20 tháng 11 2012

20/11



Công việc gieo con chữ nơi vùng cao, vùng sâu còn có các thầy cô giáo nữa, hôm nay 22/11 xin bổ xung thêm hình ảnh các thầy cô.


































23/11/2003

Chùm ảnh: Gian nan gieo con chữ vùng cao, vùng sâu

(Dân trí) - Để có thể mang được con chữ đến với trẻ em học sinh vùng sâu, vùng khó khăn nhiều giáo viên ở các tỉnh Gia Lai, Kon Tum không chỉ chịu nhiều vất vả mà có lúc còn phải mang cả mạng sống của mình ra để đánh cược với tử thần.
Chùm ảnh: Gian nan gieo con chữ vùng cao, vùng sâu
Trước đây để vào được làng Kpắih (xã Ayun, Chư Sê, Gia Lai) dạy học, thầy Trần Văn Đạt (ảnh) và các giáo viên phải mạo hiểm đi trên chiếc bè này.
Chùm ảnh: Gian nan gieo con chữ vùng cao, vùng sâu
Để vào được xã Đăk Kôi (Kon Rẫy, Kon Tum), các giáo viên phải đi qua ngầm nước này và có thể gặp nguy hiểm bất cứ lúc nào khi lũ đầu nguồn bất ngờ ập đến.
Chùm ảnh: Gian nan gieo con chữ vùng cao, vùng sâu
Sau khi cầu treo bị hư, các thầy cô giáo dạy ở xã Đăk Kôi (Kon Rẫy, Kon Tum) phải liều mình lội sông để đi dạy.
Chùm ảnh: Gian nan gieo con chữ vùng cao, vùng sâu
Các thầy cô vất vả qua những con đường đất để "gùi" chữ lên đỉnh Măng Rơi (huyện Tu Mơ Rông, Kon Tum).
Chùm ảnh: Gian nan gieo con chữ vùng cao, vùng sâu
Trước đây do thiếu giáo viên, một mình thầy Trần Văn Đạt (Trường tiểu học Lê Lợi, xã Ayun, Chư Sê, Gia Lai) phải cùng lúc dạy 2 lớp như thế này.
Nơi xã
Nơi xã nghèo, các học sinh đi học trong trang phục quần đùi, áo cộc, chân trần.
Các lớp học thì mưa, nắng, gió luôn tấn công các em học sinh.
Các lớp học thì mưa, nắng, gió luôn tấn công các em học sinh.
Các phòng học xuống cấp trầm trọng nhưng các em vẫn cố gắng học bài mong thay đổi tương lai.
Các phòng học xuống cấp trầm trọng nhưng các em vẫn cố gắng học bài mong thay đổi tương lai.
Ngoài giờ đi học, nhiều em học sinh vùng cao phải vất vả mưu sinh như thế này.
Ngoài giờ đi học, nhiều em học sinh vùng cao phải vất vả mưu sinh như thế này.
Bữa cơm chỉ với cá kho mặn, canh bí của các em học sinh nội trú ở một xã vùng sâu.
Bữa cơm chỉ với cá kho mặn, canh bí của các em học sinh nội trú ở một xã vùng sâu.
Thiên Thư
Thiếu tá Bùi Đức Sự luôn tận tình giảng dạy cho các học viên của lớp xóa mù.
Thầm lặng, miệt mài gieo chữ Bản vùng cao
(GD&TĐ) - Phìn Giàng C- Bản người Mông trên núi cao vút nơi chân trời, xa xôi, cách trở, chủ yếu đồi núi cao vút, vực sâu, khí hậu khắc nghiệt. Phân hiệu trường học không có điện lưới, không công trình nước sạch, lớp học ghép, giáo viên phải ở, sinh hoạt luôn trong lớp học… vậy mà 12 năm trôi qua, đã có một đôi vợ chồng  trẻ vẫn thầm lặng, gắn bó miệt mài gieo chữ.
Bao năm vất vả, cô Hiệp vẫn say sưa giảng dạy
Bao năm vất vả, cô Hiệp vẫn say sưa giảng dạy
Chúng tôi tìm đến thôn Phìn Giàng C lúc trời đã xế chiều. Phân hiệu trường tiểu học và mầm non hiện ra nằm cạnh ven con đường đất mới mở là 1 dãy nhà cấp 4 đã cũ, vẻn vẹn 4 phòng, một phòng là lớp mầm non, 1 cô giáo vừa ở vừa dạy học và 03 phòng học còn lại là 03 lớp 1,2,3 và phòng ở của vợ chồng thầy, cô giáo anh Dương Văn Quân và chị Hoàng Thị Hiệp.
Tiếp chúng tôi trong phòng học vốn dành làm chỗ ở, sinh hoạt của vợ chồng, thầy giáo Dương Văn Quân lặng lẽ kể về cuộc sống, công việc của vợ chồng anh.
Sau khi học hết lớp 12, cả 2 anh chị học lớp giáo dục 12 +1 tại trung tâm giáo dục thường xuyên thị xã Cam Đường cũ, nay sát nhập thành phố Lào Cai. Tại lớp học này anh Quân và chị Hiệp đã yêu nhau.
Sau khi tốt nghiệp năm 1998, anh, chị lập gia đình và cùng viết đơn lên vùng cao dạy học. Năm 1999, cả vợ chồng anh chị Quân- Hiệp được phân công về “cắm bản”  dạy học tại xã  Tả Củ Tỷ.
Trên đường leo lên bản Phìn Giàng C
Trên đường leo lên bản Phìn Giàng C
Đến năm 2001, cả 2 vợ chồng điều chuyển công tác về cắm bản dạy học tại phân hiệu Trường tiểu học thôn Phìn Giàng C cách trung tâm xã Cốc Ly tới 8 km, trong khi đó Cốc Ly là xã vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn cách trung tâm huyện hơn 30 km, đường xá đi lại hết sức khó khăn, địa hình hiểm trở, khí hậu khắc nghiệt…
Hiện nay, tại phân hiệu tiểu học thôn Phìn Giàng C chỉ có 2 vợ chồng Quân- Hiệp giảng dạy 3 lớp, với 33 em học sinh từ lớp 1- lớp 3, chị Hiệp dạy lớp 1, anh Quân dạy lớp 2 và 3 học lớp ghép.
Phìn Giàng C là bản vùng cao, vùng đồng bào dân tộc Mông thuộc diện đặc biệt khó khăn, có 47 hộ dân cư trú,  trước đây là điểm nóng của huyện Bắc Hà nói riêng và tỉnh Lào cai về tình trạng di dịch cư tự do, trình độ dân trí còn hạn chế, đời sống dựa vào nghề trồng ngô quanh năm vất vả, ít quan tâm đến việc học hành con em, nhiều cháu nhỏ ở nhà phụ giúp gia đình chăn trâu, đi nương  trồng ngô, làm cỏ, thu hoạch ngô, khi có gia đình di cư, lại có học sinh bỏ học… tỷ lệ học sinh đến trường và tỷ lệ chuyên cần còn hạn chế…
Thầy giáo Quân kể về một số khó khăn và biện pháp khắc phục  trong việc huy động học sinh đến trường học đầy đủ, bảo đảm tỷ lệ chuyên cần vùng cao Phìn Giàng C; “ Vợ chồng chúng tôi chuyển về công tác ở thôn Phìn Giàng này từ năm 2001 cho đến nay. Trong quá trình công tác gặp rất nhiều khó khăn. Những năm đầu nhận thức của bà con nhân dân còn rất hạn chế về việc học tập của con cái dẫn tới việc chúng tôi tuyên truyền, vận động phụ huynh cho con em đi học gặp nhiều khó khăn. Ngoài giờ lên lớp, chúng tôi phải đi thôn để vận động, tuyên truyền, phân tích cho bà con hiểu việc học tập của con em là rất quan trọng nên bà con đã hiểu ra và cho con em đi học bây giờ là tương đối đầy đủ  ”.
Một góc bản vùng cao Phìn Giàng
Một góc bản vùng cao Phìn Giàng
Năm 2010, với những thành tích đóng góp trong công tác phổ cập xóa mùa chữ, công tác giáo dục tiểu học vùng cao và công tác xã hội tại thôn,  anh Quân được kết nạp Đảng, ý thức trách nhiệm của người Đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam, anh Quân động viên vợ con kiên trì bám trụ, tích cực thi đua dạy học, cống hiến hết mình cho sự nghiệp trồng người.
Kỷ niệm sâu sắc nhất đối với vợ chồng anh Quân, chị Hiệp là cách đây gần 2 năm, vào thời điểm cuối tháng 4 đầu tháng 5  năm 2011,  gần 2/3 số hộ dân trong thôn do hiểu biết, nhận thức hạn chế bị kẻ xấu lợi dụng lôi kéo, lừa gạt di cư sang Mường Nhé tỉnh Lai Châu, có 1 số hộ đi 1 tuần trở về có một số hộ sau nửa tháng mới trở về, trong khoảng thời gian đó 1 tháng 2 vợ chồng không về nhà thăm con nhỏ mà ở lại thôn,  vợ chồng thầy cô giáo Quân- Hải vẫn duy trì lớp học, cùng các chiến sỹ Công an hàng ngày bám thôn, khi có hộ dân nào trở về, vợ chồng Quân- Hiệp đến tận nhà vận động cho con em đi học ngay để kịp thi chuyển lớp. Nhờ đó năm học 2011- 2012 tại phân hiệu tiểu học thôn Phìn Giàng C kết thúc tốt đẹp.
Hiện nay, con đường lên thôn được chương trình 135 CP, giai đoạn 2 đầu tư xây dựng đang trong giai đoạn cuối hoàn thành, điện lưới Quốc gia vừa được kéo đến thôn cách đây hơn 1 tháng, còn công trình nước sạch, xã Cốc Ly dự kiến đầu tư xây dựng cho thôn vào năm 2013.
Có điện, đường, người dân phấn khởi, cuộc sống sinh hoạt, trao đổi buôn bán hàng hóa thuận tiện hơn, người Mông Phìn Giàng C đang giàu lên từ trồng ngô hàng hóa.
Vợ chồng giáo viên Dương Văn Quân- Hoàng Thị Hiệp
Vợ chồng giáo viên Dương Văn Quân- Hoàng Thị Hiệp
Còn cuộc sống của vợ chồng Hiệp- Quân vẫn vậy, ngôi trường không có ánh điện, vẫn ánh đèn dầu đỏ le lói giữa màn đêm thay cho điện, 2 vợ chồng miệt mài soạn giáo án trên tấm phản gỗ đặt luôn ở bục giảng và cũng là chỗ ăn cơm, uống nước, chiếc điếu cày dựng cạnh mép phản, cạnh đó, góc lớp là chiếc giường ngủ của 2 vợ chồng… thật đạm bạc, giản dị.
Họ những người trẻ thật đáng khâm phục đã và đang vượt qua khó khăn, vất vả, sống gắn bó, âm thầm hi sinh, miệt mài gieo chữ nơi vùng cao Phìn Giàng C, góp phần thúc đẩy phát triển sự nghiệp giáo dục vùng cao Cốc Ly nói riêng và huyện Bắc Hà. Họ là tấm gương sáng để lớp giáo viên trẻ hiện nay học tập và noi theo vì sự nghiệp trồng người của quê hương, đất nước.
Tráng Xuân Cường

Các lớp học thì mưa, nắng, gió luôn tấn công các em học sinh.
Các phòng học xuống cấp trầm trọng nhưng các em vẫn cố gắng học bài mong thay đổi tương lai.
  Trước đây để vào được làng Kpắih (xã Ayun, Chư Sê, Gia Lai) dạy học, thầy Trần Văn Đạt (ảnh) và các giáo viên phải mạo hiểm đi trên chiếc bè này.
Trước đây do thiếu giáo viên, một mình thầy Trần Văn Đạt (Trường tiểu học Lê Lợi, xã Ayun, Chư Sê, Gia Lai) phải cùng lúc dạy 2 lớp như thế này.
Để vào được xã Đăk Kôi (Kon Rẫy, Kon Tum), các giáo viên phải đi qua ngầm nước này và có thể gặp nguy hiểm bất cứ lúc nào khi lũ đầu nguồn bất ngờ ập đến.
Sau khi cầu treo bị hư, các thầy cô giáo dạy ở xã Đăk Kôi (Kon Rẫy, Kon Tum) phải liều mình lội sông để đi dạy.
Nơi xã nghèo, các học sinh đi học trong trang phục quần đùi, áo cộc, chân trần.
Thầy Mọc đang cùng các em học sinh Nà Nôm trong giờ học
Giáo viên vùng cao chưa biết khái niệm về tiền thưởng tết.
Hai thầy giáo méo mặt đẩy xe vượt rừng hơn 1 ngày đường từ xã Trà nam về huyện nhận lương
Một cô giáo từ Trà Linh vượt hơn 2 ngày đường về huyện nhận lương qua tài khoản ngân hàng
Đường lên các xã vùng cao Nam Trà My thường ách tắc vào mùa mưa làm sao để ra huyện nhận lương?

Phi công Tiêm kích

Hình ảnh này đã được thu nhỏ lại. Hãy click vào đây để xem hình gốc. Kích thước gốc là 1094x1535.
Hình ảnh này đã được thu nhỏ lại. Hãy click vào đây để xem hình gốc. Kích thước gốc là 1103x1541.
Hình ảnh này đã được thu nhỏ lại. Hãy click vào đây để xem hình gốc. Kích thước gốc là 1112x1544. Hình ảnh này đã được thu nhỏ lại. Hãy click vào đây để xem hình gốc. Kích thước gốc là 1089x1542. Hình ảnh này đã được thu nhỏ lại. Hãy click vào đây để xem hình gốc. Kích thước gốc là 1091x1518.

23 tháng 10 2012

Khi các đại nhà báo quyết tiêu diệt 1 bà ăn mày

Bà già ngồi trước mặt tôi tên Võ Thị Kim Hường, nhớ lại 2 năm đi ăn xin của mình và kể: “Có lần, thầy chùa cho tui 500 ngàn, mua vé số 2 bà cháu đi bán. Có 2 thằng đi xe máy giật mất vé số. Đó là lần duy nhất bị lừa thôi!” – Đầu đường xó chợ, ngủ lăn lóc ngoài vỉa hè, bến xe, cửa chùa, nhưng chưa bao giờ bà Võ Thị Kim Hường bị ai nhẫn tâm làm gì hay lừa đảo. Chẳng ai nỡ gì mà làm hại 1 bà già bệnh tật gần mù lòa và một đứa cháu 2 tuổi.
Cho đến ngày bà ngỡ ngàng vì mình bị cô phóng viên kênh 14 lừa.
Bà Hường và cháu ngoại Trúc Ly
Bà Hường ngồi co chân lên trước mặt tôi và nói: “Tự dưng hôm đó ra chợ ngồi ăn xin, có người lại chỉ mặt tôi là đồ lừa đảo, có người đi lại nói ê bà già, trên báo nói là ăn xin lừa đảo.” – Chỉ nói được đến đó, nước mắt bà rơi xuống. Trúc Ly nằm ngủ co chân gác lên đùi bà, như chưa hề biết ngoài đời có người đã nhìn bà của bé như 1 kẻ lừa đảo.
Bà không hề biết, trên internet ngày hôm đó, cô phóng viên nọ đã viết 1  bài tên: “Day dứt câu chuyện người đàn bà không nhà dắt cháu đi xin ăn“, trong đó đầy những đoạn phim quay lén, những suy đoán, nghi ngờ hằn học.
Trên Kênh 14 hôm nay, comment về bà Hường đã bị tắt đi, nhưng chỉ vài ngày trước đó, hơn 600 người (có lẽ phần nhiều trẻ măng như đứa con út của bà) đã lên mạng và chửi bà không tiếc lời, theo kiểu: “Xã hội bây giờ khó lường quá”, “Rõ mặt lừa đảo nhé!”….
Hóa ra không chỉ có 2 người ở chợ bà Bầu nói bà Hường lừa đảo, 600 công dân mạng cũng gọi luôn bà là lừa đảo.
Đại gia báo chí Tiền Phong, Kênh 14, Soha chung tay diệt trừ bà ăn xin
Soha viết 1 bài tổng hợp, với tít dành cho bà Hường “Người đàn bà tội nghiệp dắt cháu đi ăn xin và mối quan hệ với những thanh niên “đầu xanh đầu đỏ“- Trong bài không tìm được chi tiết nào mô tả bà lừa đảo, nhưng Soha nhanh chóng xếp bà Hường vào bài viết “Những người đàn bà “to gan” lấy tay che mắt thiên hạ”
Chỉ vài ngày sau đó, không hiểu vì sao, báo Tiền Phong nhảy vào cuộc, viết ngay 1 bài tên: ‘Bà ăn xin bên cháu bé 2 tuổi’-Sự thật nhói lòng” – Trong bài viết, tờ báo liên tục kể ra chuyện nào là bà Hường ngày xưa không cưới chồng, chỉ sống với ông chồng(!?), bà Hường có con phạm tội, đi tù thế nào, bà Hường có ông chồng là Phước Súng, buôn bán ma túy mấy chục năm trước ra sao. Bài viết này khá giống với một bài chân dung nhân vật trên báo chí.
Nguyên cớ của bài báo thì… mù tịt, bà Hường chẳng có công với ai, chẳng làm được việc gì ghê gớm, cũng chẳng phải đã ra tay lừa đảo mấy trăm người hay chém chết ai, tự dưng tờ báo đăng tất tần tật nhân thân, quá khứ, chuyện đời, kể cả chuyện con gái bà… có thai không chồng và đang bị cải tạo. Bài viết giống hệt kiểu thời viết về chân dung bố Lê Văn Luyện hay người yêu đã chết của Nguyễn Đức Nghĩa.
Rõ ràng từ xưa bà Hường có phạm tội, có ở tù, có quản chế của phường. Bà chẳng giấu ai chuyện đó, mà có giấu, đó cũng là giấu đi một nỗi khổ sở của một kiếp đàn bà. Từ sau khi thụ án (lúc rất trẻ) đến tận bây giờ, bà Hường chẳng phạm một tội gì, có chăng, là tội…ăn xin mà bị phóng viên kênh 14 thấy.
Họ đã “tác nghiệp” bà Hường thế nào?
Bà Hường kể lại: “ Cô phóng viên kênh 14 đến gặp tôi, mua phở cho tôi ăn, cô nói tôi cho cô xem giấy tờ. Cô xem xong thì bảo sẽ giúp đỡ tôi. Nói rồi cô bỏ đi.” – Xấp giấy tờ cô gái kênh 14 xem cũng là xấp giấy tờ tôi được xem, bà Hường gói nó cẩn thận vào 1 cái túi. Trên đường ăn xin, ai cần bà xác nhận cái gì thì bà lấy ra. Bà muốn người ta biết vì sao bà phải đi ăn xin.
Đáp lại sự thành thật và cầu khẩn sự giúp đỡ đó, cô phóng viên tuổi teen của Kênh 14 (và những ai to bự hơn sau lưng cô) đã “tung bà lên mạng” bằng tất cả sự hằn học, nghi vấn và cả những bình luận thiếu thiện cảm. Tất cả chỉ để dẫn tới một điều duy nhất: bà già là kẻ lừa đảo.
Cuộc ngã giá của tình thương xót
Từ xưa đến nay, trên mặt báo, người ta có thể thấy nhà báo đồng loạt “đánh” một ông to, bà bự, cô siêu mẫu, anh tỉ phú nào đó. Phải là ai đó rất nổi tiếng, rất yêng hùng, nhà báo mới có thể xông vào đánh đấm.
Đây là lần đầu tiên trong đời, tôi thấy cả tờ báo “đại gia” của miền Bắc tên Tiền Phong, kênh thông tin mạnh nhất của tuổi teen Kênh 14 và cả Soha cùng bay vào “mổ xẻ” bắt nạt… một bà ăn xin.
Chắc cũng là lần đầu tiên, một đại gia truyền thông có thể “làm lơ” cả diễn viên Ngân Khánh có thể bị… bà ăn xin đi kiện.
Tất nhiên là kênh 14 đã tìm ra 1 cách để thoát khỏi chuyện này, thật êm thắm, dịu dàng và còn cười khẩy vào mặt bà già sắp chết đó, họ tiến hành 1 cuộc ngã giá: Bà rút đơn thì “chúng con” sẽ nghĩ cách giúp cháu bà.
Ngay sau đó, Kênh 14 đưa lên báo chuyện bé Trúc Ly cần giúp đỡ. Trong suốt nhiều đoạn văn, kênh 14 viết: “Chính vì vậy, chúng tôi thiết nghĩ nên chăng điều cần thiết ngay lúc đó là mang lại cho bé Trúc Ly tất cả những thứ mà trẻ em được quyền hưởng? Hai tuổi, bé cần được ăn uống đầy đủ dinh dưỡng để phát triển các chức năng như một đứa trẻ bình thường chứ không phải bữa đói bữa no như trước đây. Hai tuổi, bé cũng cần được đến trường, cần được học tập, vui chơi. Hai tuổi, bé cần biết bao một mái nhà để che nắng, che mưa, cần biết bao tình yêu thương chăm sóc, cần sự bảo vệ vững chắc thay thế cho cuộc sống đang quá bấp bênh như bây giờ.” ( Đọc toàn bài báo)
Các anh chị/đại gia nhà báo trên mạng à, từ lúc đẻ ra Trúc Ly đã bị xem là con của một người mẹ đi cải tạo. Nó đã sống từ lúc đẻ ra đến giờ trong tay bà ngoại ăn mày của nó, bằng sữa bò và những ngày tháng trên đường phố. Nó chưa bao giờ chết. Nó biết lay bà dậy khi bà bị xỉu giữa đường, nó biết xin người khác giúp khi bà nó gục xuống vì bệnh tật. Hai tuổi, nhưng Trúc Ly là đứa bé biết bảo vệ bà của nó.
Trước đó, khi người ta gần như đã quên đi quá khứ là con gái của bà mẹ cải tạo thì nhờ có Tiền Phong và Kênh 14, giờ người ta đã biết thêm nó là cháu của 1 bà ăn xin “lấy tay che cả bầu trời” và có 1 quá khứ… trước 1975 đầy đen tối.
Bẩn thỉu lắm, kênh 14 ạ. Có đứa nào trong các bạn đã thò tay xuống giúp con bé ấy có được cái hộ khẩu để đi học chưa? Hay các bạn lấy cái sự giúp đỡ của cộng đồng mạng ấy ra để kì kèo ngã giá với bà già sắp chết? Nếu bà rút đơn, bé Trúc Ly sẽ được giúp đỡ. Thật tuyệt – đó quả là 1 đòn hiểm – đòn của những cô cậu bé/biên tập viên/đại gia báo chí thừa tiền, rải vài đồng ra giữ gìn uy tín, có là gì chăng?
Trong một phỏng vấn, bà Hường nói với tôi: “Tui không muốn gửi nó vào trại nào. Tui đã hứa với con tui, sẽ nuôi con Ly tới lúc nó cải tạo về. Hôm trước nó gọi điện nó nói nhớ con, không như hồi xưa đẻ ra đòi bóp mũi cho chết. Tui bây giờ mến chân mến tay nó rồi, xa nhau sao đành. Hơi thở của nó giờ là của tôi rồi.” – Đâu phải ai đi ăn mày, nghèo mạt rệp, mới phải gửi con vào trại mồ côi đâu hả Kênh 14? Đâu phải người nghèo nào cũng không có trái tim đâu? Con Ly là cháu ngoại bà Hường mà, bà ko thương nó thì ai thương nó ở trên đời này? – Hay các anh chị Kênh 14 thương giùm bà ấy chăng?
Các anh chị đại nhà báo ạ, ngày đầu tiên gặp bà Hường, khi mua phở cho bà ăn, Các anh chị không hề động lòng trắc ẩn nào với con bé ấy. Nhưng giờ, đứng trước 1 bản tin đính chính, các anh chị dùng sự nhân ái của cộng đồng làm bàn đạp cho 1 cuộc ngã giá.
Sẽ thế nào, nếu 1 ngày nọ, phóng viên kênh 14 ra đường và có người chỉ mặt cô ấy, nói:
Ê, phóng viên kênh 14 là đồ lừa đảo.
Ê, biên tập viên kênh 14 là đồ lừa đảo.
Phóng viên kênh 14 ăn xin lừa đảo, trên báo nói thế.
Các cô cậu ấy sẽ cảm thấy gì? Có giống như bà Hường đang ngồi trước mặt tôi đang cảm thấy không?
Nếu 1 ngày nào đó, phóng viên Tiền Phong và Soha không hề phạm 1 tội trạng nào trên đời này, bỗng nhiên thấy trên báo đăng rằng:
Mẹ phóng viên Tiền Phong bán ma túy
20 năm trước, ba phóng viên Tiền Phong chăn dắt gái.
Hiện nay, con trai phóng viên Soha đang ở tù.
Khi chúng tôi viết bài, cháu gái phóng viên Soha đang cải tạo vì làm gái mại dâm.
Họ có cảm thấy bị xúc phạm ko nhỉ?
Họ dường như ko nghĩ gì cả. Bởi vì họ thì ko thể ăn mày, họ quá giàu có và quyền lực. Chỉ có bà Hường bị người cho tiền chỉ vào mặt và nói bà lừa đảo.
Họ không thể thương xót một ai, nhất là 1 kẻ quá nghèo và cách xa thế giới đầy câu khách của họ.
Thế dơ bẩn lắm, Kênh 14 và Tiền Phong ạ!
Khải Đơn
=========================
Bạn có thể đọc nội dung toàn bộ vụ việc, những xác minh, thông tin, chứng cứ tại đây: Loạt bài do anh Sinh Lão Tà  mần: