09 tháng 5 2014

Hồ sơ WWII : Thiên tài hay kẻ bịp bợm

Auchinleck, Richard O’Connor, Benard Montgomery là những viên tướng của quân đội Anh đã đi vào lịch sử trong trận chiến sa mạc những năm 1940 -1943.Trong số những tài liệu viết về giai đoạn này, cuốn “Những viên tướng sa mạc” của tác giả Correlli Barnett đã gây ra nhiều tranh cãi khi đề cập đến vai trò của trung tướng Benard Montgomery trong chiến thắng của trận Alamein thứ hai. Tướng Montgomery đã chỉ huy quân đồng minh, cụ thể là quân Anh, giành chiến thắng trong trận chiến này, song tác giả Barnett lại cho rằng, tướng Montgomery chỉ là một người khoa trương, đã giành lấy công lao của người khác và che giấu sự yếu kém của mình trong việc chỉ huy sai, thiếu niềm tin.
Tướng O’Connor – Người không gặp thời
Năm 1942, khi quân đồng minh, dưới sự chỉ huy của tướng Claude Auchinleck (21/6/1884 – 23/3/1981), đang giành được những lợi thế trên chiến trường thì có sự thay đổi ở cấp chỉ huy. Tướng Montgomery trở thành người lãnh đạo mới của quân đồng minh và đã chỉ huy quân đồng minh giành chiến thắng trong trận Alamein thứ hai (23/10 – 3/11/1942). Tuy nhiên, theo tác giả Barnett, tướng Montgomery cần phải chia sẻ thành công này với những người tiền nhiệm. Trận Alamein cũng bị đánh giá là một trận chiến đầy tốn kém, không cần thiết và thiếu sự phối hợp hiệu quả.
O'Connor Tướng Richard O’Connor.
Trận chiến sa mạc mở màn với đợt tấn công vào Ai Cập của quân đội Italia từ ngày 13 – 18/9/1940. Bất chấp việc có được lợi thế về mặt quân số, quân đội của tướng Rodolfo Graziani (11/8/1882 – 11/1/1955), một trong những chỉ huy của trùm phát xít Benito Mussolini làm nhiệm vụ tại những chiến trường thuộc địa của Italia tại Libi và Êthiôpia trước và trong Thế Chiến II, chỉ tiến được một đoạn ngắn sau khi vượt qua biên giới Libi. Sau đó, cánh quân này đã đóng dọc từ thị trấn Sidi Barrani đến khu vực sa mạc.
Benard Montgomery Tướng Benard Montgomery theo dõi đơn vị xe tăng quân Anh triển khai trên chiến trường Bắc Phi.
Trước tình thế này, tướng Archibald Wavell, Tổng chỉ huy mặt trận trung tâm và phía đông của Anh, sắp đặt và triển khai lại các lực lượng nhằm đối chọi với hai mũi giáp công của quân Italia, một từ phía Libi của Graziani, một từ phía Ethiôpia. Theo đánh giá của tác giả Barnett, tướng Wavell là “một trong những chiến binh vĩ đại nhất trong lịch sử quân đội Anh và là một trong những nhân vật kiệt xuất trong Thế Chiến II”.
Chỉ huy trên chiến trường của Wavell cùng với lực lượng sa mạc miền Đông là thiếu tướng Richard O’Connor, người được đánh giá là “một người đàn ông có ngoại hình nhỏ bé và luôn giữ thái độ nhã nhặn”. Dưới sự chỉ huy của O’Connor, tình thế trên chiến trường đã có những xoay chuyển. Điều này được thể hiện rõ trong khoảng thời gian 10 tuần, từ 9/12/1940 đến 9/2/1941. Lực lượng của O’Connor’, gồm 31.000 quân, 275 xe tăng và 120 khẩu pháo, với sự yểm trợ của Không quân và Hải quân Hoàng gia, đã đột phá được tuyến phòng thủ của quân Italia ở Sidi Barrani.
Tobruk Quân đồng minh chiến đấu tại thị trấn Tobruk.
Trước sức tấn công mãnh liệt của quân Anh, vốn giành được ưu thế nhờ sức mạnh của những chiếc xe tăng Matilda, quân Italia đã bị đẩy ra khỏi Ai Cập vào giữa tháng 12. Dưới sự chỉ huy của tướng Wavell, quân của O’Connor đã bao vây và chiếm được thị trấn duyên hải Bardia. Tiếp đó, quân Anh đã giành chiến thắng trong những trận chiến ở Tobruk và Beda Fomm. Như vậy là chỉ trong hai tháng, đoàn quân do Wavell và O’Connor chỉ huy đã tiến được 800 dặm, tương đương 1.300 km, tiêu diệt được 10 sư đoàn của Italia, bắt giữ được 130.000 tù binh, 1.290 khẩu súng và 400 xe tăng. Chỉ với 30.000 quân song dưới sự chỉ huy của tướng O’Connor, thế trận phòng ngự của quân Italia đã bị đột phá. Theo thống kê, quân của O’Connor mất 476 người, 1.255 người bị thương và 43 người mất tích.
Nhận xét về trận chiến này, tác giả Barnett viết: “Đây là một chiến dịch mang tầm vóc hiện đại. Bắt đầu bằng cách dàn xếp các đơn vị quân, tiếp đó là việc tăng cường sức tấn công sau khi cải thiện được nguồn cung. Trận chiến kết thúc bằng một chiến lược táo bạo. Đó là một trận chiến không khoan nhượng”.
Tướng O’Connor từng khẳng định với cấp trên rằng ông có thể đánh thẳng tới Tripôli và chấm dứt cuộc chiến ở Bắc Phi. Trên thực tế, điều này đã có thể xảy ra. Trong chiến tranh, thời khắc tiến hành tấn công phụ thuộc vào sự mệt mỏi về tinh thần và kiệt quệ về thể xác của đối phương. Đó là thời điểm bên thua thường lui về cố thủ. Tuy nhiên, bên muốn tiến công cũng gặp những vấn đề về hậu cần, như nguồn cung cấp nước, nhiên liệu, đạn dược và quân tiếp ứng cho tiền tuyến. Vào đầu tháng 2/1941, tất cả lực lượng của quân Trục tại Bắc Phi đã bị tiêu diệt và những tàn quân không còn ý chí chiến đấu. Song điều ảnh hưởng tới mong muốn tiến thẳng tới Tripôli của tướng O’Connor chính là quyết định của Thủ tướng Anh Winston Churchill, người đã điều bớt quân sang tăng cường cho chiến trận ở Hy Lạp. Nhờ vậy, quân Trục đã có thời gian để chỉnh đốn lại hàng ngũ.
Rommel – “Ác mộng” của quân Đồng minh
Ngày 24/3/1941, “cơn ác mộng” của quân Đồng minh đã xuất hiện. Tướng Erwin Rommel (1891-1944) khét tiếng đã được cử đến Libi vào đầu năm 1941 cùng với sư đoàn Tia chớp số 5, sau trở thành Sư đoàn Thiết giáp số 21, có nhiệm vụ hỗ trợ quân Italia đang sa sút tinh thần vì những thiệt hại do quân Đồng minh gây ra trong chiến dịch do tướng O’Connor chỉ huy. Được đánh giá một là trong những viên tướng có tài thao lược nhất của phát xít Đức trong Thế chiến thứ II, Rommel, người còn có biệt danh là “Cáo sa mạc”, đã quyết định tiến hành phản công. Với sức mạnh của Sư đoàn thiết giáp 21, quân Đức đã giáng những đòn sấm sét đầy bất ngờ vào quân của tướng O’Connor. Tình thế bất ngờ đảo chiều khi sư đoàn này vượt qua khu vực núi rừng Jebel Akhdar để tiến tới thành phố chiến lược Tobruk vào ngày 10/4. Trước sức tấn công mạnh mẽ của quân Đức và Italia, tướng O’Connor đã đi lạc vào khu vực kiểm soát của quân địch và bị bắt giữ.
Claude Auchinleck Tướng Claude Auchinleck.
Tuy vậy, đà tiến công của đội quân do Rommel chỉ huy cuối cùng cũng bị chặn lại ở Sollum vào ngày 14/4, nhưng những gì xảy ra đã thay đổi thế trận trên chiến trường. Tất cả thành quả mà đội quân của O’Connor giành được trong phút chốc đã tan biến.
Thất bại của quân Anh đã gia tăng sức ép lên tướng Wavell, buộc ông phải chuẩn bị phương án cho một cuộc phản công quân Đức ở thành phố cảng Tobruk, phía đông bờ Địa Trung Hải của Libi. Thất bại dự đoán được của tướng Wavell đã được dùng làm cơ hội để tướng Claude Auchinleck loại ông khỏi chiến trường. Đây cũng được coi là một cách nhằm tháo gỡ những sức ép từ chính trường. Nhận định về quyết định này, tác giả Barnett cho rằng đó là một sai lầm tai hại. Ông viết: “Không có lý do nào được đưa ra nhằm giảm nhẹ trách nhiệm cho Wavell. Quyết định thay thế Wavell được coi như vật hiến tế che đậy cho những sai lầm của cá nhân Thủ tướng Churchill”.
Gazala Xe tăng Đức tại chiến trường Gazala.
Sau đó, tướng Auchinleck lần đầu bổ nhiệm tướng Alan Cunningham (1/5/1887-30/1/1983) tới làm chỉ huy tại tập đoàn quân số 8 vừa mới thành lập. Trước đó, Cunningham từng thể hiện khá tốt vai trò trong chiến dịch Đông Phi, vì vậy tên tuổi của nhà chỉ huy này được biết đến nhiều hơn O’Connor của chiến dịch Hè năm 1941. Tuy nhiên, quy mô cuộc chiến ở sa mạc miền Đông, sự chuyên nghiệp của quân đoàn Phi châu, những thiết bị hiện đại của Đức và khả năng chỉ huy tài tình của tướng Rommel đã làm cho tướng Cunningham không thể hiện được gì nhiều kể từ sau khi được bổ nhiệm. Căng thẳng, mệt mỏi và mất bình tĩnh, tướng Cunningham đã vội vàng dồn lực cho cuộc tấn công “Crusader” trong nỗ lực lần thứ hai quân Anh tìm cách giành lại thành phố cảng Tobruk. Tuy nhiên, những thất bại trong các cuộc giao tranh với quân của Rommel đã làm cho tướng Cunningham mất chức, buộc tướng Auchinleck phải lên nắm quyền chỉ huy. Nhờ vậy, quân Anh đã kịp giành lại thế trận trước sức áp đảo của quân Đức.
Erwin Rommel 2 Tướng Erwin Rommel cùng các chỉ huy của quân Đức và Italia.
Nhờ những thay đổi ở cấp chỉ huy, quân Đồng minh giành lại lợi thế. Bất chấp những thiệt hại nặng nề, tập đoàn quân số 8 đã đẩy lùi quân Trục về thành phố duyên hải El Agheila. Sau đó, tướng Auchinleck bổ nhiệm tướng Neil Ritchie (29/7/1897-11/12/1983) làm chỉ huy tập đoàn quân số 8. Tuy nhiên, đây lại là một quyết định không mang lại thành công của tướng Auchinleck. Trong bối cảnh mặt trận ở thành phố Agedabia, phía đông bán đảo Cyrenaica, dần ổn định, Rommel quyết định tổ chức phản công, chọc thủng tuyến phòng ngự của quân Anh vào ngày 22/1/1942 và buộc tập đoàn quân số 8 phải lùi về Gazala vào ngày 4/2/1942. Cũng tại đây, bốn tháng sau đó, chiến trận trở nên bế tắc khi hai bên tranh thủ thời gian để chỉnh đốn lại quân ngũ và vũ khí chờ cơ hội tấn công.
Một trận chiến quyết liệt khác đã diễn ra khi tướng Rommel tấn công những vị trí của quân Anh ở Gazala trong giai đoạn từ 28/5 – 13/6/1942. Lần này, quân Anh đã phải rút lui. Một lần nữa, Auchinleck đã phải nắm quyền trực tiếp rồi chỉ huy một trận đánh nhằm trì hoãn đà tiến của đối phương ở thị trấn Mersa Matruh vào ngày 28/9 trước khi buộc phải lùi về Alamein-Alam Halfa. Tuy vậy, Tobruk đã thất thủ khi quân Anh giương cờ trắng vào ngày 21/6/1942.
Alamein – Nơi Auchinleck để lại dấu ấn
Tình hình của quân Anh tại chiến trường sa mạc đã gây ra nhiều trở ngại cho phe Đồng minh. Thị trấn El-Alamein chính là phòng tuyến cuối cùng trước khi quân Trục có thể tiến đến Alexandria, Cairo và kênh đào Suez. Lúc đó, Rommel đang âm mưu tiến hành một cuộc tấn công chiến lược mang tính quyết định. Vì vậy, viên chỉ huy này đã tính dùng những binh sĩ có kinh nghiệm chiến đấu trên sa mạc để tiến hành một cuộc tấn công bất ngờ nhằm vào đoàn quân mà ông cho rằng đang mất tinh thần chiến đấu.
Tuy vậy, với địa hình hiểm trở, cụ thể nhất là vùng hoang mạc Quattara Depression, nơi được đánh giá là cứ điểm chiến lược của thị trấn Alamein và là nơi những phương tiện cơ giới cỡ lớn khó có thể băng qua, quân Anh đã tập trung phòng thủ ở phòng tuyến này. Từ đây, một loạt thị trấn như Miteiriya, Ruweisat và Alam Halfa đã trở thành những cứ điểm “vệ tinh” cho Alamein. Một tuyến phòng ngự kéo từ tây sang đông đã được quân Anh lập ra nhằm bảo vệ trận tuyến cũng như chờ cơ hội tiến hành phản công. Tướng Auchinleck, với sự hỗ trợ của Thiếu tướng Eric “Chinhk” Dorman-Smith, đã nhận thấy điểm đặc biệt ở Alamein, nơi Rommel đã phải dừng bước sau chiến thắng của quân Anh tại trận chiến đầu tiên tại Alamein trong giai đoạn 1-27/7/1942.
Một lần nữa, chiến trận lại trở nên căng thẳng song lần này, tất cả đã nằm trong sự toan tính của quân Anh. Theo đó, Thiếu tướng Dorman-Smoth đã thấy được tầm quan trọng trong việc phải chọc thủng thế trận của quân Italia, buộc tướng Rommel dùng đến những đơn vị tinh nhuệ của quân Đức nhằm hạn chế khoảng trống và tính toán về phương thức phản công. Vào thời điểm này, tướng Rommel không còn nghi ngờ gì về tài chỉ huy của đối phương. Trong bức thư gửi về cho vợ, tác giả Barnett đã viết: “Quân Anh sử dụng chủ yếu là bộ binh để tấn công lần lượt vào các vị trí của quân đội Italia và sau đó, quân Đức quá yếu để có thể tự duy trì thế trận”.
Như vậy, tướng Auchinleck đã chặn đứng được đà tiến của quân đối phương ngay trước cửa ngõ tiến vào Ai Cập. Sau đó, ông đã tính tới việc tăng cường lại sức mạnh để chuẩn bị cho một đợn tấn công. Tướng Dorman-Smith đã viết một báo cáo có tiêu đề “Đánh giá về tình thế ở chiến trường sa mạc phía đông” vào ngày 27/7/1942, trong đó kết luận rằng quân Anh không còn bị đe dọa, song quân đối phương vào thời điểm hiện tại còn quá mạnh để có thể phản công. Vì vậy, kế hoạch dài hạn chỉ ra rằng cần “huấn luyện những sư đoàn mới để tiến hành phản công, có thể là bắt đầu vào cuối tháng 9″.
Tuy nhiên, vào ngày 13/9/1942, trong chuyến thăm cá nhân của Thủ tướng Anh tới chiến trường sa mạc phía đông, tướng Auchinleck đã bị cho thôi chức. Quyết định này được cho là không phải do tình hình trên chiến trường mà là do một cuộc khủng hoảng chính trị liên quan đến Thủ tướng. Năm 1942, quân Anh hứng chịu ba thất bại lớn trên mặt đất. Đó là tại chiến trường Xinhgapo, Miến Điện và Tobruk.
Tại chiến trường Xinhgapo, quân Anh đã thúc thủ sau khi tướng Anh Arthur Percival đầu hàng quân Nhật do tướng Tomoyuki Yamashita chỉ huy. Khoảng 80.000 quân Anh và các nước đồng minh đã trở thành tù binh sau trận chiến, chưa kể 50.000 tù binh khác bị quân Nhật bắt trong trận chiến Malaixia. Với Thủ tướng Winston Churchill, đây là một “thảm họa tồi tệ nhất” và là “cuộc đầu hàng lớn nhất” trong lịch sử nước Anh. Vì vậy, khi 35.000 quân Anh đầu hàng tại Tobruk, đó là lần “bẽ mặt” thứ hai chỉ trong một thời gian ngắn đối với Thủ tướng Churchill. Chưa kể, khi nhận được tin báo từ chiến trường Bắc Phi về, nhà lãnh đạo của Anh đang ở Mỹ để hội đàm về tình hình chiến sự trên thế giới với Tổng thống Roosevelt. Những thất bại nặng nề này đã buộc Thủ tướng Churchill phải đối mặt với cuộc bỏ phiếu tín nhiệm tại Quốc hội. Ngoài ra, năm đó cũng là một năm mất mát của quân Anh khi quân Nhật đã đánh đắm tàu chiến Prince of Wales và chiếc Repulse, chiến dịch tàu ngầm U-boat của Đức đã gây ra nhiều hoang mang cho phía Anh, trong khi những đợt không kích của quân Đức trong chiến dịch “Baedeker Raids” đã gây ra nhiều thương vong cũng như phá nát các di tích cổ tại nhiều thành phố của Anh trong giai đoạn từ tháng 4 tới tháng 6.
Những sức ép từ chính trường trong nước, buộc Thủ tướng Churchill ra quyết định thay tướng Auchinleck bằng tướng Harold Alexander, còn Trung tướng Benard Montgomery đã trở thành chỉ huy của tập đoàn quân số 8. Sau đó, Thủ tướng Churchill đã vượt qua cuộc bỏ phiếu tín nhiệm, với 475 phiếu ủng hộ so với 25 phiếu chống. Đây cũng là thời điểm nhà lãnh đạo của Anh tính đến phương án gỡ lại thể diện. Ông yêu cầu giới tướng lĩnh ở mặt trận Bắc Phi phải đảm bảo rằng thị trấn chiến lược Tobruk sẽ không thất thủ. Song nhìn vào tương quan lực lượng hai bên, Thủ tướng Churchill cũng nhận thấy tài chỉ huy của tướng Rommel và sức mạnh của các loại vũ khí mà quân Đức sử dụng trên chiến trường là những vật cản lớn cho đà tiến công của quân Đồng minh. Trong phiên trả lời chất vấn trước Quốc hội ngày 27/7/1942, Thủ tướng Anh thừa nhận rằng chỉ huy quân đoàn Phi châu của Đức là một “nhân vật khó dò và có tài điều binh khiển tướng”.
Montgomery – “Kẻ bịp bợm” xuất sắc nhất?
Dĩ nhiên, những thất bại cũng giúp người Anh có cơ hội nhìn ra vấn đề. Churchill nhìn vào số lượng và chất lượng của vũ khí mà quân Anh sử dụng. Lý do đơn giản là trước khi những mẫu xe tăng Grant rồi Sherrman của Mỹ được sử dụng, Anh thiếu những mẫu xe tăng có thể đọ được với vũ khí chủ lực của quân Đức, những xe tăng Panzer Mark III và IV.
So với một đội quân sở hữu những chiếc xe tăng có hỏa lực mạnh, các đơn vị quân có khả năng chiến đấu cơ động và ứng biến nhanh với điều kiện thực tế, quân Anh lộ rõ sự yếu thế. Chưa kể, quân Anh thiếu sự phối hợp đồng bộ giữa lực lượng bộ binh và các đơn vị tăng thiết giáp. Theo tác giả Barnett, tướng Auchinleck đã nhận ra vấn đề của quân Anh và cố gắng giải quyết những chênh lệch giữa vũ khí của quân Anh với đối thủ. Ông viết: “Quân đội phải duy trì tính cơ động. Các đơn vị phải gắn kết và hỗ trợ nhau hơn nữa. Auchinleck cho rằng số quân Anh đang đóng ở sa mạc cần phải tập trung vào tính cơ động trong mỗi trận chiến, trong khi giới chỉ huy cần tăng cường khả năng phán đoán và lanh lẹ trong việc đưa ra những quyết định”.
Benard Montgomery 2 Tướng Benard Montgomery.
Những thay đổi trong cách tiếp cận của tướng Auchinleck đã giúp cho tướng Montgomery thừa hưởng được một đội quân thay đổi theo phong cách hiện đại. Và với sức ép từ chính trường trong nước, giới lãnh đạo Anh yêu cầu tướng Montgomery tiến hành một cuộc tấn công nhưng nhân vật này đã từ chối. Khác với lần Auchinleck để mất Tobruk và bị cho thôi chức, Montogomery đã đấu tranh đến cùng để bảo vệ quyết định không vội xua quân tấn công. Đây được đánh giá là dấu ấn đầu tiên của tướng Montgomery khi nắm quyền chỉ huy tập đoàn quân số 8.
Trong cuốn “Memoirs”, tướng Montgomery từng viết: “Tôi quyết định tập trung sức mạnh để giữ Alam Halfa. Nếu giữ được vị trí này, quân của Rommel sẽ không thể vượt qua được quân đội của tôi để tiến về Cairô. Nếu cố tấn công vào vị trí này, Rommel sẽ tự chuốc lấy thất bại”. Thực tế là vậy nhưng trước khi tướng Montgomery cân nhắc đến cứ điểm chiến lược này, tướng Auchinleck và tướng Dorman-Smith cũng từng nhìn ra tầm quan trọng của Alam Halfa và xây dựng một thế trận phòng thủ khá chắn chắn ở nơi đây.
Alamein. Quân Đức đầu hàng trong trận Alamein thứ 2.
“Sau đó, tôi quyết định rằng cánh quân phía nam cần phải cơ động hơn, do vậy sư đoàn thiết giáp số 7 sẽ giữ tiền tuyến và khi đối thủ tấn công, sư đoàn này có nhiệm vụ quấy phá từ phía đông sang phía nam”. Tưởng như đây là một quyết định được Montgomery tự mình nêu ra, song trong cuốn “Appreciation”, Dorman-Smith từng nói: “Tập đoàn quân số 8 có thể đối diện với kẻ địch ở cánh phía nam. Do vậy, chúng ta cần tổ chức một cánh quân có khả năng cơ động, được huấn luyện kỹ để phục vụ công tác phòng thủ, chờ cơ hội phản công”.
Trận chiến Alam Halfa, bắt đầu từ ngày 31/8 đến 3/9/1942, đã diễn ra theo đúng kế hoạch (của tướng Auchinleck). Tướng Rommel đã chỉ huy quân đội tấn công nhằm giành lợi thế trước quân Anh với số lượng thiết giáp được huy động nhằm đánh vào khu vực giữa hoang mạc Quattara Depression và thị trấn Alam Halfa. Tuy nhiên, nỗ lực này của Rommel đã không thành trước tuyến phòng ngự chắc chắn của quân Anh, nhờ những đơn vị quân được bố trí hợp lý và các sư đoàn thiết giáp cơ động. Sau trận chiến Alam Halfa, Thủ tướng Churchill muốn quân Anh tận dụng thời điểm để tiến công phe Trục trước khi quân Mỹ can thiệp. Tuy nhiên, tướng Montgomery vẫn giữ nguyên quan điểm của ông khi muốn mọi thứ phải đảm bảo trước khi tổ chức tấn công. Do vậy, cuộc tấn công đã bị lùi tới cuối tháng 10/1942, thời điểm Tập đoàn quân số 8 đã có được ưu thế về quân số và vũ khí.
Trước khi bước vào trận chiến El-Alamein thứ hai, quân của tướng Montgomery có 220.000 người so với 100.000 quân của tướng Rommel. Quân Anh cũng có 1.100 xe tăng, trong đó có 270 chiếc xe tăng Sherman mới và 219 chiếc xe tăng Grant. Ngoài ra, Tập đoàn quân số 8 còn có 1.000 khẩu súng cỡ vừa, 1.400 khẩu súng chống tăng. Anh cũng nhanh chóng thành lập đơn vị Không quân Sa mạc để giúp quân đội giành ưu thế trên chiến trường. Trận chiến đã kéo dài trong 13 ngày với phần thắng nghiêng về quân Anh. Tuy vậy, những sai sót từ giới chỉ huy của quân Anh được coi là một phần nguyên nhân trong việc để tướng Rommel trốn thoát khi trận chiến kết thúc.
Trong cuốn sách tái bản “Những vị tướng sa mạc”, tác giả Barnett một lần nữa lặp lại và nhấn mạnh vào những gì mà ông từng kết luận trước đó. Ông buộc tội Montgomery đã bóp méo những kế hoạch của các viên tướng tiền nhiệm, giành hết công cho mình trong việc đưa ra kế hoạch ở trận Alam Halfa, chỉ huy không hợp lý trận Alamein và không tuân theo những gì đã nêu ra trong kế hoạch của mình, gây ra thất bại ban đầu ở Alamein bằng việc điều bộ binh và thiết giáp đi qua những khu vực nhỏ hẹp chứa đầy mìn, thất bại trong việc giăng bẫy bắt Rommel ở thị trấn El-Alamein sau khi quân Anh giành lợi thế, chậm chạp và thận trọng không cần thiết khi chỉ huy quân tiến tới Tripôli.
Tác giả Barnett cho rằng, trong trận chiến sa mạc, quân Anh đã được chỉ huy bởi nhiều viên tướng, từ Wavell tới O’Connor, Auchinleck và Dorman-Smith. Tuy nhiên, việc chỉ có tướng Montgomery được nhắc đến như người đã giúp quân Anh giành chiến thắng trong cuộc chiến sa mạc, vốn “che lấp” công lao của những người khác, là một sự bóp méo trắng trợn sự thật và chính Montgomery phải chịu trách nhiệm chính cho sự bóp méo này.


07 tháng 5 2014

Về lá cờ chiến thắng trên nóc hầm Đờ Cát

Báo Lao động từ 2004:

Name:  5119220661_a6c222068f_o.jpg
Views: 1511
Size:  100.7 KB

Name:  dbp 01.jpg
Views: 1888
Size:  63.0 KB

Name:  dbp 02.jpg
Views: 3500
Size:  41.3 KB


Thiếu tướng Lê Mã Lương nói về chuyện tôn trọng lịch sử
07/05/2009 06:51 (GMT + 7)

(TuanVietNam)- Theo thiếu tướng Lê Mã Lương, trong chiến thắng Điện Biên Phủ, chỉ có lá cờ trên đồi Him Lam là lá cờ duy nhất được cắm.
Lá cờ đã thấm máu của chiến đấu viên Nguyễn Hữu Oanh, ngoài ra không còn một lá cờ nào khác.


Lá cờ cắm trên nóc hầm Đờ Cát chỉ là biểu tượng, xuất hiện lần đầu trong bộ phim “Việt Nam trên đường thắng lợi” của nhà quay phim Liên Xô Roman Karmen.

- Chùm bài: Những kỷ vật thời chiến
Những bức thư "đi xuyên" lửa đạn
Những bức ảnh “Chúng tôi tiến vào dinh Độc Lập”

Thiếu tướng Lê Mã Lương, giám đốc Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam, đã bắt đầu câu chuyện với Tuần Việt Nam như thế.

"Những điều chưa chính xác từ trước, chúng tôi đã bằng các phương pháp tiếp cận với nhân chứng, với tài liệu, bằng phương pháp khoa học và thái độ khách quan, trả lại cho lịch sử những điều vốn có của nó.
Chiến thắng Điện Biên Phủ là một chiến thắng vĩ đại, chấn động địa cầu. Việc không có cảnh cắm cờ trên nóc hầm Đờ Cát không hề làm suy giảm một chút nào ý nghĩa lịch sử của chiến thắng này”, Thiếu tướng khẳng định.

Biểu tượng chiến thắng…





Thiếu tướng Lê Mã Lương và lá cờ Quyết chiến quyết thắng

Thiếu tướng Lê Mã Lương kể: Lịch sử ghi nhận rằng, khi bước vào chiến dịch Điện Biên Phủ, đích thân Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trao 5 lá cờ Quyết chiến quyết thắng cho 5 đại đoàn (Đại đoàn công pháo 351, Đại đoàn 304, Đại đoàn 308, Đại đoàn 312, Đại đoàn 316).

Đặc biệt, trong đó có một lá cờ liên quan đến Đại đoàn 312, trung đoàn 209, tiểu đoàn 130, đại đội 366 và tiểu đội Thọc sâu (tiểu đội trưởng Trần Can).
Ngày 10/3/1954 tại Sở chỉ huy Đại đoàn ở km 70 có một cuộc họp gồm chỉ huy và chính ủy các trung đoàn, trong đó có trung đoàn 209 (trung đoàn trưởng là Hoàng Cầm, chính ủy là Trần Quân Lập).
Trong cuộc họp đó, chính ủy Đại đoàn 312 Trần Độ đã trao cho chính ủy trung đoàn 209 Trần Quân Lập lá cờ Quyết chiến quyết thắng. Sau đó, vì lý do một trận đánh có thể cần rất nhiều lá cờ, ông cũng giao cho một nhóm văn công của đại đoàn tìm vải đỏ là lập tức may một lá cờ khác, cũng thêu chữ Quyết chiến quyết thắng để giao cho trung đoàn 209.
Sau khi chính ủy trung đoàn Trần Quân Lập xuống kiểm tra công tác chuẩn bị chiến đấu của đại đội 366, chính ủy đã trực tiếp trao lá cờ này cho tiểu đội Thọc sâu.
Ngày 12/3/1954, thực hiện mệnh lệnh của Bộ chỉ huy chiến dịch, trung đoàn 209 cùng với một trung đoàn bạn và các lực lượng khác có nhiệm vụ tiêu diệt căn cứ Him Lam. Đây là căn cứ tiền tiêu đầu cầu và giữ một vị trí rất quan trọng, bằng mọi giá quân ta phải đột phá căn cứ này để làm bàn đạp tấn công trên các hướng, trong đó có đồi Độc Lập.
Chiều ngày 12/3/1954, các đơn vị bước vào trận địa xuất phát tấn công, triển khai hầm hào công sự chờ lệnh nổ súng xung phong. Đến chiều ngày 13/3, trung đoàn 209 đã tiếp cận vị trí xuất phát tấn công rất thuận lợi, Bộ chỉ huy chiến dịch ra lệnh cho các đơn vị, trong đó có trung đoàn 209 nổ súng.
Và suốt từ 17h5’ đến 22h30’ ngày 13/3, trận đánh đã diễn ra, sau khi được lệnh của tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 130 ra lệnh cho đại đội 366 tổ chức đột phá. Trận đánh kết thúc giòn giã chỉ trong vòng 4 tiếng đồng hồ, quân ta đã làm chủ căn cứ Him Lam.
Tiểu đội trưởng Trần Can tổ chức cho tiểu đội Thọc sâu tấn công các mục tiêu, yểm trợ cho chiến đấu viên Nguyễn Hữu Oanh cầm lá cờ Quyết chiến quyết thắng cắm trên nóc hầm chỉ huy của tên thiếu tá chỉ huy căn cứ Him Lam.

Khoảnh khắc lịch sử




Thiếu tướng Anh hùng Lê Mã Lương kể chuyện(Ảnh: Đinh Phương Linh)

Thiếu tướng Lê Mã Lương khẳng định: “Bằng những tư liệu, gặp gỡ các nhân chứng (trong đó có một nhân chứng rất quan trọng là trung tướng Trần Linh, nguyên là chính trị viên tiểu đoàn đánh đồi Him Lam), chúng tôi đã trả lại đúng lịch sử vốn có của lá cờ.
Trước đây, một số nhân chứng lịch sử, một số tài liệu, cuốn sách đã in nói rằng người cầm cờ là Tiểu đội trưởng Trần Can, nhưng điều đó không chính xác. Tiểu đội trưởng Trần Can chỉ được cầm lá cờ ấy với tư cách là tiểu đội trưởng Thọc sâu, và đã giao lá cờ đó cho chiến đấu viên của mình là Nguyễn Hữu Oanh”.
Theo thiếu tướng Lê Mã Lương, trong chiến thắng Điện Biên Phủ, chỉ có lá cờ trên đồi Him Lam là lá cờ duy nhất được cắm, hiện đang lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử VN. Lá cờ đã thấm máu của chiến đấu viên Nguyễn Hữu Oanh, ngoài ra không còn một lá cờ nào khác.

Ông cũng nói, nhiều tài liệu trước đây đã nhầm lẫn về việc này. (Ngay trong cuốn sách "Những kỷ vật kháng chiến (Sự im lặng lên tiếng)", NXB Công an nhân dân, trang 41, có bài viết "Lá cờ quyết chiến quyết thắng" của Thiếu tướng Lê Mã Lương cũng từng khẳng định tiểu đội trưởng Trần Can là người cắm cờ).

Như vậy, Thiếu tướng Lê Mã Lương nói, lá cờ cắm trên nóc hầm Đờ Cát chỉ là biểu tượng, xuất hiện lần đầu trong bộ phim “Việt Nam trên đường thắng lợi” của nhà quay phim Liên Xô Roman Karmen.
Trong lịch sử, ngày 7/5/1954, đại đội trưởng Tạ Quốc Luật dẫn đầu một lực lượng của đại đội mình, trong đó có chiến sĩ Hoàng Đăng Vinh vào hầm Đờ Cát ra lệnh cho Bộ tham mưu và tướng Đờ Cát ra hàng.
Sau này, khi Karmen dựng lại những hình ảnh đó cho bộ phim, ông đã giao lá cờ Quyết chiến quyết thắng cho một chiến đấu viên của đại đội cầm lá cờ xông lên. Từ đó, trong tâm tưởng của mọi người đều nghĩ rằng có lá cờ cắm trên nóc hầm của tướng Đờ Cát.

“Tất nhiên, suy cho đến cùng, sau một trận đánh, một chiến dịch, hoặc khi chúng ta có cả một chiến thắng vĩ đại, thì máu xương của dân tộc Việt Nam đã đổ, xương đã chất thành núi, máu đã chảy thành sông, đó là chiến công của cả dân tộc. Chiến thắng Điện Biên Phủ là một chiến thắng vĩ đại, chấn động địa cầu.

Việc không có cảnh cắm cờ trên nóc hầm Đờ Cát không hề làm giảm một chút nào ý nghĩa lịch sử vô cùng to lớn của chiến thắng này”.


Thiếu tướng Lê Mã Lương quả quyết: Sau khi Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam ghi nhận chính xác điều đó, chúng tôi đã cất lá cờ tung bay trên nóc hầm Đờ Cát trước đây có trưng bày ở bảo tàng. Đó chỉ là một biểu tượng của chiến thắng. Phải tôn trọng sự thật. Ngay cả khi làm tư vấn lịch sử cho một dự án ở di tích Điện Biên Phủ, tôi cũng góp ý rằng không nên có hình ảnh chiến sĩ ta cắm cờ trên nóc hầm Đờ Cát, vì lịch sử không có chuyện đó”.

Đinh Phương Linh (ghi)

Mọi người hãy chú ý đoạn in đậm,màu đỏ!


Thứ năm, 7/5/2009 | 09:31 GMT+7
Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+ |

Hồi ức người quay phim chiến trường Điện Biên Phủ

"Lòng chảo lúc đó ngổn ngang như nghĩa địa bởi xác người và xe tăng. Những đường hào zíc zắc nhìn từ trên xuống cũng thấy cháy đen thui...", NSND Nguyễn Ngọc Quỳnh, người tham gia quay những thước phim chiến trường Điện Biên Phủ kể với VnExpress.net.
Chiều 5/5, trong căn nhà ở khu tập thể Nghĩa Tân (Cầu Giấy, Hà Nội), NSND Nguyễn Ngọc Quỳnh hồi hộp nhớ lại hình ảnh chiến dịch Điện Biên Phủ cách đây 55 năm. Khi đó, ông mới 22 tuổi, người thấp bé, quần áo bộ đội đều phải cắt xén mới mặc vừa.
Được tham gia lớp quay phim, chụp ảnh chỉ 15 ngày nên mọi kiến thức khác, người nghệ sĩ đều phải học lỏm từ những thợ ảnh ngoài phố. Nhóm quay phim của ông chỉ được cấp phát chiếc Paillard Bolex 16 ly của Thụy Sĩ (loại gia đình có điều kiện kinh tế dùng quay chơi) để tác nghiệp. Phim được cấp it, nhóm quay phim liên tục phải kêu gọi anh em góp tiền mua. Bấm cảnh quay nào đều phải cân nhắc vì sợ lãng phí.
nghe-sy-1-1348814685_480x0.jpg
Nghệ sỹ nhân dân Nguyễn Ngọc Quỳnh kể lại câu chuyện cảm động ghi lại những hình ảnh ở chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ tại nhà riêng. Ảnh: Hà Anh.
Hồi đó, nhóm quay phim chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ chỉ có 4 người gồm: đạo diễn Nguyễn Tiến Lợi - quay chính; Ngọc Quỳnh và Quý Lục - phụ quay và Nguyễn Sinh làm nhiệm vụ vác máy. Đầu năm 1954, những chàng lính trẻ này hành quân theo đại đoàn 308 vượt qua vực sâu, núi cao của đại ngàn Tây Bắc. Qua Lũng Lô, Pha Đin vút thẳng lên cao cuối cùng đoàn làm phim cũng đến được vòng vây của tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ.
Theo ông Quỳnh, khó khăn nhất với nhóm quay phim chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ là làm sao bảo vệ được chiếc máy quay. "Cẩn thận nhất vẫn là anh Quý Lục, dùng gạo rang khô để chống ẩm cho máy. Mỗi khi có bom đạn dội xuống, anh lại giấu máy ôm vào lòng. Cách bảo vệ đó khiến máy quay 16 ly khi kết thúc chiến dịch vẫn không gặp bất cứ sự cố nào", ông Quỳnh hào hứng nói.
Với tốp quay phim ngày đó, hồi hộp nhất vẫn là thời khắc chuẩn bị nổ súng. Tháng 3/1954, bộ đội đánh đồn Him Lam mở màn chiến dịch. Diễn biến trận chiến hầu như trong bóng tối. Ông Quỳnh cho hay, mỗi khi pháo dội cháy sáng ông cùng những đồng nghiệp lại nhanh tay bấm máy, chớp được khoảnh khắc những khẩu pháo 105 ly hay giàn pháo thần kỳ của ta nã vào lòng địch.
Ngồi kể câu chuyện vài chục năm trước, đôi mắt người nghệ sĩ gần 80 tuổi hấp háy niềm vui. Chốc chốc, người bạn đời của ông chạy từ trong nhà ra để được thêm một lần nghe câu chuyện hào hùng mà chồng bà cùng những người đồng đội đã làm được.
Ông Quỳnh bảo, trong những trận đánh ở chiến dịch, kỷ niệm ông nhớ nhất khi đứng quay ở khu đồi phía Đông. Đứng trên các đồn bốt ở đây, ông cùng quay phim Lợi và phụ quay Lục có thể nhìn thấy toàn cảnh lòng chảo Mường Thanh. "Lòng chảo lúc đó ngổn ngang như nghĩa địa bởi xác người và xe tăng. Những đường hào zíc zắc nhìn từ trên xuống cũng thấy cháy đen thui...".
vv
Đoàn quay phim chọn góc quay. Ảnh: Thể thao Văn hóa.
Có kinh nghiệm chiến trường, ông Quỳnh xung phong trinh sát đi tìm các vị trí quay phim thích hợp nhất để tránh bị địch phát hiện. Bom đạn nổ vang trời. NSND Ngọc Quỳnh cùng đồng đội phải leo lên nhiều nóc hầm để lia máy xuống. "Đi đâu, chúng tôi cũng như kiềng 3 chân để truyền hơi ấm và sức mạnh cho nhau. Mỗi khi bấm máy, tôi và Lục luôn đứng bên cạnh động viên để sao anh Lợi có những thước phim giá trị nhất...", ông Quỳnh nói.
Khi quay những cảnh đầu hàng và đồn bốt của địch cháy cảm thấy tự hào và phấn khích bao nhiêu thì gặp anh em đồng đội của mình nằm tử nạn tại chiến trường lại cảm thấy đau xót bấy nhiêu. Ông Quỳnh nấc từng hồi khi kể về những người đồng đội chưa một lần biết tên.
"Dưới chân lô cốt của địch, mấy chiến sỹ của ta bị thương đang quằn quại đau đớn khiến tôi bật khóc. Không biết làm gì để cứu chữa, tôi gọi anh em đồng đội để đưa họ ra tuyến sau để băng bó. Mấy chục năm rồi nhưng mỗi khi nhớ lại hình ảnh đó không sao cầm được nước mắt", ông kể. Trên gương mặt người nghệ sĩ gần qua tuổi 80, những giọt nước mờ đục lăn dài trên gò má nhăn nheo.
Trong một lần đi quay tại chiến hào của địch vừa giành được, một loạt pháo sáng bỗng dội đến khiến ông Quỳnh ngất lịm. Khi tỉnh dậy, toàn thân ê ẩm, miệng đầy đất cát. Phải mất hơn 2 tiếng sau ông cùng đồng đội mới lết ra được ngoài.
nghe-si-1348814685_480x0.jpg
Chàng trai Nguyễn Ngọc Quỳnh đứng phía cuối cùng (áo sẫm màu) cùng đồng đội tại chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ. Ảnh: Nhân vật cung cấp.
Ngày chiến thắng Điện Biên Phủ vang dội khắp năm châu, 50 hộp với hàng nghìn thước phim sống động đã được những nhà quay phim chiến trường ghi lại. Những cuốn phim tư liệu sống này theo chân đạo diễn Tiến Lợi sang Trung Quốc tráng và làm hậu kỳ.
Nửa năm sau, dưới tán rừng Việt Bắc, những thước phim Điện Biên lần đầu được mang ra phục vụ công chúng. 55 năm trôi qua, giờ đây mỗi khi xem lại, ông Quỳnh và những người đồng đội đều nhớ như in những cảnh đó được quay ở thời khắc nào. Những thước phim quý giá ngày đó chứa đầy máu và nước mắt.
"Sung sướng nhất vẫn là quay cảnh chiến sỹ của ta cắm cờ trên nóc hầm của tướng Đờ Cát. Họ hò hét sung sướng, Còn tôi cảm thấy tự hào vì mình là một trong những người ghi lại thời khắc lịch sử đầy ý nghĩa này", ông Quỳnh nói.
Gối đã mỏi, mắt không còn tinh như chàng thanh niên thủa nào nhưng ông vẫn ước ao lại có dịp quay trở lại chiến trường xưa để chứng kiến những thay da đổi thịt nơi đây. "Điện Biên, Điện Biên - hai tiếng thiêng liêng đó lúc nào cũng trong ký ức của tôi", ông cười rạng rỡ.
Hà Anh
 Tem ĐBP phát hành tháng 10-1954 không có cờ trên nóc hầm, mà ở chỗ khác:

Name:  23571991_product.jpg
Views: 1964
Size:  26.3 KB

Không nhớ mạng nào đó có trích dẫn một nhà sử học VN nói: Sau này cũng có một cảnh đã được dựng ở Sơn Tây năm 1968?

Name:  5120230686_14837a227e_o.jpg
Views: 1530
Size:  74.7 KB

Name:  01584569_product.jpg
Views: 1525
Size:  18.7 KB


Ông Karmen quả là dựng phim rất giỏi!  https://www.google.com.vn/search?hl=vi&tbm=vid&q=%C4%91%E1%BA%A1o+di%E1%BB%85n+roman+karmen&spell=1&bav=on.2,or.r_cp.&cad=b&biw=1338&bih=838&dpr=1&ech=1&psi=yzBLVY_cNoTamAWW9ICQBg.1430991183689.3&ei=TzFLVbKxNeXQmwWDxYGwAg&emsg=NCSR&noj=1


Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân được thành lập ngày 22-12-1944 tại khu rừng Trần Hưng Đạo (Nguyên Bình, Cao Bằng).

Trong phim "Việt Nam", Karmen cũng chỉ có thêm mấy tấm ảnh màu:

Name:  1944 03.jpg
Views: 1542
Size:  64.3 KB

Name:  1944 02.jpg
Views: 1517
Size:  68.3 KB

Name:  1944 01.jpg
Views: 1640
Size:  70.6 KB

Mấy tấm hình này quá mờ, khó biết thêm được điều gì. Chỉ có điểm hơi lạ là tât cả mọi người đều giơ tay trái để tuyên thệ?

Trong cuốn hồi ký Ánh sáng đây rồi, tác giả Nông Văn Lạc kể:

Người cao, thấp, khác nhau. Quần áo đủ màu. Súng nhiều loại, có khẩu súng máy nhỏ mới toanh, đồng chí Hoàng Sâm được cầm.

Nghe tiếng hô chào cờ mấy chục cặp mắt nhìn theo lá cờ từ từ kéo lên. Ban tổ chức tuyên bố lý do, giới thiệu đồng chí đại biểu liên tỉnh Cao-Bắc-Lạng, ban khu, ban châu, tổng, xã tiếng vỗ tay lại náo nhiệt. Đồng chí Văn đứng ra tuyên bố và đọc chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của đoàn thể.

Lời thề danh dự của hơn ba mươi đồng chí vang lên khắp khu rừng.


Nguồn: http://www.phunuonline.com.vn/2011/Pages/cuon-hoi-ky-hiem-hoi-ve-ngay-lich-su-22121944.aspx
Name:  1248a%20(3)_jpg.jpg
Views: 2962
Size:  96.2 KB

Nếu căn cứ vào đoạn trên, chắc phải có cột cờ, thì cờ mới được "từ từ kéo lên" chứ!?

Theo thông tin được các nhân chứng kể lại:
Khi làm lễ, lúc đó khoảng 5h chiều, lại ở trong rừng, mùa đông nên trời tối, không nhìn mặt hết tất cả mọi người...

Nguồn: http://giadinh.net.vn/20100901093642386p0c1000/doi-viet-nam-tuyen-truyen-giai-phong-quan-chi-co-34-nguoi.htm
Nếu đúng vậy, thì thật khó chụp ảnh rõ thế này:

Name:  DoivienVNtuyentruyenGPQ.jpg
Views: 1473
Size:  100.7 KB



Về lá cờ chiến thắng trên nóc hầm Đờ Cát (Nguyễn Đoàn - Lao Động)

Về lá cờ chiến thắng trên nóc hầm Đờ Cát

Trận Điện Biên Phủ là một chiến thắng vĩ đại, chấn động địa cầu. Việc không có cảnh cắm cờ trên nóc hầm Đờ Cát không hề giảm một chút nào ý nghĩa lịch sử vô cùng to lớn của chiến thắng này.
Đồng chí Hoàng Đăng Vinh được
Bác Hồ gắn huân chương và huy hiệu
sau chiến dịch Điện Biên Phủ. 
Từ một bài báo...

Tôi đọc tạp chí "Lịch sử quân sự" số 5-2001 trang 19 có bài của đại tá Trần Quang Vĩ, viết: "14 giờ chiều ngày 7.5.1954, Đại đội 360 vượt hàng rào bùng nhùng, bất ngờ tiến công cứ điểm 507. Địch chống cự yếu ớt rồi bỏ súng giơ tay hàng. Không đầy 15 phút, cứ điểm 507 đã bị đánh chiếm. Ngay sau đó, đài quan sát trung đoàn báo cáo phát hiện có cờ trắng cả hai bên sông Nậm Rốm. Thời cơ đã đến, Ban chỉ huy trung đoàn hạ quyết tâm phải thừa thắng xông lên, lệnh cho Tiểu đoàn 130 và 154 vượt qua các cứ điểm 508, 509, cầu Mường Thanh tiến thẳng vào sở chỉ huy của Đờ Cát.

Nhận lệnh của trung đoàn, Đại đội trưởng Tạ Quốc Luật chỉ huy trung đội của Chu Bá Thệ vượt cầu Mường Thanh, mặc cho khẩu đại liên 12 ly 7 của địch đang khạc đạn, tiến thẳng vào hầm Đờ Cát. Lúc đầu có đồng chí Vinh và Nhỏ, sau đồng chí Luật tới thì cả năm người (Luật, Vinh, Nhỏ, Lam, Hiếu) xông vào hầm. Đồng chí Luật nói tiếng Pháp bắt tướng Đờ Cát đầu hàng cùng toàn bộ ban tham mưu của ông ta".

Như vậy không có chuyện cắm cờ trên nóc hầm Đờ Cát như trong phim, ảnh. Sự thực thì khi đó mỗi tiểu đoàn chỉ được phát một lá cờ đỏ sao vàng dưới có thêu chữ "Quyết chiến quyết thắng" và không phải chỉ có Đại đội 360 được giao nhiệm vụ đánh vào sở chỉ huy của địch nên đại đội cũng không có lá cờ nào để cắm trên nóc hầm Đờ Cát lúc đó. Ông Vinh cho biết chưa bao giờ, khi kể chuyện bắt sống Tướng Đờ Cát, lại nói đến việc đã cắm cờ trên nóc hầm chỉ huy. Ông cũng đã báo cáo với Tổng cục Chính trị tháng 5.1984, nói với cán bộ Viện Lịch sử Quân sự VN khi về làm việc năm 1983 và trước Hội nghị các nhà báo họp tại Điện Biên tháng 3.1994 về vấn đề này. Ông nói: Sự việc diễn ra vào lúc 5 giờ chiều, ở miền núi đã hết bóng nắng nên cũng không ai cắm cờ để chụp ảnh. Việc chụp ảnh và quay phim là do nhà điện ảnh Karmen (Liên Xô) phối hợp với điện ảnh ta quay phim. Khi quay, kịch bản có cảnh cắm cờ để làm rõ chủ đề chiến thắng. Ba chiến sĩ được chọn ra để phất cờ và vác súng trên nóc hầm Đờ Cát như lâu nay ta thường thấy trong ảnh không phải là nhóm chiến sĩ của đồng chí Luật mà là các chiến sĩ của Đại đoàn 316 dựng lại giờ phút vinh quang của chiến thắng".

... đến việc cố gắng ghi dấu khoảnh khắc lịch sử
Từ bài báo trên, tôi rất băn khoăn về việc có chuyện cắm cờ trên nóc hầm Đờ Cát hay không? Vì từ năm 1954 đến nay, trong ảnh, tranh, cho đến cả con tem bưu chính và các văn hoá phẩm khác khi nói đến chiến thắng Điện Biên Phủ đều lấy cảnh cắm cờ trên nóc hầm Đờ Cát của Karmen quay làm hình ảnh tiêu biểu. Riêng tem bưu chính phát hành 20 mẫu tem trong 6 đợt về Điện Biên Phủ, thì có đến 9 mẫu tem có vẽ hình ảnh cắm cờ. Để tìm hiểu sâu thêm về vấn đề này, tôi đã đi tìm nhân chứng sống là Tạ Quốc Luật, Đại đội trưởng, Hoàng Đăng Vinh và đồng chí Nhỏ, Đào Văn Hiếu và đồng chí Lam ở Đại đội 360, Tiểu đoàn 130, Trung đoàn 209, Đại đoàn 312 hồi ấy thì được biết nay đồng chí Nhỏ và đồng chí Luật đã mất, đồng chí Lam từ khi vào chiến trường miền Nam không rõ nay ở đâu, chỉ còn xác định được địa chỉ của đồng chí Đào Văn Hiếu ở Ngọc Hưng - Nga Sơn - Thanh Hoá, Hoàng Đăng Vinh nay là Chủ tịch Hội Cựu chiến binh thị xã Bắc Ninh. Tôi đến gặp ông Vinh và được ông Vinh kể lại toàn bộ diễn biến trận đánh và khẳng định: "Không có chuyện cắm cờ trên nóc hầm Đờ Cát vì thứ nhất tiểu đội chúng tôi không mang theo cờ, đại đội của tôi cũng không mang theo cờ, thứ hai là lúc đó đã chiều rồi, cả khu trung tâm đó không có một nhà nào, toàn giao thông hào, tù binh đã được áp giải ra hết và đơn vị chúng tôi cũng rút ra theo".

Như vậy, giờ phút cuối cùng của cuộc chiến này, bộ đội ta chỉ xông vào hầm sở chỉ huy của địch bắt sống Đờ Cát và toàn bộ đội ngũ sĩ quan của ông ra rồi áp giải đi, không có chuyện các chiến sĩ xông lên phất cờ trên nắp hầm Đờ Cát, mà đó là cảnh nhà quay phim Karmen dựng thêm khi quay phim.
Nguyễn Đoàn
Xem thêm:
 
Vào lúc 16h20', ngày 7/5/1954, Đại đội 360 thuộc Tiểu đoàn 130 đã tiến công thẳng
vào hầm ngầm của Thiếu tướng Đờ Cát-xtơ-ri, bắt sống toàn bộ Ban Chỉ huy Tập đoàn cứ điểm của Pháp và phất cao ngọn cờ "Quyết chiến, quyết thắng" trên nóc hầm chỉ huy của Tướng Đờ Cát-xtơ-ri báo hiệu chiến dịch Điện Biên Phủ đã toàn thắng (Ảnh: tư liệu Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam)

30 tháng 4 2014

Triệu người vui, triệu người buồn





Sinh thời, cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt, khi nhắc lại chiến thắng ngày 30-4-1975, đã nói rằng: “Một sự kiện liên quan đến chiến tranh khi nhắc lại, có hàng triệu người vui, mà cũng có hàng triệu người buồn. Đó là vết thương chung của dân tộc, cần được giữ lành thay vì lại tiếp tục làm cho nó thêm rỉ máu”.

Triệu người vui, triệu người buồn

Chủ Nhật, ngày 22/4/2012 - 02:30


Giới ký giả Mỹ không xa lạ với Marissa Roth. Nữ phóng viên chiến trường 55 tuổi này từng lăn lộn ở nhiều cuộc chiến tranh và từng được xướng tên tại lễ trao giải Pullitzer cách đây vừa tròn 20 năm.

Trong dịp đến Việt Nam mới đây, bà đã chia sẻ về những bức ảnh chụp những người phụ nữ bị ảnh hưởng bởi chiến tranh rằng: “Những người phụ nữ có gương mặt khác nhau nhưng nỗi đau trong tim giống nhau. Phụ nữ không tạo ra chiến tranh nhưng họ luôn là những người phải chịu đựng nhiều nhất”. (VietNamNet)
Ở Việt Nam, cuộc chiến tranh thống nhất đất nước đã đi qua 37 năm. Có 75 vạn người mẹ mang nặng một nỗi đau về gần 2 triệu đứa con đã để lại cuộc đời mình ở chiến trường. Những bà mẹ đó được phong anh hùng - một danh hiệu mà họ ước gì không bao giờ phải nhận.
Nhà thơ Nguyễn Duy, trong một tác phẩm của mình, đã viết: Nghĩ cho cùng mọi cuộc chiến tranh/ Phe nào thắng thì nhân dân đều bại!
Những người phụ nữ trong ảnh của Marissa mang những nỗi đau giống nhau trong tim. Những bà mẹ ở hai bên bờ sông Bến Hải cũng vậy.
Sinh thời, cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt, khi nhắc lại chiến thắng ngày 30-4-1975, đã nói rằng: “Một sự kiện liên quan đến chiến tranh khi nhắc lại, có hàng triệu người vui, mà cũng có hàng triệu người buồn. Đó là vết thương chung của dân tộc, cần được giữ lành thay vì lại tiếp tục làm cho nó thêm rỉ máu”.
Hằng năm, chúng ta đều tưng bừng kỷ niệm ngày thống nhất đất nước như một chiến thắng vĩ đại. Cờ, phướn sẽ làm cho phố phường, ngõ xóm trở nên rực rỡ. Và những bài ca chiến thắng sẽ vang lên ở mọi nơi.
Để cho tâm hồn mình bay bổng trong không khí hân hoan đó, thảng hoặc chúng ta quên mất những bà mẹ đang nuốt nước mắt vào trong, những gia đình tang thương vì bom đạn. Chúng ta quên mất những bà mẹ Việt Nam mà lịch sử đã xô đẩy họ đứng ở bên kia chiến tuyến cũng mang những nỗi đau giống như nỗi đau của mọi bà mẹ trên đời.
Nếu như cố Tổng Bí thư Lê Duẩn đã từng nói rằng: “Đây là thắng lợi của cả dân tộc, không phải của riêng ai” thì nỗi đau nào cũng là nỗi đau của cả dân tộc, không thể chỉ là của riêng ai.

Số phận bài báo “triệu người vui, triệu người buồn”…

Thứ Bảy, ngày 22/6/2013 - 07:10

Ông Nguyễn Vĩnh, nguyên Tổng Biên tập báo Quốc Tế (nay là báo Thế Giới và Việt Nam), kể về một câu chuyện trắc trở xung quanh bài phỏng vấn nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt.

Ông Vĩnh kể đó là một trong những bài báo in trên Quốc Tế được xây dựng công phu nhất nhưng cũng lại là bài báo có số phận trải đủ cung bậc thăng trầm...
“Đăng và gỡ”…
. Xây dựng công phu nghĩa là thế nào, thưa ông?
+ Cuối năm 2004, anh em nghiên cứu chính sách đối ngoại bên ngoại giao và báo Quốc Tế được gặp ông Võ Văn Kiệt nhằm trao đổi một số vấn đề đối ngoại. Sau buổi gặp, một phó tổng biên tập được phân công chấp bút, lựa những điều ông Kiệt trăn trở và tâm đắc nhất để soạn lại thành một bài viết dạng phỏng vấn. Hướng nhắm tới là cột mốc quan trọng năm 2005: 30 năm ngày giải phóng miền Nam, rất thích hợp để phát đi một tín hiệu đối ngoại quan trọng từ một nhân vật nguyên là lãnh đạo cấp cao. Bài được gửi xin ý kiến và được nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt đồng ý cho đăng với kế hoạch thời gian sẽ đăng Quốc Tế số tết Ất Dậu 2005.
. Vậy còn thăng trầm?
+ Đó là khi bài đã lên khuôn ở nhà in thì tôi nhận được chỉ đạo qua điện thoại không cho phép đăng bài đó.
. Một bài báo quan trọng như thế thông thường khi chưa lên trang chỉ nhân vật và tòa soạn biết, tại sao lại rò rỉ để đến mức bị chỉ đạo gỡ bài?
+ Đó cũng chính là câu tôi đã hỏi vị lãnh đạo đó. Nhưng ông ấy từ chối trả lời mà chỉ yêu cầu tôi thực hiện không cho bài ấy xuất hiện. Cuối cùng, chúng tôi phải bóc hết một “tay in” là tám trang, rồi thay vào một bài khác.
. Bài bị gỡ thường là “có vấn đề”, lúc đó ông có sợ trách nhiệm cá nhân của mình không?
+ Khi thực hiện bài phỏng vấn đặc biệt này, tôi đều có báo cáo với cơ quan chủ quản của báo là Bộ Ngoại giao. Bài viết hoàn thành, chúng tôi cũng gửi lại cho nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt đọc, sau đó ông có phê vào bản thảo là đồng ý cho đăng.


Nhà báo Nguyễn Vĩnh.
. Phản ứng của nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt khi biết bài không được đăng như thế nào?
+ Ông ấy không hài lòng. Nguyên Thủ tướng còn viết thư riêng gửi cho một lãnh đạo cao cấp yêu cầu giải thích về việc này. Tôi vẫn còn giữ hai lá thư đó, bản gửi cho tôi biết, như một kỷ niệm công việc.
. Nhưng cuối cùng bài báo đó cũng được đăng với tựa đề là “Những đòi hỏi mới của thời cuộc”.
+ Đúng rồi, sau lá thư của ông Võ Văn Kiệt, không rõ từ lý do nào và ra sao mà một thời gian sau ngày bị dừng thì tổng biên tập lại nhận được chỉ đạo phải đăng bài này. Nhưng đúng lúc đó thì nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt lại không đồng ý để bài đó được đăng nữa.
. Báo Quốc Tếđã làm gì để thuyết phục ông Võ Văn Kiệt đồng ý?
+ Việc này vượt ra ngoài tầm của Ban Biên tập. Đích thân đồng chí Nguyễn Phú Bình lúc đó là thứ trưởng Bộ Ngoại giao vất vả lắm mới nhận được cái gật đầu của nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt và bài báo đã được in vào ngày 30-3-2005.
“Triệu người vui, triệu người buồn”
. Dư luận về bài báo đó ra sao, thưa ông?
+ Dư luận rất tốt, rất nhiều báo ở trong nước và ngoài nước in lại hoặc đưa lên mạng bài báo này.
Bài báo hay ở nội dung và tư tưởng. Ngay mở đầu bài viết, nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt tái khẳng định rằng chiến thắng 30-4 là vĩ đại nhưng người Việt Nam cũng “đã phải trả giá cho chiến thắng đó bằng cả nỗi đau và nhiều sự mất mát”. Vì thế một sự kiện liên quan đến chiến tranh khi nhắc lại theo các lối cũ vẫn làm sẽ “có hàng triệu người vui mà cũng có hàng triệu người buồn”. Vết thương chung của dân tộc như vậy cần được giữ lành, “thay vì lại tiếp tục làm cho nó thêm rỉ máu”. Và muốn để mọi người Việt Nam chung tay hàn gắn thì chúng ta, người chiến thắng và đang lãnh đạo đất nước, “phải thực tâm khoan dung và hòa hợp”. Ở một lãnh đạo cấp cao, ý trên thật mới và rất quan trọng cho hòa hợp dân tộc.
. Trong bài trả lời phỏng vấn đó, nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt còn có đánh giá về tướng Dương Văn Minh?
+ Đúng, nguyên Thủ tướng phân tích tướng Minh nhậm chức tổng thống Việt Nam Cộng hòa ngày 28-4-1975 là thời điểm mà “một nhà quân sự như ông có thể đoán được sự thất thủ của Sài Gòn”, rồi Sài Gòn không “tử thủ” như các tướng tá khác muốn, trái lại thành phố giữ được nguyên vẹn do ông Minh chấp nhận đầu hàng. Sự việc được ông Kiệt kể lại: “Tôi và Thành ủy do anh Mai Chí Thọ phụ trách, sáng 30-4, khi nghe ông Minh kêu gọi binh lính buông súng để chờ bàn giao chính quyền cho cách mạng đã thở phào nhẹ nhõm. Phải ở chiến trường và vào đúng giờ phút ấy mới cảm nhận được tầm quan trọng của quyết định này”. Với cách nhìn nhận như vậy, ông Kiệt muốn nêu lên một thực tế, ông nói: “Điều quan trọng tôi muốn nói ở đây là tất cả những ai đã vì lòng yêu nước thương nòi, bằng nhiều con đường khác nhau, từng đóng góp vào cái chung và không đòi hỏi gì cho riêng mình thì đều có quyền tự hào về những đóng góp đó và hãy tiếp tục cống hiến nhiều hơn nữa nhằm xây dựng Tổ quốc Việt Nam chúng ta giàu mạnh, văn minh, dân chủ và hạnh phúc”.
. Việc đánh giá về ông Dương Văn Minh như thế phải chăng cũng là một nguyên do khiến bài phỏng vấn đó bị yêu cầu dừng xuất bản?
+ Nguyên nhân thực sự tôi không rõ. Tuy nhiên, với hai ý lớn như thế, lại xuất hiện ở thời điểm 2005, khi mà trong nội bộ chúng ta còn có nhận thức và đánh giá chênh nhau, thậm chí khác nhau về thực chất của hòa hợp dân tộc và lực lượng thứ ba có liên quan đến tướng Dương Văn Minh, thì việc bài báo bị dừng lại, tôi nghĩ cũng là điều có thể hiểu được.
Ngoại giao văn hóa
. Về hưu nhưng ông dường như vẫn quan tâm đến thời cuộc với nhiều bài viết trên blog cá nhân và Facebook... Ông nghĩ thế nào về ngoại giao của ta trong thời điểm hiện nay?
+ Chúng ta vẫn thường nghe câu “thêm bạn bớt thù” trong quan hệ quốc tế. Như vậy tức là chúng ta vẫn thừa nhận có thù, làm như điều này “không thể hết được”. Nhưng tôi nghĩ không nên tư duy về thù và “sắp xếp” hai khái niệm bạn/thù theo lối cũ, được như thế thì vẫn tốt hơn. Nói cách khác là nên xác định ở thời nay sẽ chẳng có bạn hay thù nào là vĩnh viễn mà chỉ có quyền lợi đất nước và dân tộc là vĩnh viễn và vĩnh cửu.
. Nhưng có lúc đấu tranh để bảo vệ quyền lợi dân tộc, chúng ta phải chạm trán với kẻ thù, thưa ông?
+ Như thế chúng ta mới cần phải có đường lối và chính sách ngoại giao đúng đắn. Cần nhiều cách ứng xử và biện pháp khác nhau vận dụng khôn ngoan. Trong quan hệ là hợp tác cùng có lợi và bình đẳng, là mềm mỏng nhưng cần thì phải đấu tranh khi lợi ích dân tộc bị xâm hại. Trải qua bao chục năm dâu bể, tôi thoáng nghĩ đến phương cách trung lập. Cái thế địa-chính trị của nước ta nó mách bảo điều này. Lãnh đạo cấp cao chúng ta chẳng nói là nước ta không liên minh với nước này chống lại nước kia, cũng không cho ai đặt căn cứ quân sự và nếu phải sắm vũ khí cũng là để phòng thủ… Đây là một chủ đề rất lớn nên chúng mình để lúc khác bàn đến…

Ông Nguyễn Vĩnh tốt nghiệp khoa Ngữ  Văn Trường ĐH Tổng hợp Hà Nội khóa 1963-1967, ra trường ông được nhận vào làm việc như một biên tập viên tập sự tại NXB Ngoại văn. Từ năm 1998 ông được Bộ Ngoại giao bổ nhiệm làm tổng biên tập báo Quốc Tế cho đến năm 2006. Tiếp đó, ông còn là một trong những người gây dựng tuần báo Thời Đại của Liên hiệp Các Tổ chức hữu nghị Việt Nam, là tổng biên tập đầu tiên của tờ báo này đến năm 2008.
HỒ VIẾT THỊNH thực hiện

Nhớ bài báo nổi tiếng của bác Sáu Dân

26/04/2013 - 10:30 (GMT+7)

Bác Sáu Dân - Võ Văn Kiệt để lại cho lớp hậu thế chúng ta nhiều tấm gương soi về cả sự cống hiến và nhân cách con người...

Bác Sáu Dân - Võ Văn Kiệt để lại cho lớp hậu thế chúng ta nhiều tấm gương soi về cả sự cống hiến và nhân cách con người. Trong số đó có cách ông nghĩ và làm được rất nhiều điều có ý nghĩa nhân văn sâu sắc cho sự hòa hợp dân tộc được thể hiện qua bài báo nổi tiếng của ông “Những đòi hỏi mới của thời cuộc”.
Có người hỏi tôi về kỷ niệm trong nghề báo, với tôi đáng nhớ nhất chắc là chuyện đăng một bài báo nổi tiếng của Nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt vào năm 2005 trên Báo Quốc tế khi tôi làm Tổng biên tập. Đây cũng là một trong những bài báo in trên Quốc tế được xây dựng công phu nhất, nhưng cũng là bài báo có đủ cung bậc thăng trầm.
Nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt
Nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt
Xin nói ngay, đây không phải bài ông Võ Văn Kiệt gửi đến để đăng mà là bài có một quá trình xây dựng ít ra là đủ tính cẩn trọng có thể của một tòa soạn, cũng như cái cách tiến hành và con đường dẫn tới in bài này cũng đủ công phu và xen vào biết bao khúc mắc...
Số là nhân chuyến ra Bắc công tác vào cuối năm 2004 của ông Võ Văn Kiệt, anh em nghiên cứu chính sách đối ngoại bên Bộ Ngoại giao và Báo Quốc tế được gặp ông Kiệt nhằm trao đổi một số vấn đề đối ngoại. Lúc đó Quốc tế nghĩ ngay tới một bài báo mang tên ông vì hiểu rằng cơ hội đăng bài của ông Kiệt không dễ với cả báo lớn, chứ báo cỡ “thường thường bậc trung” như tờ Quốc tế thì càng hiếm dịp. Vì thế sau buổi gặp một Phó tổng biên tập được phân công chấp bút, lựa ra nội dung cốt yếu, tức là những điều ông Kiệt trăn trở và tâm đắc nhất, để soạn lại thành một bài viết dạng phỏng vấn. Sau khi hoàn thiện bài thì hướng nhắm tới là cột mốc quan trọng năm 2005, 30 năm ngày Giải phóng miền Nam, rất thích hợp để phát đi một tín hiệu đối ngoại quan trọng từ một nhân vật nguyên là lãnh đạo cấp cao.
Những câu chuyện ông Kiệt chia sẻ với các cán bộ ngoại giao xoay quanh mốc thời gian 30 năm ngày Giải phóng miền Nam, nhìn lại sự kiện lớn lao này theo một cách mới mẻ để thực sự có hòa hợp dân tộc; và từ đó nhận thức được nhiệm vụ và những thách thức của đất nước phải vượt qua trong tình hình mới. Chính từ nội dung này mà khi bài báo lên khuôn đã được đặt một cái tít vừa có sức gợi vừa muốn đạt mức độ ấn tượng nơi bạn đọc: “Những đòi hỏi mới của thời cuộc”. Sau đầu đề bài là lời nhấn của Tòa soạn: “...cựu Thủ tướng - “lão tướng” Võ Văn Kiệt - đã trao đổi với phóng viên Báo Quốc tế về những kỷ niệm ngày tiếp quản Sài Gòn và những bức xúc của điều mà ông cho là chúng ta phải nhanh chân, đừng tự ru ngủ mình...”.
“Điều quan trọng tôi muốn nói ở đây là tất cả những ai đã vì lòng yêu nước, thương nòi, bằng nhiều con đường khác nhau, từng đóng góp vào cái chung và không đòi hỏi gì cho riêng mình thì đều có quyền tự hào về những đóng góp đó và hãy tiếp tục cống hiến nhiều hơn nữa nhằm xây dựng Tổ quốc VN chúng ta giàu mạnh, văn minh, dân chủ và hạnh phúc”.
Võ Văn Kiệt
Ngay mở đầu bài viết, Nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt tái khẳng định, chiến thắng 30/4 là vĩ đại, nhưng người Việt Nam cũng “đã phải trả giá cho chiến thắng đó bằng cả nỗi đau và nhiều sự mất mát”. Từ thực tế lịch sử và chính qua trường hợp gia đình mình, ông Kiệt khái quát người dân miền Nam “rơi vào hoàn  cảnh có người thân vừa ở phía bên này, vừa ở phía bên kia”. Vì thế, một sự kiện liên quan đến chiến tranh khi nhắc lại theo các lối cũ vẫn làm sẽ “có hàng triệu người vui mà cũng có hàng triệu người buồn”. Vết thương chung của dân tộc như vậy cần được giữ lành “thay vì lại tiếp tục làm cho nó thêm rỉ máu”. Và muốn để mọi người Việt Nam chung tay hàn gắn thì chúng ta, người chiến thắng và những người có trách nhiệm lãnh đạo đất nước “phải thực tâm khoan dung và hòa hợp”. Ở một người từng là lãnh đạo cấp cao như ông Kiệt thì ý trên thật mới mẻ và rất quan trọng cho hòa hợp dân tộc.
Cái ý lớn bao trùm về ngày 30/4, về hòa hợp dân tộc ông Kiệt nói trong bài báo là vậy, đương nhiên còn những ý khác cũng rất mới và quan trọng. Như cách đánh giá về tướng Dương Văn Minh. Ông Kiệt nhận xét rằng, tướng Minh nhậm chức Tổng thống Việt Nam Cộng hòa ngày 28/4/1975 là thời điểm mà “một nhà quân sự như ông có thể đoán được sự thất thủ của Sài Gòn”, rồi Sài Gòn không “tử thủ” như các tướng tá khác muốn, trái lại thành phố giữ được nguyên vẹn do ông Minh chấp nhận đầu hàng. Sự việc trên được ông Kiệt kể lại: “Tôi và Thành ủy do anh Mai Chí Thọ phụ trách, sáng 30/4 khi nghe ông Minh kêu gọi binh lính buông súng để chờ bàn giao chính quyền cho Cách mạng, đã thở phào nhẹ nhõm. Phải ở chiến trường và vào đúng giờ phút ấy, mới cảm nhận được tầm quan trọng của quyết định này”.
Ông Kiệt còn phân tích, cái thế thắng của chúng ta trong năm 1975 là không thể cưỡng lại được, tuy nhiên quyết định của tướng Dương Văn Minh không chỉ dựa trên tình hình chiến sự mà còn phản ánh những hành động chính trị trước đó của ông, bởi chính ông đã đảo chính lật chế độ Ngô Đình Diệm và cũng là người sau đó “đã không chịu làm vừa lòng Mỹ, khiến người Mỹ phải bật đèn xanh cho Nguyễn Khánh lật đổ ông”.
Với cách nhìn nhận như vậy, ông Kiệt muốn nêu lên một thực tế, ông nói: “Điều quan trọng tôi muốn nói ở đây là tất cả những ai đã vì lòng yêu nước, thương nòi, bằng nhiều con đường khác nhau, từng đóng góp vào cái chung và không đòi hỏi gì cho riêng mình thì đều có quyền tự hào về những đóng góp đó và hãy tiếp tục cống hiến nhiều hơn nữa nhằm xây dựng Tổ quốc Việt Nam chúng ta giàu mạnh, văn minh, dân chủ và hạnh phúc”.
Bài báo đăng trên tờ Quốc tế ngày 31/3/2005
Bài báo đăng trên tờ Quốc tế ngày 31/3/2005
Một tư tưởng về chiến thắng 30/4 và hòa hợp dân tộc như vậy được nói ra từ thời điểm hơn 8, 9 năm về trước, khi mà trong nội bộ chúng ta còn có nhận thức và đánh giá chênh nhau, thậm chí khác nhau về thực chất của công cuộc hòa giải và hòa hợp dân tộc; đồng thời với cách nhìn nhận về lực lượng thứ 3 và sự đánh giá liên quan đến tướng Dương Văn Minh..., thì việc bài báo của ông Võ Văn Kiệt “gặp sóng gió” là điều có thể hiểu được.
Nói “sóng gió” vì bài phỏng vấn Nguyên Thủ tướng in rồi, nhà in đã đóng quyển, nhưng rồi phải thay bài khác, sau đó đợi dịp thích hợp tới ngày lễ Giải phóng miền Nam 30/4.
Nhưng sự việc đâu dễ dàng. Bởi vì lần này, chính tác giả, ông Võ Văn Kiệt lại yêu cầu Báo Quốc tế không được phép đăng bài ông nữa. Tờ báo đã từng bị mắc kẹt, nay còn bị một cú kẹt lớn hơn!
Rất may là tất cả mọi sự việc tôi đã báo cáo hết và tường tận với Bộ chủ quản ngay từ đầu. Nghĩa là từ lúc Báo Quốc tế đặt vấn đề bài vở với Nguyên Thủ tướng tới nội dung cuộc phỏng vấn được ông thông qua, ký tên Sáu Dân vào một góc bản thảo cuối cùng. Kế đến là lệnh dừng bài rồi lúc này là lệnh sử dụng lại bài này. Tâm điểm và khúc mắc nhất là việc ông Kiệt thông báo cho Báo Quốc tế biết “không được phép in bài của ông nữa”... Vô hình trung đến lúc này, câu chuyện rắc rối khó xử đã vượt ngoài tầm với của một tờ báo.
Sau không biết bao nhiêu hệ lụy, những trao đi đổi lại khá là miên man - nếu có thể nói được như vậy về vụ việc này - giữa các cơ quan liên quan với nhau, lúc căng lúc chùng, có phen gần như thất bại (ông Kiệt mấy tuần lễ liền “kiên trì” giữ ý kiến không đăng bài nữa); rồi câu chuyện cũng đến hồi kết thúc... Bài phỏng vấn thay vì in vào số Tết Ất Dậu 2005 lại chuyển in vào Quốc tế số định kỳ, ra ngày 31/3/2005, đúng một tháng trước sự kiện kỷ niệm 30 năm ngày Giải phóng miền Nam.
Sau khi báo nhà đăng, tôi và đồng nghiệp thở phào như trút đi một cái gánh quá nặng của mọi thứ sức ép! Báo tôi liên tiếp nhận được những lời chúc mừng chia sẻ. Các tờ báo rất có uy tín của đất nước, với số lượng phát hành rất lớn như: Tuổi trẻ, Thanh niên, Lao động..., các tờ báo điện tử VnExpress, Vietnamnet cũng như nhiều cơ quan báo chí khác... đều nhất loạt từ ngày 15/4 trở đi in lại, post lên mạng bài phỏng vấn nổi tiếng và rất có giá trị này của Nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt.
Nguyễn Vĩnh (Nguyên Tổng biên tập Báo Quốc tế)



NGUYÊN THỦ TƯỚNG VÕ VĂN KIỆT
NHỮNG ĐÒI HỎI MỚI CỦA THỜI CUỘC
Tháng Tư sẽ mãi mãi đi vào lịch sử dân tộc là tháng Thống nhất đất nước. Nhân dịp 30 năm ngày đất nước về một dải "từ mũi Cà Mau đến địa đầu Móng Cái", cựu Thủ tướng - "lão tướng" VÕ VĂN KIỆT đã trao đổi với phóng viên Báo Quốc Tế về những kỷ niệm ngày tiếp quản Sài Gòn và những bức xúc trước thời cuộc. Ông cho răng chúng ta phải nhanh chân, đừng tự ru ngủ mình...
Thưa ông, thấm thoắt đã gần 30 năm kể từ ngày tiếp quản Sài Gòn, và ông là một trong số ít các nhà lãnh đạo còn lại từ cuộc kháng chiến đó, ông có suy nghĩ gì về sự kiện này?
Suy nghĩ của tôi chỉ đơn giản là làm sao để không còn những nhà lãnh đạo phải trưởng thành từ chiến tranh như chúng tôi nữa. Chiến tranh đã qua cách đây hàng chục năm. Chúng tôi đã chuyển giao quyền lãnh đạo cho thế hệ kế tiếp. Nói như thế có nghĩa là, tôi mong chiến tranh thực sự phải thuộc về quá khứ. Một quá khứ mà chúng ta mong muốn khép lại.
Thưa ông, "khép lại" là một khái niệm không đơn giản khi làm?
Không gì là không làm được! "Hoà hiếu", "khoan dung" là những truyền thống tốt đẹp của người Việt Nam. Người Việt thường chỉ kháng chiến khi có kẻ thù từ bên ngoài. Sau 30 năm qua, tôi nghĩ mọi người Việt Nam chúng ta, cả đôi bên đều nhận thấy, khi không còn sự can thiệp từ bên ngoài nữa, chúng ta có thể trở về bên nhau, cùng nhau xây dựng. Và Việt Nam sẽ thêm phát triển khi mọi người Việt dù ở đâu cũng đều ở trong một cộng đồng hoà hợp.
Chúng ta đã có nhiều nỗ lực để làm điều đó, thưa ông?
Đôi khi phải nhìn kết quả thay vì nhìn những gì mà chúng ta nghĩ là nỗ lực. Theo cách mà chúng ta đang làm để kỷ niệm những ngày lịch sử hiện nay, tôi e rằng chúng ta lại đang lặp lại những gì mà chúng ta đã làm trước đó. Lịch sử cũng như cuộc sống, cái đúng, cái sai nói một lần người ta hiểu; nói hai ba lần người ta im lặng; nhắc lại quá mức cần thiết thì có thể gây ra sự phản cảm. Trong khi đó theo tôi, chúng ta vẫn còn biết bao nhiêu điều cần nói, biết bao việc cần làm.

“Chúng ta đang nắm quyền lãnh đạo đất nước, muốn để mọi người Việt cùng chung tay hàn gắn, chung tay tạo dựng thì chúng ta phải thực tâm khoan dung và hòa hợp”.
Theo ông bây giờ, việc cần làm tiếp là gì?
Chiến thắng của chúng ta là vĩ đại, nhưng chúng ta cũng đã phải trả giá cho chiến thắng đó bằng cả nỗi đau và nhiều sự mất mát. Lịch sử đã đặt nhiều gia đình người dân miền Nam rơi vào hoàn cảnh có người thân vừa ở phía bên này, vừa ở phía bên kia, ngay cả họ hàng tôi cũng như vậy. Vì thế, một sự kiện liên quan đến chiến tranh khi nhắc lại, có hàng triệu người vui, mà cũng có hàng triệu người buồn. Đó là một vết thương chung của dân tộc cần được giữ lành thay vì lại tiếp tục làm cho nó thêm rỉ máu.
Thưa ông, để lành được vết thương này phải có sự tham gia của mọi người Việt?
Đấy là một vấn đề lớn. Chúng ta đang nắm quyền lãnh đạo đất nước, muốn để mọi người Việt cùng chung tay hàn gắn, chung tay tạo dựng, thì chúng ta phải thực tâm khoan dung và hoà hợp. Sau 30/4, khi đồng chí Lê Duẩn vào Sài Gòn, vừa xuống thang máy bay, đồng chí nắm tay đưa lên cao, giọng đầy cảm xúc, nói: "Đây là thắng lợi của cả dân tộc, không phải của riêng ai". Sau 30 năm, tôi thấy không phải dễ dàng làm cho mọi người Việt Nam cảm nhận được điều đó.
Khó khăn nằm ở chỗ nào thưa ông?
Hồ Chủ tịch từng mong muốn khi chiến tranh chấm dứt, hoà bình lập lại sẽ đi thăm các nước để cảm ơn bè bạn quốc tế. Sau năm 1975, đồng chí Lê Duẩn và đồng chí Phạm Văn Đồng đã thay mặt Bác làm việc này. Đánh giá cao sự giúp đỡ của bạn bè quốc tế và cảm ơn là việc làm phù hợp với đạo lý và truyền thống Việt Nam. Nhưng về đối nội, theo tôi đã đến lúc ta phải nhìn nhận công lao, sự đóng góp to lớn của các tầng lớp người Việt yêu nước từng sống trong lòng chế độ cũ, hiện đang ở trong nước, hay ở bên ngoài. Bản thân tôi, cùng với anh em được giao tiếp quản Sài Gòn năm 1975, một Sài Gòn nguyên vẹn sau một cuộc chiến tranh như vậy, tôi nghĩ, không thể không nói đến vai trò của nội các Dương Văn Minh và các lực lượng chính trị đối lập với Mỹ - Thiệu, có quan hệ với chính phủ Dương Văn Minh lúc bấy giờ.
Ông Minh đã tuyên bố đầu hàng?
Đại tướng Dương Văn Minh nhậm chức ngày 28/4/1975, ngày mà một nhà quân sự như ông có thể đoán được sự thất thủ của Sài Gòn. Nếu ông Minh để cho các tướng dưới quyền ông "tử thủ", chúng ta vẫn chiến thắng, nhưng Sài Gòn khó mà nguyên vẹn, và còn biết bao sinh mạng và tài sản của người dân mình nữa. Tôi và Thành ủy do anh Mai Chí Thọ phụ trách, sáng 30/4, khi nghe ông Minh kêu gọi binh lính buông súng để chờ bàn giao chính quyền cho Cách mạng, đã thở phào nhẹ nhõm. Phải ở chiến trường, và vào đúng giờ phút ấy, mới cảm nhận được tầm quan trọng của quyết định này.
Theo ông, từ đâu ông Minh lại có quyết định như vậy?
Thế thắng của ta trong năm 1975 là không thể cưỡng lại được, tuy nhiên, quyết định của ông Minh không chỉ dựa trên tình hình chiến sự mà còn phản ánh những hành động chính trị trước đó của ông. Ông Minh là vị tướng đã đảo chính lật chế độ Ngô Đình Diệm, ông cũng là người, sau đó đã không chịu làm vừa lòng Mỹ, khiến người Mỹ phải bật đèn xanh cho Nguyễn Khánh lật đổ ông.

Và, "Lực lượng thứ Ba" cũng đóng một vai trò đáng kể, thưa ông?
Sự xuất hiện trở lại trên chính trường của ông Minh chính là kết quả hoạt động tích cực của lực lượng thứ Ba, lực lượng những người đấu tranh với Mỹ - Thiệu ngay trong lòng chế độ Sài Gòn. Điều quan trọng tôi muốn nói ở đây là tất cả những ai đã vì lòng yêu nước, thương nòi, bằng nhiều con đường khác nhau, từng đóng góp vào cái chung, và không đòi hỏi gì cho riêng mình thì đều có quyền tự hào về những đóng góp đó và hãy tiếp tục cống hiến nhiều hơn nữa nhằm xây dựng tổ quốc của mọi người Việt Nam chúng ta trong giàu mạnh, văn minh, dân chủ và hạnh phúc.
Thưa ông, ở thời điểm này nhìn lại, ông có bằng lòng với những gì chúng ta đã làm trong 30 năm qua?
Chúng ta đều có thể vui mừng khi có một Việt Nam thống nhất, quyết tâm vượt qua nghèo đói và quyết tâm hội nhập như ngày hôm nay. Nhưng, nhìn lại quá trình kể từ khi kết thúc chiến tranh thì tôi thấy tiếc. Giá như đổi mới sớm hơn thì chúng ta có thể đã không phải trải qua những năm phải trả giá đắt như giai đoạn 1975-1985.
Bài học về những năm bỏ lỡ cơ hội này là gì, thưa ông?
Phải tiếp tục đổi mới nữa và tránh xa sự tự mãn, tránh xa bệnh say sưa thành tích! Trong những năm qua, chúng ta tiếp tục giữ được sự tăng trưởng khá, đó là một thành tựu lớn. Tuy nhiên, tôi muốn lưu ý rằng, với một nước mà GDP chỉ mới đạt trên dưới 40 tỷ USD như Việt Nam, mức tăng trưởng 6-7% chưa phải là đã đủ để đáp ứng nhu cầu phát triển trong nước và nhu cầu hội nhập. Nếu chúng ta không tự khắc phục được những lực cản, không phát huy được nguồn lực bên trong cũng như bên ngoài, để có được mức tăng trưởng hai con số trong những năm tới, thì khoảng cách của sự tụt hậu so với khu vực, so với thế giới là không thể nào thu hẹp được. Tôi muốn lưu ý rằng, làm được một chiến thắng kỳ vĩ như 30/4/1975 mà say sưa, như tự mãn nguyện thì cũng đã từng phải trả giá. Thế giới đã đi rất xa, chúng ta phải nhanh chân chứ đừng tự ru ngủ mình để rồi sẽ còn bị bỏ xa hơn nữa.

Thưa ông, trong đối ngoại, chúng ta nên tiếp tục như thế nào trong giai đoạn tới?
Những kết quả đối ngoại vừa qua, trong một chừng mực nhất định đúng là đã góp phần mở đường để giải quyết nhiều khó khăn về kinh tế - xã hội. Sau 20 năm đổi mới, chúng ta đã sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của cộng đồng quốc tế. Nhưng nội dung cụ thể của những khẩu hiệu ấy là gì? Và tới đây, với một thế giới đang thay đổi từng ngày như thế này, chúng ta lựa chọn và xây dựng vai trò và vị trí của mình như thế nào là điều hết sức quan trọng. Sau sự kiện ngày 11/9, những biến cố ở Trung Đông, những cải tổ chính trị tích cực từ bên trong của các nước ASEAN như Indonesia, sau sự kiện sóng thần tàn phá ở một số nước Đông Nam Á... Tất cả cho thấy, thế giới ngày nay đã trở nên gần gũi và liên hệ với nhau hơn, thực sự không còn chỗ thành công lớn cho những nỗ lực đơn độc. Vị trí đối ngoại của chúng ta, vì thế, không chỉ tuỳ thuộc vào thế, mà phải tăng tốc thêm lực và khả năng thích ứng với toàn cầu của mình. Ngoại giao tới đây, vì thế, tôi nghĩ phải có vai trò vượt lên phía trước, phải chủ động cảnh báo cho trong nước cả thách thức lẫn cơ hội, kịp thời đáp ứng những đòi hỏi mới của thời cuộc.
Xin cảm ơn ông!
Thạch Anh (thực hiện)
Quốc Tế
Đại đoàn kết dân tộc - cội nguồn sức mạnh của chúng ta
31/08/2005 09:12 GMT+7
TT - Mấy hôm nay, thủ đô Hà Nội đang chuẩn bị lễ kỷ niệm 60 năm Quốc khánh. Đi qua quảng trường Ba Đình lịch sử, tôi thấy anh em đang dựng một khẩu hiệu rất lớn: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công”.
.
Với hơn 60 năm tham gia chiến đấu và xây dựng, tôi không nhìn khẩu hiệu đó như một vật trang trí bằng gỗ, bằng giấy, bằng vải... Tôi bồi hồi xúc động với nhận thức rằng nó là một tư tưởng lớn của Bác, một đạo lý lớn của dân tộc. Từ 60 năm trước nó đã thể hiện ở chính nơi đây, nó vẫn thấm trong tim của Người đã yên nghỉ trong lăng kia.
Nhân những ngày này, ngẫm lại, tôi càng thấy thấm thía tư tưởng lớn đó của Bác: đoàn kết là bản năng của nhiều loài sinh vật (đàn chim, bầy kiến, bầy ong...). Ở loài người, bản năng đó đã phát triển thành một nhu cầu có ý thức. Tùy nơi, tùy lúc, ý thức đó có thể đậm hay nhạt. Mà nghiệm trong lịch sử VN và lịch sử các dân tộc trên thế giới, thấy sự đậm nhạt này có quan hệ mật thiết với sức mạnh của quốc gia, với sự hưng thịnh của các nền văn minh.
Trong tác phẩm Nên học sử ta, viết vào đầu năm 1942, Bác đã viết: “Sử ta dạy cho ta bài học này: lúc nào nhân dân ta đoàn kết muôn người như một thì đất nước ta độc lập tự do. Trái lại, lúc nào nhân dân ta không đoàn kết thì bị nước ngoài xâm lấn. Vậy nay ta phải biết đoàn kết, đoàn kết mau, đoàn kết chắc chắn thêm lên mãi...”.
"Từ khi làm nhiệm vụ quản lý ở địa phương cũng như ở tầm quốc gia, tôi đã có dịp tìm hiểu nhiều nước và tiếp xúc với nhiều chính khách lớn trên thế giới. Qua đó, tôi kiểm nghiệm lại nhiều điều và rút ra một bài học - thời bình cũng không khác trong thời chiến - về một chân lý muôn thuở: Quốc gia nào khắc phục được những mâu thuẫn nội tại để cùng tìm thấy niềm tự hào chung, lợi ích chung thì có thể tạo ra sức mạnh nội lực và do đó càng có uy tín quốc tế. Ngược lại, nơi nào mà dân tộc chia rẽ, đối địch với nhau , thì dù có tài nguyên quốc gia phong phú, có dân số đông đúc, vẫn không tạo ra sức mạnh, vị thế quốc tế do đó cũng không thể vững vàng"
Ngay từ năm 1941, trong bài “Kính cáo đồng bào”, Bác viết: “Hiện thời muốn đánh Pháp, Nhật, ta chỉ cần một điều: toàn dân đoàn kết. Trong lúc này quyền lợi dân tộc giải phóng cao hơn hết thảy. Chúng ta phải đoàn kết lại. Cứu quốc là việc chung. Ai là người VN đều phải kề vai gánh vác một phần trách nhiệm...”.
Cách mạng Tháng Tám là một kết quả rực rỡ của tư tưởng đó.
Không chỉ có sĩ, nông, công, thương, binh, mà cả vua quan triều Nguyễn cũng ngả theo cách mạng. Nhờ đó kẻ xâm lược mất đi chỗ dựa ban đầu. Kẻ thù trong nước bị tê liệt. Còn những người có tâm huyết với nước với dân thì được thu phục và tận tụy đến cùng với cách mạng và kháng chiến.
Đoàn kết đồng thời có nghĩa là phải khoan dung
Đoàn kết đồng thời có nghĩa là phải khoan dung. Chính phủ Hồ Chí Minh chủ trương xóa bỏ mọi hận thù và chia rẽ do chế độ cũ để lại, sẵn sàng thu dụng những người có tài, có năng lực, có tâm huyết, mà không kể đến quá khứ. Bác đã tuyên bố: “Chính phủ không để tâm moi ra những tội cũ để đem ra làm án mới làm gì”.
Ở Bác, đại đoàn kết không chỉ đóng khung trong phạm vi quốc gia, mà được thể hiện cả trên phạm vi quốc tế. Ngay từ trước cách mạng, Bác đã ra sức tìm kiếm những quan hệ với bất cứ nước nào có thể đóng góp cho sự nghiệp giải phóng dân tộc. Trong hoàn cảnh lịch sử lúc đó, tư tưởng này không phải lúc nào cũng đem lại kết quả như ý, nhưng ít nhất thì tấm lòng chân thành của Bác cũng đã có sức mạnh kiềm chế kẻ thù, giảm thiểu được khả năng đối đầu, trì hoãn những xung đột bất lợi, bảo vệ những thành quả đầu tiên của cách mạng...
Đến Đại hội Đảng lần thứ II đầu năm 1951, vấn đề đại đoàn kết được đặt ra và nhìn nhận trong những hoàn cảnh khác. Đã có không ít ý kiến xung quanh vấn đề này. Bác kết luận: “Chính vì Đảng Lao động VN là Đảng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, cho nên nó phải là Đảng của dân tộc VN”. Lời giải thích đó của Bác đã có sức thuyết phục mạnh mẽ trong đại hội Đảng.
Về phần mình, trải qua bao năm tháng suốt từ trước Cách mạng Tháng Tám đến ngày nay, từ những phút gian nguy giữa sống và chết, đến những ngày chia ngọt sẻ bùi từng thắng lợi, tôi đã bao lần được đồng bào che chở cưu mang, đã chứng kiến bao tấm gương hi sinh của những người thuộc mọi tầng lớp và lứa tuổi... Tôi càng thấm thía những bài học lớn đó của Hồ Chí Minh.
Tiếc rằng một số năm sau đó, tư tưởng đại đoàn kết đã bị coi nhẹ, quan điểm giai cấp đã được vận dụng một cách máy móc, một chiều.
Trong các chiến dịch cải cách ruộng đất và cải tạo công thương nghiệp, nhiều nhân sĩ yêu nước, nhiều nhà kinh doanh có công với cách mạng đã không được coi như bạn nữa, gây những tổn thất lớn về chính trị và kinh tế.
Tư tưởng thành phần chủ nghĩa đã dẫn tới hai kết quả: làm mất đi nhiều tài năng của một bộ phận đáng kể trong dân tộc, đồng thời đưa một cách gượng ép những nhân tố tuy rất cơ bản về chính trị nhưng lại không đủ chất lượng trong quản lý và xây dựng.
Bước vào sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ cứu nước, tư tưởng đại đoàn kết của Bác lại một lần nữa bừng lên như một sức mạnh vĩ đại của cả dân tộc. Nhiều thành phần khác nhau trong xã hội miền Nam, kể cả các nhân sĩ, các nhà tư sản, thậm chí cả những sĩ quan cao cấp trong quân đội chính quyền Sài Gòn, cũng đã hình thành nhiều tổ chức, nhiều khuynh hướng khác nhau chống lại chế độ độc tài tay sai của Mỹ (Ngô Đình Diệm, Nguyễn Văn Thiệu). Có một số là thành viên bí mật của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam VN và mặt trận Sài Gòn - Gia định. Do đó, chính quyền tay sai đã bị cô lập càng bị cô lập hơn, đã suy yếu càng suy yếu hơn. Lực lượng cách mạng đã lớn mạnh càng lớn mạnh hơn.
Ngày nay, nước ta không còn những kẻ xâm lược. Nhưng kẻ thù vẫn còn. Một trong những kẻ thù đó là sự nghèo nàn, lạc hậu. Lạc hậu thì sẽ tụt hậu. Tụt hậu thì khó thoát khỏi vòng lệ thuộc. Tất cả những ai có thể góp một phần vào việc chống kẻ thù đó đều nên và có thể có mặt trong hàng ngũ của chúng ta.
Muốn thế, cần ngồi lại với nhau. Bằng thiện chí, bằng tấm lòng chân thật, hãy cùng nhau xem lại một cách sòng phẳng những chỗ hay, chỗ dở, chỗ nào đã khắc phục được rồi, chỗ nào còn phải hoàn thiện tiếp...
Đến nay, 30 năm rồi, những điểm có thể gặp nhau là rất cơ bản, đó là đất nước VN, là dân tộc VN, là phát triển, là phồn vinh, là độc lập, tự do, hạnh phúc.
Những điểm gặp thì đã có. Nhưng người đến gặp thì chúng ta vẫn mong muốn đông hơn nữa, nhiều hơn nữa.
Trong thời gian này tôi có may mắn được sống và chiến đấu cùng đồng bào các giới trong lòng Sài Gòn - Gia Định, sau đó hơn 15 năm tiếp theo tại miền Tây Nam bộ. Sài Gòn là thành phố lớn, có đủ mọi tầng lớp dân cư đô thị khác nhau. Còn Tây Nam bộ suốt kháng chiến chống Pháp và nhiều năm kháng chiến chống Mỹ là một vùng có những nhà địa chủ giàu có nhất nước ta, những nhà trí thức từng du học ở Pháp, những quan chức cao cấp của chính quyền đương thời, những nhà tu hành và tín đồ của nhiều tôn giáo, những người thuộc những dân tộc khác nhau, như Khơme, Chăm, Hoa... Nhưng ở cả hai địa bàn ấy, chúng tôi vẫn tồn tại và hoạt động được là nhờ được sống giữa lòng dân, thuộc đủ các tầng lớp xã hội. Bài học về sức mạnh dân tộc càng thấm sâu trong máu thịt tôi.
Trên lĩnh vực quốc tế, tinh thần đoàn kết cũng đã đạt được nhiều kết quả thật ngoạn mục. Phong trào phản chiến ở Mỹ, ở Pháp và phong trào phản đối chiến tranh xâm lược VN ở nhiều nước trên thế giới, đã làm cho kẻ thù xâm lược VN càng ngày càng bị cô lập. Trong các nước xã hội chủ nghĩa, tư tưởng đoàn kết quốc tế của Bác Hồ đã làm cho những người bạn lớn của chúng ta dù còn mếch lòng với nhau nhưng vẫn luôn luôn nhất trí ủng hộ sự nghiệp kháng chiến của chúng ta.
Sau khi miền Nam được hoàn toàn giải phóng, rất nhiều vận hội đã mở ra cho cả nước:
- Đất nước đã được hòa bình, thống nhất. Giang sơn đã trở về một mối. Lòng người cũng qui về một mối.
- Toàn dân vui mừng được yên ổn làm ăn, kiến tạo lại đất nước, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và phát triển chung của cả dân tộc.
- Một đội ngũ đông đảo công thương gia và trí thức miền Nam, có những khả năng và kinh nghiệm trên nhiều lĩnh vực khác nhau, là một vốn quí, có thể đóng góp vào việc xây dựng một nước VN hòa bình, giàu mạnh.
- Hầu hết quân đội, sĩ quan và những viên chức trong chính quyền cũ cũng đều mong mỏi được sống trong hòa bình, hòa hợp, có cơ hội làm lại một cuộc sống yên ổn.
- Trên bình diện quốc tế, cả những nước đã từng đem quân tham gia vào cuộc chiến ở VN cũng thấy cần xóa đi những ám ảnh của quá khứ và bày tỏ thiện chí với VN. Kể cả trong chính quyền Mỹ cũng thấy có những dấu hiệu muốn sớm đi tới bình thường hóa quan hệ với VN, như một cách để làm dịu vết thương nhức nhối của cuộc chiến...
Rất tiếc là ý thức đoàn kết dân tộc lại một lần nữa bị phần nào xao nhãng bởi bệnh chủ quan và say sưa vì chiến thắng, bởi những cách nhìn hẹp hòi, biệt phái, bởi chuyện phân biệt thắng - thua, bởi những kỳ thị ta - ngụy...
Tiếp đó, cuộc cải tạo công thương nghiệp tư nhân ở miền Nam và việc hợp tác hóa nông nghiệp một cách rập khuôn, mà sau này Đại hội Đảng lần thứ VI đã rút kinh nghiệm, là vừa đụng chạm tới cả những người đã từng có công đóng góp cho cách mạng, vừa triệt tiêu đi một nguồn lực kinh tế rất quan trọng.
Kinh tế khó khăn, đời sống bế tắc, cộng với những phương thức quản lý xã hội quá cứng nhắc và tình trạng kỳ thị thành phần... đã làm cho cả một số người yêu nước, muốn đóng góp cho đất nước cũng đành dứt áo ra đi.
Những tổn thất kể trên ít nhiều đã trực tiếp liên quan đến nhiệm vụ của tôi, một người lãnh đạo thành phố mang tên Bác. Tôi đã chứng kiến nhiều nhà trí thức, nhà công thương trước khi rời quê hương vẫn trăn trở cân nhắc, rồi cũng phải “liều mình nhắm mắt đưa chân”. Mặc dầu trong phạm vi khả năng và quyền hạn của mình, Thành ủy chúng tôi cũng đã chân tình giúp đỡ và động viên nhiều anh chị em, nhưng tôi vẫn thấy lúc bấy giờ Thành ủy vẫn có nhiều bất lực và có phần trách nhiệm về tình hình đó.
Trên bình diện quốc tế, một số chủ trương cứng rắn quá mức cần thiết đã làm cho VN lâm vào tình cảnh thêm thù bớt bạn mà thật ra không phải là hoàn toàn không tránh được.
Kết quả là VN bỏ lỡ rất nhiều vận hội. Tiếp đó là những năm tháng đầy khó khăn, với những khủng hoảng kéo dài. Đó chính là một bài học lớn của lịch sử.
Để ngọn lửa yêu nước và đại đoàn kết dân tộc sáng mãi
Từ ngày Đảng ta có chủ trương đổi mới, tư tưởng hòa hợp dân tộc lại được phục hưng và ứng nghiệm với nhiều kết quả khả quan. Quan điểm kinh tế nhiều thành phần, quan điểm kinh tế mở, tư tưởng VN làm bạn với tất cả các nước trên thế giới, khép lại quá khứ, hướng về tương lai... đã giúp cho nước ta khai thác được cả nội lực và ngoại lực để vượt khỏi khủng hoảng, liên tiếp thu được những thành quả về mọi mặt.
Ngày nay chúng ta đã có một nước VN độc lập, thống nhất và đang trên đường tiến tới thực hiện lý tưởng dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh. Chúng ta đã từng bước nâng cao uy tín quốc tế. Do đó, chúng ta càng có sức cảm hóa nhiều hơn. Những kinh nghiệm quốc tế vừa qua càng chỉ rõ thêm rằng nếu chỉ dùng đối đầu và bạo lực để giải quyết những thù hận thì chỉ đẻ ra thù hận. Nếu dùng cách cảm hóa để giải quyết thù hận thì có thể triệt tiêu được thù hận và tạo ra sức mạnh càng ngày càng dồi dào hơn.
Nếu cứ còn chia rẽ do hận vì bại, kiêu vì thắng, thì có ích gì cho bản thân, cho đất nước, cho hình ảnh VN trên trường quốc tế?
Nhìn ra thế giới, càng nghiệm thấy rằng tài nguyên lớn nhất cho mọi quốc gia chính là tài nguyên con người. Nếu qui tụ được sức người, thì nhiều nguồn lực khác cũng có thể được qui tụ. Con người mà không qui tụ thì mọi nguồn lực khác cũng rơi rụng.
Trong thế giới ngày nay, nguồn lực hàng đầu là trí thức. Nói như thế không có nghĩa là đề cao những con người trí thức cụ thể, mà nói đến một điều kiện không thể thiếu cho sự phát triển: Trong cuộc đua tranh để phát triển, không thể chỉ dựa vào nhiệt tình và ý chí, mà phải dựa vào kiến thức, học vấn, sự nhận thức các qui luật của thiên nhiên và của xã hội. Theo kinh nghiệm lịch sử của thế giới và bản thân nước ta, nhất là qua những kinh nghiệm của Bác Hồ, thấy rằng trí thức tận tụy hay không là tùy thuộc vào chúng ta có tin dùng trí thức hay không, có giao cho họ đảm nhiệm những trọng trách mà họ xứng đáng được đảm nhiệm hay không. Điều đó không tùy thuộc vào bản thân trí thức, mà vào lãnh đạo: có đủ khả năng thu phục nhân tâm và nhân tài hay không. Thu hút được nhân tài cũng là một tài năng
Nhân kỷ niệm 60 năm Cách mạng Tháng Tám, chúng ta hãy cùng nhau nhớ lại không khí hào hùng và sôi nổi của những ngày tháng đó. Ngọn lửa tạo nên không khí đó chính là tinh thần yêu nước và đại đoàn kết dân tộc, mà người thắp nên ngọn lửa đó chính là Bác Hồ. Khi đó, tất cả mọi người VN đều như một. Khi đó, yêu nước là cách tốt nhất để yêu mình.
Để ngọn lửa đó còn sáng mãi, chúng ta hãy cùng ôn lại mấy bài học lớn của Bác:
- Đất nước VN, giang sơn VN cùng mọi thành quả của nền văn hóa VN không phải là của riêng ai, của một giai cấp hay đảng phái nào, mà là tài sản chung của mọi người VN, của cả dân tộc VN.
- Đã thế thì mọi người VN đều có trách nhiệm và có quyền được đóng góp vào việc tô điểm cho giang sơn đó, làm giàu thêm và đẹp thêm cho nền văn hóa đó.
- Lại vì thế nên phải làm sao để cho mọi người VN đều được sống với giang sơn gấm vóc này, được hưởng mọi giá trị vật chất và tinh thần của nền văn hóa này.
Nếu thực hiện tốt những tư tưởng đó, với kỷ niệm 60 năm quốc khánh, tôi hoàn toàn tin tưởng rằng dòng chữ “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết, Thành công, thành công, đại thành công” trên quảng trường Ba Đình sẽ không chỉ là một khẩu hiệu bằng sắt, bằng gỗ, bằng vải màu..., mà sẽ là sức mạnh giúp chúng ta vượt qua bao thách thức trước mắt. Từ tinh thần của Ba Đình ngày ấy, nó sẽ trở lại với dân tộc, nó sẽ đem lại cả sức sống, niềm tin, niềm vui, nghĩa tình và hạnh phúc cho hàng triệu và hàng triệu người VN chúng ta.
Để thật sự đại đoàn kết dân tộc
Người ta thường nói đến đại đoàn kết khi chiến đấu chống xâm lược, khi gặp những khó khăn chống chọi với kẻ thù, ít nói đến đại đoàn kết dân tộc khi hòa bình. Chúng ta hình như chỉ chú trọng đến lịch sử đấu tranh, những vinh quang, anh hùng của chiến đấu chống xâm lược mà ít quan tâm đến lịch sử xây dựng, vinh danh những vĩ nhân xây dựng đất nước.
Nếu chúng ta đã từng coi mất nước là mối nhục, đã đại đoàn kết dân tộc để giành được độc lập cho đất nước thì ngày nay cũng phải làm sao cho mọi người dân ý thức được rằng nghèo nàn, lạc hậu là mối nhục không thể chấp nhận được. Từ đó, chúng ta đại đoàn kết dân tộc để xây dựng đất nước giàu đẹp, văn minh không thua kém các nước trong khu vực cũng như các nước trên thế giới!
Sau 30 năm sống và làm việc kể từ ngày đất nước thống nhất, tôi vô cùng thấm thía khi nghe nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt nói trong bài báo trên rằng đoàn kết có nghĩa là phải khoan dung.
Đọc bài viết của nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt, tôi mong ước con cháu của những người cộng sản cũng như những người đã từng chống cộng sản mãi mãi không còn coi nhau là kẻ thù nữa, mọi người VN chỉ có kẻ thù chung là sự nghèo nàn, lạc hậu của đất nước.
Bài học luôn mới
Đoàn kết là bài học luôn mới trong mọi thời, là kim chỉ nam để hành động và thành công. Trong xu thế mới hiện nay chúng ta mở cửa thu hút đầu tư nước ngoài, đồng thời cũng mở cửa để thu hút chất xám VN ở khắp nơi trên thế giới. Những người trẻ chúng tôi mong muốn Chính phủ tạo ra môi trường thuận lợi với những qui định cụ thể trong việc sử dụng nguồn lực con người. Hiện nay ở nhiều nơi, nhiều cơ quan vẫn còn tình trạng sử dụng lao động “con ông cháu cha”, quen biết.
Vì thế đã bỏ qua rất nhiều người có tâm huyết, có khả năng làm tốt công việc hơn những người quen biết. Những người trẻ sinh sau chiến tranh, tôi nghĩ họ không thể vì chiến tranh, vì những sai lầm của ông, của bố họ trước đây mà bị đẩy ra khỏi “cuộc chạy” đưa đất nước tiến lên. Bài học đoàn kết trong thời đại ngày nay, theo tôi, là bài học không phân biệt đối xử, không kỳ thị, moi móc quá khứ, bài học của lòng bao dung. Có như thế nguồn lực con người trong cuộc chiến chống nghèo nàn, lạc hậu của đất nước mới dồi dào.
Phải biến khẩu hiệu thành hành động!
Nghe nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt nói ông không nhìn khẩu hiệu “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công” như một vật trang trí bằng gỗ, bằng giấy, bằng vải, tôi thấy giật mình!
Lâu nay chúng ta quen sống với khẩu hiệu, phong trào... nên những vấn đề có tính tư tưởng, tính sống còn ngày càng trở nên quen thuộc và đôi khi chúng ta bước qua nó với một cái nhìn... vô cảm. Cuộc sống cứ cuốn chúng ta trôi theo nhịp điệu “cơm áo gạo tiền” hằng ngày, đã làm chúng ta trở nên bàng quan với thực tế, quay lưng với lịch sử!
Những sự kiện được báo chí khơi gợi như những cuốn nhật ký của anh Thạc, chị Trâm... đã đốt cháy lên ngọn lửa khát vọng của tuổi trẻ. Vậy tinh thần đoàn kết dân tộc, qua bài viết của nguyên Thủ tướng, có được khơi dậy? Ông Võ Văn Kiệt bảo đó là cội nguồn của sức mạnh, nhưng với chúng ta đó còn là động lực, là niềm tin, là khát vọng!
Muốn ngọn lửa yêu nước, tinh thần đoàn kết dân tộc rực sáng trong vận hội mới, chúng ta phải hành động bằng những việc làm cụ thể của mỗi cá nhân, của chính sách nhà nước và chiến lược của cả dân tộc!

VÕ VĂN KIỆT


 
Thượng tướng Lê Ngọc Hiền, nguyên Phó Tổng tham mưu trưởng
QĐND Việt Nam, nguyên Tham mưu trưởng chiến dịch Hồ Chí Minh: Những điều
 
Trong những số gần đây, chuyên mục Gặp gỡ- phỏng vấn của Quân đội nhân dân cuối tuần liên tục đăng tải loạt bài phỏng vấn các vị tướng lĩnh đã từng tham gia vào Cuộc tổng tiến công và nổi dậy xuân 1975.  Để khép lại loạt bài này, chúng tôi xin được đăng bài phỏng vấn Thượng tướng Lê Ngọc Hiền-nguyên Phó Tổng tham mưu trưởng QĐND Việt Nam, nguyên Tham mưu trưởng chiến dịch Hồ Chí Minh. Ở vị trí người tham gia hoạch định chiến lược, chiến dịch, Thượng tướng là người nắm rõ về thế cuộc trên chiến trường lúc ấy. Cho đến tận bây giờ, khi đã về nghỉ hưu tại ngôi nhà ấm cúng trong khu tập thể quân đội ở phố Lý Nam Đế, ông vẫn tiếp tục suy tư và đúc rút những bài học quý báu từ mùa Xuân toàn thắng 1975.
 
Tại sao ta vạch ra chiến lược hai năm?
 
PV: Thưa Thượng tướng, từ trước tới nay các tài liệu lịch sử thường nhắc tới kế hoạch chiến lược giải phóng miền Nam trong hai năm (1975-1976), nhưng ít người hiểu từ những thực tế nào mà Bộ Tổng tham mưu lại vạch ra chiến lược trên?
 
Thượng tướng Lê Ngọc Hiền: Đây đúng là một vấn đề lớn, có giá trị nghiên cứu không chỉ trong quá khứ mà còn cả ở hiện tại và tương lai.
 
Sau khi những tên lính chiến đấu cuối cùng của Mỹ rút khỏi miền Nam Việt Nam, tình hình thay đổi có lợi cho ta. Từ chỗ phải đương đầu với hai lực lượng chiến lược Mỹ-chư hầu và quân  nguỵ, nay ta chỉ còn phải đánh với quân đội tay sai. Bộ Tổng tham mưu nhận thấy rằng muốn tiêu diệt và đánh tan rã hoàn toàn đạo quân tay sai với hơn 1 triệu tên này thì ta phải sử dụng đòn tác chiến của chủ lực là chính, tập trung mở các chiến dịch tấn công, kết hợp với nổi dậy của quần chúng. Ta phải phấn đấu nâng mức diệt  gọn các đơn vị tiểu đoàn, trung đoàn (như đã làm được trong các chiến dịch năm 1971, 1972) lên mức tiêu diệt về chiến dịch các đơn vị sư đoàn, quân đoàn, tiến lên tiêu diệt về chiến lược, đánh tan rã hoàn toàn đạo quân tay sai.
 
Tuy trên chiến trường tương quan lực lượng đã thay đổi rõ ràng có lợi cho ta, song quân nguỵ lúc đó vẫn được đánh giá là đạo quân mạnh nhất đối đầu với cách mạng trong khu vực Đông và Đông Nam châu Á. Đó là đội quân binh chủng hợp thành hoàn chỉnh, hiện đại, trang bị vũ khí và phương tiện chiến tranh hoàn toàn do Mỹ cung cấp với quân số hơn một triệu người, trong đó có: 75 vạn quân chính quy, 37 vạn quân địa phương, bảo an, dân vệ, 45 vạn phòng vệ dân sự (trong đó, 23 vạn đã được cấp súng), chưa kể 8 vạn cảnh sát vũ trang. 
 
Căn cứ vào tình hình, khi tính toán thời gian thực hiện nhiệm vụ, tập thể nghiên cứu của Bộ Tổng tham mưu thấy rằng cần thiết phải hai năm lực lượng vũ trang ta mới có thể tiêu diệt và đánh tan rã hoàn toàn quân nguỵ. Lúc bàn kế hoạch, một khó khăn mà ta phải giải quyết là về đạn dược. Để thực hiện được kế hoạch hai năm, cần hàng triệu viên đạn pháo, cối, mà trong kho lúc đó chỉ còn 78 vạn viên. Ta phải khắc phục khó khăn này bằng nhiều cách, trong đó có việc lấy vũ khí của đối phương.
 
Trong khi thảo luận, các đồng chí trong Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ương còn gợi ra phương án có thể thời gian thực hiện nhanh hơn, ngay trong năm 1975, đồng thời cũng tính tới gặp khó khăn, qua năm 1976, sang năm 1977.
 
Việc nhấn mạnh sử dụng đòn tác chiến của chủ lực, không có nghĩa là ta xem nhẹ đòn tác chiến tiến công tổng hợp, tiến công và nổi dậy, đánh địch bằng cả 3 đòn: đòn chủ lực diệt sinh lực địch trên chiến trường miền núi; đòn nông thôn diệt địch, phá bình định, mở rộng vùng giải phóng; đòn thành phố khi ta chuyển sang tổng tiến công nổi dậy, đánh vào các trung tâm đầu não. Trong đó, đòn của chủ lực là đòn quyết định!
 
- Chắc rằng sự tính toán của ta không chỉ dựa vào những yếu tố về quân sự, thưa Thượng tướng?
 
- Đúng vậy. Những người hoạch định chiến lược tính rằng trong kế hoạch hai năm trên, có hai thời cơ chính trị quan trọng mà ta cần triệt để tận dụng. Đó là: cuộc bầu cử tổng thống nguỵ vào cuối năm 1975 và cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ cuối năm 1976. Nếu trong hai thời điểm trên, ta đánh mạnh, thắng lớn thì sẽ tạo ra sức ép buộc Mỹ phải thay đổi chính sách, không thể ngoan cố kéo dài chiến tranh.
 
- Mọi người đều đã biết, chúng ta chỉ mất gần hai tháng để hoàn thành “kế hoạch hai năm”. Tại sao lại có bước “đại nhảy vọt” ấy, thưa Thượng tướng?
 
- Nguyên nhân chủ yếu nằm trong khâu chỉ đạo chiến lược, chỉ huy chiến dịch đã đạt được thành công vượt xa yêu cầu, từ chỗ kế hoạch chỉ đề ra là diệt sư đoàn thì ngay trong chiến dịch đầu tiên là chiến dịch Tây Nguyên ta đã diệt được quân đoàn- quân khu địch. Đây là điều mà chính những người vạch kế hoạch như chúng tôi cũng chưa dự tính được đầy đủ.
 
Vì vậy, chỉ trong gần hai tháng với ba chiến dịch: chiến dịch Tây Nguyên, chiến dịch Huế- Đà Nẵng, chiến dịch Hồ Chí Minh, ta đã tiêu diệt và đánh tan rã toàn bộ quân ngụy mà không cần thời gian hai năm như trong kế hoạch.
 
Cụ thể, chỉ trong hai chiến dịch Tây Nguyên, Huế- Đà Nẵng, ta đã diệt và đánh tan rã quân đoàn 2- quân khu 2 và quân đoàn 1- quân khu 1 ngụy, loại khỏi vòng chiến đấu 35% tổng số binh lực, 40% lực lượng binh chủng của chúng, thu và phá hủy 40% cơ sở vật chất, giải phóng 16 tỉnh với 8 triệu dân. Chiến dịch Hồ Chí Minh của ta đã đánh vào tận hang ổ đầu não của quân ngụy, diệt và đánh tan rã lực lượng chủ yếu quân ngụy gồm quân đòan 3, lực lượng tổng dự bị chiến lược và biệt khu thủ đô. Ta không phải mở chiến dịch lớn để diệt quân đoàn 4 của ngụy ở Đồng bằng sông Cửu Long mà lực lượng tiến công, nổi dậy tại chỗ đã tự giải quyết được.
 
Địch- sai lầm chiến lược, ta-phân tích đúng, chớp nhanh thời cơ, mưu trí, dũng cảm
 
PV:  Có ý kiến cho rằng, nếu ngụy không sai lầm nghiêm trọng về chiến lược khi đã rút toàn bộ quân đoàn 2 khỏi vùng Tây Nguyên thì có thể tình thế không thuận lợi cho ta đến vậy?
 
Thượng tướng Lê Ngọc Hiền: Trong chiến đấu thì thời cơ là vô cùng quan trọng. Thời cơ có thể xuất hiện nhờ những nỗ lực chủ quan của ta. Thời cơ cũng có thể đến do địch mắc phải sai lầm mà ta triệt để khai thác được. Đúng là đối phương đã phạm sai lầm khi rút Quân đoàn 2 ra khỏi Tây Nguyên. Họ tính rằng nếu dồn lực lượng quân đoàn 2 về giữ 3 nơi hiểm yếu là đèo An Khê trên đường 19, đèo Tu Na hoặc Cung Sơn trên đường 7, đèo Phượng Hoàng trên đường 21 thì ta sẽ bị chặn lại, phải tổ chức chiến dịch mới. Khi đó mùa mưa đến, ta sẽ gặp khó khăn, khiến chiến tranh sẽ kéo dài.
 
Điều sai lầm là họ không tính đến tinh thần bạc nhược, kỷ luật kém của binh sĩ. Ý định của họ là chủ động rút quân có tổ chức, có kế hoạch nhưng khi thực hiện lại trở thành một cuộc tháo chạy hỗn loạn.
 
- Và đối phương cũng không tính hết sự nhanh nhạy trong việc nắm bắt thời cơ của ta?
 
- Sau khi ta giải phóng xong thị xã Buôn Ma Thuột, tình hình hết sức khẩn trương. Mặc dù, lúc đó có nhiều nguồn tin cho rằng quân ngụy sẽ tăng viện hòng chiếm lại Buôn Ma Thuột, nhưng bộ phận thông tin lại nhận được những tin tức của chúng hỏi nhau kiểu như: “Có đốt tài liệu không?”, “Xe cộ giải quyết thế nào?”. Từ đó, chúng tôi nhận định rằng quân ngụy sẽ rút lui chiến lược, và điều này ngày càng rõ ra. Ngay tối 16-3, khi không liên lạc được với Bộ chỉ huy chiến dịch Tây Nguyên, anh Văn Tiến Dũng và tôi trực tiếp gọi điện thoại xuống Sư đoàn 320 ra lệnh nhanh chóng chuyển đội hình từ đánh địch tăng viện hòng phản kích chiếm lại Buôn Ma Thuột sang hành quân gấp lên hướng Bắc, tiến công địch trên đường rút lui.
 
Nhưng lúc ấy, sư 320 có khó khăn khi cả 3 trung đoàn đều phân tán cách xa nhau, nhanh nhất chỉ có thể huy động được một tiểu đoàn. Anh Văn Tiến Dũng ra lệnh phải xuất kích ngay. Thực tế, lực lượng đánh địch rút chạy của ta lúc đầu chỉ có một tiểu đoàn 9 thuộc Trung đoàn 64. Lực lượng của trung đoàn 48 và trung đoàn 64 (thuộc Sư 320) đến sau. Một tiểu đoàn chặn cả một quân đoàn- quân khu địch với đầy đủ xe tăng, máy bay, pháo binh...! Đây có lẽ là một điều chưa từng xảy ra trong lịch sử. Tuy lực lượng ít hơn địch nhiều lần nhưng tinh thần chiến đấu quả cảm, kỹ thuật, chiến thuật của ta lại hơn hẳn. Vì thế, chiến sĩ ta đã không hề nao núng, kiên trì cắm chốt, chặn đứng đường rút chạy, chờ lực lượng ta ở phía sau vận động tới tiêu diệt địch.
 
Trước khi ta nổ súng, đài quan sát của ta báo về cho tôi biết: “Đầu đội hình địch đang đi vào Cheo Reo, bảy, tám xe một hàng ngang. Đuôi đội hình  địch thì ở tít tận chân trời phía Plei-cu, không thể trông thấy hết”. Tôi mừng không tả xiết. Vậy là trúng rồi. Đội hình hành quân kéo dài hàng trăm cây số của địch nhất định sẽ bị ta đánh tan tác.
 
Dương Văn Minh chỉ là con bài của Mỹ hòng tranh thủ giải pháp thỏa hiệp
 
PV: Mới đây, có ý kiến cho rằng “Sài Gòn giữ được nguyên vẹn như vậy không thể không nói tới vai trò của Dương Văn Minh và nội các của ông ta”. Thượng tướng đánh giá thế nào về ý kiến này?
 
Thượng tướng Lê Ngọc Hiền: Tôi xin khẳng định Dương Văn Minh chỉ là con bài của Mỹ hòng tranh thủ giải pháp thỏa hiệp. Anh em bộ đội và quần chúng nhân dân rất bất bình với ý kiến này.
 
Sài Gòn giữ được nguyên vẹn hoàn toàn không có một chút gì vai trò của Dương Văn Minh. Ngay trong kế hoạch tác chiến, ta đã xác định rất rõ ràng 6 cụm mục tiêu cho 6 cánh quân (chứ không phải 5 như sách báo vẫn nói), toàn là những cơ quan đầu não của địch: Cụm một là bộ tư lệnh hải quân, cảng hải quân và thương cảng do cánh quân Đông Nam (Quân đoàn 2) đảm nhận. Cụm hai là dinh Độc Lập do cánh quân chính Đông (Quân đoàn 4) đảm nhận. Cụm ba là bộ tổng tham mưu ngụỵ do cánh quân phía Bắc (Quân đoàn 1) đảm nhận. Cụm bốn là căn cứ không quân Tân Sơn Nhất- bộ tư lệnh không quân, bộ tư lệnh quân dù do cánh quân phía Tây Bắc (Quân đoàn 3) đảm nhận. Cụm năm là bộ tư lệnh biệt khu thủ đô do cánh quân Tây Nam (Đoàn 232) đảm nhận. Cụm sáu là tổng nha cảnh sát do hai trung đoàn độc lập số 88 và 24 đảm nhận. Toàn bộ pháo binh của ta sẽ tập trung đánh vào những mục tiêu này, nhằm đánh giập đầu, làm tê liệt hoàn toàn đối phương. Không hề có một quả đạn pháo nào của ta bắn vào khu dân cư. Như vậy, ngay từ đầu ta đã xác định rõ rằng phải cố gắng giữ nguyên vẹn thành phố.
 
Tôi cho rằng ý kiến này có ác ý, coi Dương Văn Minh là “cơ sở” của công tác địch vận, qua đó phủ nhận toàn bộ hy sinh xương máu của đồng bào, đồng chí, đồng đội trong suốt 21 năm kháng chiến chống Mỹ, cứu nước cũng như ngay trong chiến dịch cuối cùng, quyết định là chiến dịch Hồ Chí Minh.
 
Trong chiến dịch cuối cùng này, con số hy sinh và bị thương của bộ đội ta lên tới vài nghìn. Sự thật là đối phương đã ngoan cố chống cự đến những giờ phút cuối cùng. Biết bao chiến sĩ của ta đã ngã xuống ở ngay trên đường phố Sài Gòn. Máu của chiến sĩ ta vẫn đổ khi thắng lợi đã đến rất gần. Đau lòng lắm…(Nói đến đây, ông nghẹn lại, nước mắt trào ra. Chúng tôi lặng im, mắt  cay xè, toàn thân gai lên.)
                                                               *
*        *
 Chiến tranh đã qua 30 năm. Những đồi cây bị bom đạn phá trụi, xám xịt, đã xanh trở lại. Các cao ốc, biệt thự đã dần thay thế những ngôi nhà đổ nát. Một thế hệ sau chiến tranh đã trưởng thành. Khép lại quá khứ, xây dựng tương lai, đoàn kết dân tộc để hàn gắn vết thương chiến tranh là điều mà chúng ta luôn hướng tới. Nhưng như thế không có nghĩa ta lãng quên lịch sử, lãng quên tất cả những gì đã diễn ra, lãng quên những người đã hy sinh xương máu làm nên chiến thắng vĩ đại để có cuộc sống hôm nay.
 
Lịch sử có giá trị khách quan, bền vững, có sự công bằng của nó. Không ai, không thế lực nào có thể xuyên tạc, bóp méo.
 
Hồ Quang Phương (thực hiện)
QĐND Cuối Tuần