Theo tôi hiểu Nho giáo trong phần chân chính, và cũng là cốt lõi nhất của nó, là một học thuyết đạo đức trước khi là một học thuyết chính trị. Và về chính trị thì Nho giáo là một học thuyết muốn đặt đức trị lên hàng đầu; chứ không phải là một học thuyết chính trị đơn thuần. Đọc kỹ Khổng – Mạnh ta thấy rõ điều đó. Tìm hiểu sâu vào phong cách chính trị của Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh, ta cũng thấy rõ điều đó. Nếu tôi  không lầm thì trên thế giới, có lẽ cũng ít có một nhà chính trị lớn nào lại quan tâm đến vấn đề đạo đức gồm cả tư đức và công đức (mặc dù có thể nặng về công đức) như Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh. Quan tâm bằng văn từ đã đành. Quan trọng hơn là bằng tự làm gương.Vấn đề quan hệ giữa chính trị và đạo đức trong sự sống của nhân loại quả không phải là điều đơn giản. Ở đây không phải là không có khả năng hòa hợp. Nhưng khả năng tương phản không phải là ít, nhất là loại chính trị đã gắn với quyền uy. Chả thế mà ở thế kỷ XV, Makiêven, trong tác phẩm Le Prince (Ông hoàng) đã nói về tính mâu thuẫn giữa chính trị và đạo đức như một tất yếu. Bởi thế với mà các nhà chính trị chân chính xưa nay trên thế giới, nếu thật là chân chính, thì ít nhiều đều phải chăm lo đến sự hài hòa giữa chính trị và đạo đức. Nhưng quả là ít thấy ai tự giác, kiên trì, có hệ thống như cụ Hồ của Việt Nam, mà điều đó lại sao không có gốc rễ Nho giáo. Nho giáo trong sách đã đành mà Nho giáo trong đời sống dân tộc Việt Nam ngày trước, dĩ nhiên là ở phần tinh túy của nó. Đường lối chính trị cụ thể của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh là khác, khác nhiều so với đường lối chính trị mà Nho giáo nhe nhắm, hướng tới. Nói khác nhiều nhưng cũng không phải không có nét chung, điểm gặp. Đó chính là tư tưởng đại đồng của Nho giáo mà Nguyễn Ái Quốc đã nói đến trong bài Đông dương (L'Indochine) đăng trên Tạp chí La revue Communiste, số 15 tháng 5-1921. Xin nói thêm: trong bài viết này Nguyễn Ái Quốc đã gọi tác giả trực tiếp của tư tưởng đại đồng này là Khổng Tử vĩ đại (Le grand Confucius).
          (Bài đã in trong sách Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh – truyền thống dân tộc và nhân loại. NXB Khoa học xã hội- Hà Nội  1993)  
Lên trang viet-studies ngày 31-12-10
dinhphdc wrote on Oct 29, '12, edited on Oct 29, '12
ngaidetinh said: Tớ có cuốn vừa đi đường, vừa kể chuyện của ông Trần Dật Tiên :)) 
Dật hay Dân?

Cuốn sách: Vừa đi đường vừa kể chuyện

LADY BORTON

Hình ảnh của Cuốn sách: Vừa đi đường vừa kể chuyện
Vừa đi đường vừa kể chuyện của T. Lan là một cuốn tự truyện được Hồ Chí Minh - người sáng lập ra Nhà nước Việt Nam hiện đại, viết. Quyển tiểu sử Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch, xuất bản năm 1948 với bút danh Trần Dân Tiên. Trần Dân Tiên không phải là Hồ Chí Minh. Hồ Chí Minh chưa bao giờ dùng bút danh Trần Dân Tiên.
Trong quyển Vừa đi đường vừa kể chuyện, Hồ Chí Minh đã kể lại rất rõ những câu chuyện trong hành trình vất vả của mình nhằm thực hiện Chiến dịch giải phóng Biên giới Việt-Trung vào tháng 9/1950, trong cuộc Kháng chiến chống thực dân Pháp của Việt Nam (1945-1954). Hồ Chủ tịch đã lấy bút danh T. Lan, một cán bộ tháp tùng Chủ tịch, và kể lại những câu chuyện về Hồ Chí Minh. Hồ Chủ tịch xuất hiện trong quyển sách như một người “Bác”, danh xưng mà người Việt Nam lần đầu tiên đã dùng thay cho tên gọi Hồ Chí Minh kể từ năm 1945 và đến nay vẫn còn sử dụng.

Hồ Chí Minh viết Vừa đi đường vừa kể chuyện cho những cán bộ và những người Việt Nam bình thường. Lối viết của Người rất giản dị, dễ hiểu. Ở đây, T. Lan đã nêu ra cho các cán bộ thấy được tấm gương về cách lãnh đạo của Hồ Chí Minh. Chúng ta thấy cảnh Hồ Chủ tịch đã vào cửa sau của các trại quân đội để kiểm tra bếp núc và các nhà vệ sinh.

Bìa cuốn sách Vừa đi đường vừa kể chuyện.

Chúng ta cũng thấy được Người đã đi thăm các gia đình và nói chuyện với các tù binh chiến tranh người Pháp. Chúng ta thấy được những tấm gương của Người về cách tiến hành “cuộc huy động thực hành” giữa quần chúng nhân dân. Chúng ta còn thấy được lời chỉ dạy của Người về việc giữ bí mật cách mạng cũng như những lời khuyên trong trường hợp bị bắt giữ.

T. Lan đã trình bày rất chi tiết những mẩu chuyện về cuộc hành trình của Hồ Chí Minh là một nhà hoạt động cách mạng Việt Nam trong bối cảnh của phong trào cách mạng Việt Nam và phong trào cách mạng thế giới. Người cũng nêu ra phản kháng của nhân dân Liên Xô chống lại cuộc vây hãm Moskva của quân Đức trong Thế chiến thứ hai và cách người Trung Quốc tổ chức cuộc Cách mạng Trung Quốc năm 1949.

Ngoại trừ Lenin và Bành Phái (Peng Pai), Hồ Chí Minh chỉ đề cập lướt qua các nhà lãnh đạo Liên Xô và Trung Quốc. Thay vào đó, Người nhấn mạnh sự đóng góp của quần chúng nhân dân và tầm quan trọng của lòng yêu nước cũng như sự đoàn kết trong cuộc kháng chiến.

Chủ tịch Hồ Chí Minh ngồi làm việc ở phía trước túp lều,
nơi ông ở lại quan sát trong Chiến dịch Biên giới năm 1950.

Năm 1961, khi Hồ Chí Minh viết Vừa đi đường vừa kể chuyện, thì John F. Kenedy đã là Tổng thống Mỹ. Các cố vấn Mỹ đã can thiệp rất sâu vào Miền Nam Việt Nam. Hồ Chủ tịch lúc đó đã ngoài bảy mươi. Cuốn sách này ghi lại cuộc hành trình của Hồ Chủ tịch trước đó một thập kỷ và nhấn mạnh đến sự đóng góp của nhân dân vào Chiến dịch Biên giới, giúp Việt Nam đánh đuổi thực dân Pháp, giành được thắng lợi năm 1954.

Dù gì đi nữa, Vừa đi đường vừa kể chuyện là một nỗ lực nhằm kêu gọi từng người Việt Nam tham gia vào phong trào yêu nước thông qua mỗi đề tài của nó - đó là sự kiên trì và nhẫn nại của tập thể cũng như cá nhân nhằm giành được độc lập và thống nhất đất nước.

Bản thảo đầu tiên Bác Hồ viết tay trên một tờ bản tin.

T. Lan không miêu tả thời thơ ấu của Hồ Chủ tịch là con trai của một nhà Nho ở miền Trung Việt Nam, nhưng lại mô tả chuyến đi của Người từ khi là một phụ bếp trên chuyến tàu từ Sài Gòn đến Mác-xây (Marseille) (1911), những kinh nghiệm đầu tiên của Bác ở Pháp (1912), một năm ở Mỹ (1913), hay thời gian ở Anh (1914-1917).

Tác giả không miêu tả những hoạt động chính trị của Hồ Chủ tịch ở Pháp. (Vào năm 1919, Hồ Chí Minh đã gửi một bản yêu sách đến các vị lãnh đạo thế giới, tham dự Hội nghị Paris ở Véc-xây (Versailles); năm 1920, Người là một đồng sáng lập của Đảng Cộng sản Pháp).

Bác Hồ đánh máy bản thảo thứ hai và nhân viên văn phòng
đánh bản thảo thứ ba, Bác Hồ sửa chữa lại bằng tay.

Tuy nhiên, tác giả T. Lan cũng miêu tả việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1930 và tổ chức Việt Minh (Việt Nam Độc lập Đồng minh) năm 1941. Việt Minh mở rộng phong trào cách mạng bao gồm cả những nhà yêu nước khác mà họ không phải là đảng viên. Cuốn sách hoàn thành trước cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945 của Việt Nam và ngày khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nay được gọi là nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

Ấn bản này - là ấn bản bằng tiếng nước ngoài đầu tiên - giữ nguyên bản so với một loạt tờ báo đăng năm 1961 và bản in chính đầu tiên ấn hành năm 1963, khi Hồ Chí Minh còn sống. Ngoài ra, bản dịch cũng sử dụng các tên gọi theo cách viết chính tả hiện đại của Trung Quốc và Việt Nam. Bản in đầu tiên chỉ có một chú thích ở cuối trang được đánh dấu bằng số “1”, nhưng ở đây được chú thích là dấu “*”. Ghi chú cuối sách có bổ sung thêm thông tin.

Bút tích của Bác Hồ.

Bản dịch cũng tuân theo cách ngắt đoạn văn, dấu ngoặc đơn, dấu ngoặc kép, dấu chấm câu, chữ viết hoa, cũng như các từ, cụm từ, và các dòng thơ in nghiêng. Dấu ngoặc đơn được dùng để chỉ ra vài cụm từ giải thích thêm cho rõ nghĩa.
(Tháng 9 năm 2009)
TRUNG HIẾU 
(dịch từ bản tiếng Anh)
dinhphdc wrote on Oct 29, '12

Giai thoại về Trần Dân Tiên

Trần Dân Tiên thực sự là ai?

胡志明传(1949年初版)》图片一

图书《胡志明传(1949年初版)》》  细描述暂无

Bản tiếng Hoa năm 1949 với tựa đề "Hồ Chí Minh truyện"

dinhphdc wrote on Oct 29, '12
dinhphdc wrote on Oct 29, '12

Bút hiệu của Hồ Chí Minh

Xem Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Trang bản thảo đánh máy tác phẩm “Vừa đi đường vừa kể chuyện” của Chủ tịch Hồ Chí Minh

dinhphdc
 wrote on Oct 29, '12
Một số trang trong quyển Hồ Chí Minh truyện được xuất bản ở TQ năm 1949
第二页
第三页
第四页
第五页
第十页
第二十页
第三十页
第四十页
第五十页
 
Quyển này chắc in vào nhựng năm 50-60 do Ngô Chi Anh dịch, truyện có minh họa




“… Ngày mai là một ngày sẽ đưa quốc dân ta đến con đường mới mẻ. Ngày mai là một ngày sung sướng của đồng bào ta và ngày mai là ngày tổng tuyển cử… Ngày mai tất cả các bạn cử tri nhớ đi bầu cử. Ngày mai mọi người đều vui vẻ hưởng quyền lợi của người dân độc lập, tự do”, Trích lời Bác Hồ kêu gọi toàn dân đi bỏ phiếu bầu cử Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam mới

Tư liệu Giáo sư Đặng Thai Mai, Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Chân dung GS Đặng Thai Mai.

Gia đình Giáo sư Đặng Thai Mai.
Từ phải qua: Đặng Thai Mai, Hoài Thanh, Cao Xuân Huy.

GS Đặng Thai Mai (phải) và GS Ngữ học Xécđúcsenko (Liên Xô) tại Hà Nội.

Chủ tịch Viện Khoa học Trung Quốc Quách Mạt Nhược tiếp GS Đặng Thai Mai tại Đại lễ đường Nhân dân, Bắc Kinh, ngày 24/6/1963.

GS Đặng Thai Mai (trái) và GS Trần Văn Giàu.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp bên vợ và hai con 

Vợ chồng Đại tướng Võ Nguyên Giáp 

Tượng chân dung GS Đặng Thai Mai tại trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

18 tháng 4 2011

NHỮNG TẤM BIA KỶ NIỆM




Tấm biển ghi "dấu ấn lịch sử" tại Bến Nghiêng, Đồ Sơn, TP. Hải Phòng

Mai Thanh Hải Blog - Hôm nay, những người bạn mang quốc tịch Pháp đi cùng mình đã sững sờ, cứng lưỡi và lẳng lặng quay ngoắt, bước lên xe đòi về lại Hà Nội, khi được đưa đến thăm di tích Bến Nghiêng, Đồ Sơn, Hải Phòng. Họ đã đọc được những dòng chữ khắc đậm, rành rọt trên nền đá bê tông trường tồn: "Những tên thực dân Pháp cuối cùng rút khỏi Hải Phòng" (có dịch ra tiếng Anh, nhưng không thấy tiếng Pháp và Trung Quốc như... phong trào ở đất Cảng bây giờ).<

Cuộc chiến tranh với cái gọi là "Thực dân Pháp" đã kết thúc gần 60 năm nay - quá dài để người ta còn đay nghiến hoặc "nuôi chí căm thù". Cuộc chiến chống Mỹ - Ngụy tuy mới đây, nhưng cũng kết thúc gần 40 năm và mình nhớ không lầm, trong phần giới thiệu - kết thúc của các tập trong phim "Biệt động Sài Gòn", giọng đọc đanh thép nhưng cũng chỉ dừng ở câu '"Những người lính Mỹ cuối cùng rời khỏi Việt Nam...", tuyệt nhiên không thấy "nâng tầm" thêm, đại loại: "Những tên lính Mỹ cuối cùng rời khỏi Việt Nam"...


Hình trên báo Thể thao - văn hóa với chú thích "binh linh Pháp rời khỏi Hà Nội"

Chiến tranh - Dĩ nhiên phải có máu, nước mắt và hận thù. Kết thúc chiến tranh - Điều đầu tiên và đơn giản nhất là người ta phải cất súng, cầm cày để cuốc đất, trồng lúa rau nuôi sống ngay chính bản thân mình. Con người ta sinh ra không phải để cầm súng bắn nhau và để chết. Mọi sự thù hận, rút cục đều phải xóa nhòa và những người đã từng bắn nhau, nay lại ngồi với nhau, bắt tay nhau hòa hợp...

<

Thực tế "hậu chiến" của bao quốc gia trên thế giới đã khẳng định điều đó. Việt Nam cũng hòa cùng dòng chảy "hợp tác quốc tế" và trên thực tế, Cộng hòa Pháp hiện nay được Việt Nam đánh giá là "Cường quốc hàng đầu về kinh tế, tài chính, khoa học công nghệ ở Châu Âu cũng như trên thế giới. Là một trong những quốc gia có vai trò quan trọng  trong quá trình xây dựng và phát triển của liên minh Châu Âu và là một trong những trụ cột hiện nay của liên minh này". Minh chứng rõ nhất, theo thống kê của Bộ Ngoại giao Việt Nam (10-2010), Pháp đang là nước đứng đầu Châu Âu trong lĩnh vực đầu tư vào Việt Nam với hàng trăm dự án.

Trong quan hệ Chính trị, Việt Nam và Pháp thiết lập quan hệ ngoại giao ở cấp Đại sứ năm1973. Pháp đã có 3 chuyến thăm cấp nguyên thủ quốc gia sang Việt Nam (Tổng thống Mitterrand 1993, Tổng thống Chirac năm 1997 và 2004 (nhân Hội nghị thượng đỉnh lần thứ VII các nước nói tiếng Pháp); Thủ tướng Fillon tháng 11/2009). Về phía Việt Nam, Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu thăm Pháp năm 2000, Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh thăm 2005, Chủ tịch nước Trần Đức Lương thăm 2002, Thủ tướng Võ Văn Kiệt năm 1993, Thủ tướng Phan Văn Khải năm 1998 và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng năm 2007).

Đặc biệt, trong quan hệ kinh tế, Việt Nam là một trong ít nước được hưởng cả 3 kênh viện trợ tài chính của Pháp là viện trợ phát triển chính thức từ ngân khố và cho vay ưu đãi từ Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) và từ Quỹ Đoàn kết ưu tiên (FSP), Nghị định thư tài chính, Quỹ trợ giúp đặc biệt doanh nghiệp (FASEP). Pháp hiện là nhà tài trợ song phương ODA thứ hai cho Việt Nam, sau Nhật Bản. Việt Nam đứng thứ 7 trong số các nước hưởng ODA của Pháp. Đến cuối 2010, Pháp đã cấp cho Việt Nam vay ưu đãi trên 2 tỷ euro cho các dự án, trong đó đáng chú ý là dự án vệ tinh VNREDSAT1 (57,8 triệu euro), dự án tầu điện ngầm Hà Nội (280 triệu euro), dự án trường đại học khoa học công nghệ Hà Nội (100 triệu euro)... Năm 2008, Pháp đứng đầu trong số các nhà tài trợ song phương tại CG, cam kết viện trợ 380 triệu đô-la cho Việt Nam cho năm 2009 (tăng so với 228 triệu năm 2007)...



Ấy thế mà những người ông - người bố của những người Pháp đang giúp đỡ Việt Nam, bao năm nay vẫn bị gọi bằng cái tên mà người ta chỉ dùng trong trường hợp, không còn gì để gọi. Thậm chí cái từ nhục mạ ấy, được khắc to - in đậm ở ven biển lồng lộng, nới rất nhiều du khách đến thăm quan, chụp ảnh và cũng rất nhiều khách xa đến vui chơi, nhảy múa, thỏa mãn nhu cầu tình dục thông thường...

Xã hội muốn công bằng, dân chủ thì trước tiên cần phải văn minh theo đúng nghĩa. Không bắt anh quên đi lịch sử, nhưng anh cũng phải công bằng với lịch sử. Réo tên bố những người đã, đang giúp anh bằng những ngôn từ thô lỗ, thì khác gì anh nhục mạ họ, tổ tiên họ và đất nước của họ?..



Vẫn Báo Thể thao - văn hóa chú thích: "Những người lính Pháp cuối cùng rời khỏi Hà Nội"

Tại sao không đổi "Những tên thực dân Pháp" bằng "Những người lính Pháp" trên mặt đá còn mới cứng, sắc nét dấu búa chạm khắc kia. Để không chỉ thế hệ trong nước mai sau, có học hành "sự trong sáng của Tiếng Việt", cũng không phải thắc mắc về những gì mình đã học, xấu hổ vì tiền nhân... "thù dai", nói bậy. Mà ngay con cháu của những người Pháp đã rời khỏi Bến Nghiêng năm xưa, cũng phải khâm phục người Việt, đất nước Việt không quên quá khứ, nhưng cũng không mang quá khứ ra... phá tương lai.

----------------

MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ BẾN NGHIÊNG (ĐỒ SƠN, TP. HẢI PHÒNG)



Quán nước trà, trông xe vây xung quanh nơi dựng tấm bia Di tích LSQG Bến Nghiêng



Trên đường dẫn vào khu "Tổng hợp nhà nghỉ" chứa gái mại dâm và mua bán dâm công khai



Bến Nghiêng biến thành bến tàu chở khách du lịch đi thăm biển và đường nối vào 1 resort đang xây dựn


Đánh lưới, bắt cá - Hoạt động mưu sinh rất hiếm hoi của người dân Đồ Sơn tại Bến Nghiêng

Nguồn: Mai Thanh Hải Blog (http://maithanhhaiddk.blogspot.com/2011/04/nhuc-ma-nuoc-phap-en-la-cung.html)

Đàn Sếu - Mark Bernes




Đàn sếu

Rasul Gamzatov